Tang Phổ: Người Hồng Kông cần kiên trì đấu tranh, kiên trì mới có hy vọng
- Tuyết Mai
- •
Gần đây ông Tang Phổ (Sangpu) – nhà bình luận chính trị, luật sư và tiến sĩ luật của Hồng Kông – đã nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với Vision Times. Ông chỉ ra trước thủ đoạn đàn áp không ngừng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người Hồng Kông phải tiếp tục đấu tranh chống lại, đó là cách duy nhất để hy vọng. Dưới đây là nội dung chia sẻ của ông liên quan đến tình hình chính trị ở Hồng Kông đang nóng trở lại khi kể từ tháng Tư khi ĐCSTQ đã liên tục đàn áp dân chủ và tự do nơi này.
Tại Tòa án xét xử Tây Cửu Long hôm 18/5, án kiện 15 nhân sĩ dân chủ trong vụ bắt giữ quy mô lớn vào ngày 18/4 đã hoãn ngày xét xử cho đến ngày 15/6. Toàn bộ vụ việc này là do 15 người tham gia cái gọi là “tụ tập chưa được cho phép”, những tội danh này đã vi phạm nhân quyền tự nhiên của người dân Hồng Kông là các quyền tự do cơ bản biểu tình, hội họp, thị uy và ngôn luận. Cả 15 người này đều là những nhân vật kỳ cựu rất được kính trọng của phe Dân chủ, tiêu biểu như Lý Trụ Minh (Martin Lee), Lê Trí Anh (Jimmy Lai), cho đến Ngô Ải Nghĩa (Margaret Ng), Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan), và Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung)… Trong hoàn cảnh như vậy thì người dân Hồng Kông càng phải kiên cường hơn nữa, càng không được phép nản chí nhượng bộ.
Dưới đây xin phân tích qua vài sự kiện:
Trước nhất là sự kiện ngày 18/5 của Ủy ban Nội vụ thuộc Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Chủ trì Ủy ban Nội vụ hôm đó là Quách Vinh Khanh (Dennis Kwok) của Đảng Công dân. Theo quy tắc nghị sự là nên cho mọi người tự do đưa ra hết quan điểm. Ông Quách Vinh Khanh cũng luôn làm theo quy tắc này.
Nhưng hai quan chức của ĐCSTQ là Hạ Bảo Long (Xia Baolong) và Lạc Huệ Ninh (Luo Huining) của Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao và Văn phòng Liên lạc lên án một cách vô lý rằng “hoạt động có mục đích chính trị đối với nền kinh tế và làm tê liệt Hội đồng Lập pháp, là kiểu hành vi gần như Hồng Kông độc lập”. Do đó, ông Quách Vinh Khanh bị lên án vi phạm lời tuyên thệ, khiến vụ việc gây ra một loạt xung đột. Cuối cùng, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Lương Quân Nghiêm (Andrew Leung) đã chỉ định Chủ tịch Ủy ban Tài chính Trần Kiện Ba (Chan Kin-por) chủ trì Hội nghị Ủy ban Nội vụ để thực hiện cái gọi là “bình chọn” Chủ tịch Ủy ban Nội vụ khóa mới, và bà Lý Tuệ Quỳnh (Starry Lee Wai-king) được bầu với 40 phiếu, còn 14 thành viên dân chủ bị ép ra ngoài phạm vi nghị sự.
Việc bà Lý Tuệ Quỳnh được thông qua một cách không thỏa đáng và sự cố Trần Kiện Ba ngày 18/5 cho thấy Ban Thư ký Hội đồng Lập pháp và giới an ninh thân cộng sản Trung Quốc đã đàn áp phe dân chủ. Thứ nhất, tại tầng thứ ba của hội trường thường được dùng để quan sát và ghi lại quá trình hội nghị của Hội đồng Lập pháp, nhưng hôm đó (18/5) Ban thư ký đã cấm hoàn toàn hoạt động ghi hình ở tầng ba, tình hình khiến bà Trần Thục Trang (Tanya Chan) thành viên của Đảng Công dân phải tự ghi hình lại quy trình của Hội đồng Lập pháp. Thứ hai, bên an ninh đã đặc biệt cho Trần Kiện Ba vào địa điểm, ngồi vào ghế chủ tịch trước 45 phút khi hội nghị, sau đó mới cho các nghị sĩ khác được vào. Gần 20 nhân viên an ninh đã vây quanh trước quầy ghế chủ tịch nơi Trần Kiện Ba ngồi để bảo vệ chủ tịch. Trong cuộc xung đột, giới nghị sĩ dân chủ bị trấn áp bằng vũ lực.
Tình cảnh không khác gì cách đối xử tàn bạo của cảnh sát đối với những người biểu tình trong sự kiện chống Dự luật Dẫn độ. Cách đây không lâu xảy ra vụ một nhân sĩ người nước ngoài bị cảnh sát ép đầu gối vào cổ làm mất mạng. Hành vi bạo lực của an ninh Hội đồng Lập pháp tương tự hành vi của cảnh sát Hồng Kông; cũng tương tự Cảnh sát vũ trang, Công an và An ninh quốc gia của ĐCSTQ, đều hành động táng tận lương tâm như vậy.
Trong hoàn cảnh như vậy, người dân Hồng Kông chỉ có thể tiếp tục đấu tranh. Nếu bỏ cuộc, nếu công nhận Lý Tuệ Quỳnh là chủ tịch của Ủy ban Nội vụ thì có thể Luật Quốc ca sẽ thông qua trong lần đọc thứ hai và thứ ba tại phiên họp và đi thẳng vào nghị trường. Luật Quốc ca là một đạo luật độc ác đàn áp tự do tư tưởng và ngôn luận của người dân Hồng Kông, thứ luật tà ác này có thể mở đường trừng phạt và bắt bớ và thậm chí bỏ tù người dân Hồng Kông với lý do “thiếu tôn trọng quốc ca”. Điều này rất khó tin, chưa từng thấy ở nước ngoài, chỉ có Triều Tiên mới có quy định này.
Chính sách này của ĐCSTQ đối với Hồng Kông cho thấy gì? Nghĩa là ĐCSTQ đàn áp trong từng trận địa khác nhau và họ đã phân luồng. Họ chia thành bốn loại, một là phong trào đấu tranh đường phố, hai là vòng tròn kinh tế màu vàng (chống ĐCSTQ), ba là tiếng nói dân chủ trong Hội đồng Lập pháp, bốn là giáo dục. Có thể thấy rằng ĐCSTQ muốn triệt tiêu tận gốc đấu tranh phản kháng của Hồng Kông.
Ngày nay ĐCSTQ đã lộ rõ bộ mặt hung hiểm. Nhưng tại sao đối với Hồng Kông, ĐCSTQ không dám tiến hành chiến dịch bắt giữ luật sư trên diện rộng? Bởi vì họ ngại Mỹ và các nước phương Tây khác. Do đó, Hồng Kông phải “kết nối với các doanh nhân nước ngoài”, là đoàn kết với các nhóm dân sự cũng như chính giới nước ngoài để đấu tranh chống ĐCSTQ, bởi vì Hồng Kông giống như một xã hội tự do, theo đuổi các giá trị phổ quát và các ý tưởng dân chủ. Liên kết với doanh giới (giới kinh doanh) nước ngoài chính là vòng tròn kinh tế màu vàng. Trong mặt trận này, ĐCSTQ tìm cách thâu tóm các công ty Hồng Kông, làm đỏ hóa doanh giới. Giờ đây người dân Hồng Kông nên thiết lập vòng tròn kinh tế màu vàng cho mình và tăng cường sức mạnh màu vàng. Vì đó là giá trị phù hợp với nền kinh tế thị trường mà tất cả chúng ta đều hưởng ứng, chúng ta cần hỗ trợ vòng tròn kinh tế màu vàng thông qua lựa chọn tiêu dùng.
Về giáo dục, môn học lịch sử DSE năm nay có một câu hỏi kiểm tra: “Từ năm 1900 đến năm 1945, Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích hơn là có hại cho Trung Quốc, bạn có đồng ý quan điểm này không?” Đây là một câu hỏi mở, bất kể ưu điểm hay nhược điểm ra sao, chỉ cần liệt kê ra và giải thích rõ ràng.
Tuy nhiên, những con rối của ĐCSTQ như Bộ trưởng Bộ Giáo dục là Dương Nhuận Hùng (Kevin Yeung), cựu Đặc khu Trưởng Lương Chấn Anh, đảng DAB và Liên đoàn Công đoàn đều lên án rằng đề thi làm hại giới trẻ, là thất bại của giáo dục cần phải chỉnh đốn, vì cho rằng việc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc chắc chắn là hành vi tệ hại chứ không mang lại lợi ích gì. Nhưng sự thật lịch sử là vào năm 1905, khi Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh Hội tại Nhật Bản, thời điểm đó những người Đảng Cách mạng của Tôn Trung Sơn đã gây quỹ ở Nhật Bản, nhiều người Trung Quốc đã đến Nhật Bản để học, đã học công nghệ quân sự, còn đại văn hào Lỗ Tấn học văn học ở Nhật Bản.
Tất nhiên đề thi là dạng mở, những vụ việc như Sự kiện Lư Câu Kiều (1937) hay vụ thảm sát Nam Kinh đều là những chuyện tệ hại, học sinh có thể đưa ra những đánh giá của riêng mình. Cho dù đánh giá là gì cũng không ảnh hưởng đến điểm số. Hơn nữa đề thi đã được thông qua bình duyệt của giới chuyên môn và cả cơ quan kiểm tra đánh giá. Đề cũng được Phòng Giáo dục phê chuẩn.
Bây giờ Phòng Giáo dục không công nhận, nói rằng đề thi đã phá hủy tình cảm yêu nước của mọi người, là một hành động tẩy não. Điều này quả là đảo ngược thị phi, đen trắng lẫn lộn! ĐCSTQ đã lên án đề thi, nhưng không quan tâm thảo luận về bối cảnh thực tế của lịch sử mà chỉ mượn cơ hội để chỉnh đốn Phòng kiểm tra và đánh giá.
Sự can thiệp thô bạo của ĐCSTQ vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông được lấy danh nghĩa mỹ miều là “vì an ninh quốc gia”, thực ra là để tẩy não học đường Hồng Kông, để thay thế tài liệu giáo khoa của ĐCSTQ nhồi nhét ý thức yêu nước yêu Đảng. Rõ ràng Hồng Kông đã là một phiên bản “Một chín tám tư” (1984) của nhà văn George Orwell. Tại sao ĐCSTQ phải làm điều này? Bởi vì họ muốn thu phục Hồng Kông.
Có ba lý do: một là để thể hiện cho Mỹ thấy rằng ĐCSTQ có thể tự ý định đoạt Hồng Kông “thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại”, nhưng ĐCSTQ vẫn còn chưa dám mạnh tay; thứ hai là cuộc đấu tranh ở Hồng Kông sẽ đánh thức 1,4 tỷ người dân Trung Quốc Đại Lục, khiến người Đại Lục sẽ dần thấy rằng người Hồng Kông không phải là xã hội đen, mà là những người thực sự theo đuổi dân chủ và tự do. Cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông trong năm qua đã thức tỉnh cộng đồng người Hoa; thứ ba để khuất phục người Hồng Kông, đây là cách tiếp cận nhất quán của ĐCSTQ. Lần này họ không dùng xe tăng mà dùng đạn túi vải, đạn cao su, hơi cay, bình xịt hồ tiêu, đầu gối đè cổ… để giết người, để ép người Hồng Kông nhảy khỏi tòa nhà cao tầng. Nhưng người Hồng Kông không sợ, đặc biệt là giới trẻ Hồng Kông.
Bây giờ người Hồng Kông cần đặc biệt kiên định và đoàn kết với nhau cũng như với thế giới tự do để làm tốt cuộc đấu tranh vì tự do. Người Hồng Kông phải chiến đấu hăng hái! Thành công không phải là chuyện một hay hai năm. Nếu không kiên trì thì hoàn toàn không có hy vọng; chỉ có kiên trì mới có hy vọng.
Trong một diễn biến khác mới đây, vào ngày 17/5, Tân Hoa Xã và CCTV của ĐCSTQ đã phát một chương trình tuyên truyền rầm rộ để kích động tình cảm dân chúng, có thể ví là màn đấu tố đối với người Hồng Kông theo phong cách thời Cách mạng Văn hóa để bôi nhọ người dân Hồng Kông. Tân Hoa Xã dẫn “Báo cáo hỗ trợ cảnh sát” của Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập Hồng Kông (IPCC) để bôi nhọ những người biểu tình là “hung hiểm cực độ”, Tân Hoa Xã cho biết những người biểu tình muốn Hồng Kông độc lập, là cuộc cách mạng màu có tổ chức, thậm chí bịa đặt những người biểu tình sở hữu đạn, bom và các vũ khí khác… để muốn cướp chính quyền.
Điều duy nhất mà Tân Hoa Xã không dám nhắc đến là lý do của cuộc đấu tranh. Lý do là vì Dự luật Dẫn độ tà ác vi phạm nhân quyền, dân chủ và tự do của người dân Hồng Kông. Người Hồng Kông đưa ra năm yêu cầu, những yêu cầu này luôn không thay đổi. Người Hồng Kông không làm loạn mà chính ĐCSTQ là những kẻ làm loạn. Khi người dân Hồng Kông kháng nghị trên quy mô lớn thì các cửa hàng kinh doanh vẫn hoạt động như bình thường, nhưng chỉ khi cảnh sát xuất hiện thì các cửa hàng mới đóng cửa, tất cả đều hoảng loạn, chính bạo lực của hắc cảnh gây ra. Cảnh sát cũng đối xử bạo lực với các phóng viên tiền tuyến và nhân viên cứu thương, xịt hơi cay vào họ và dùng chân đè vào cổ họ. Phóng viên đã làm gì sai để bị đối xử thô bạo như vậy? Đối với sự dũng cảm của một số người trẻ, người Hồng Kông hiểu và cảm thấy đau buồn. Những người biểu tình chỉ sử dụng vũ lực khi thật cần thiết để tự vệ.
Có ba mục tiêu trong tiếp cận tuyên truyền của ĐCSTQ: Mỹ, Hồng Kông và Đại Lục. Người dân Hồng Kông tất nhiên không tiếp thu, còn Mỹ thì cười nhạo. Đối tượng duy nhất tin ĐCSTQ là các em bé ngây thơ trong sáng. Nhưng hy vọng sẽ luôn có người có thể đánh thức các bé.
Hiện tại, có nhiều mặt trận trong cuộc đấu tranh của Hồng Kông như tuyên truyền, kinh tế, lập pháp, giáo dục, ngoại giao… Người Hồng Kông phải chú trọng mọi mặt trận, phải kiên định chờ đợi sự thay đổi. Người dân Hồng Kông không tìm kiếm sự thay đổi từ ĐCSTQ mà là thay đổi của cục diện thế giới chống lại ĐCSTQ sẽ giúp tình hình tốt đẹp cho Hồng Kông.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Hồng Kông biểu tình ở Hồng Kông Dòng sự kiện Dự luật Dẫn độ