Ông Tập Cận Bình làm bước trải thảm cho nhiệm kỳ thứ 3 của mình?
- Trí Đạt
- •
Dự định trong tháng Ba, khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc diễn ra, chính quyền Trung Quốc sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Có phân tích cho rằng, do ông Vương Kỳ Sơn “tái nhậm chức”, nên có lẽ sẽ thông qua sửa đổi Hiến pháp để thay đổi chế độ hạn chế nhiệm kỳ của lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuối tháng 1/2018, ông Vương Kỳ Sơn trúng cử đại biểu tham dự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc tại một khu vực bầu cử ở tỉnh Hồ Nam. Ngày 13/2, chính quyền Bắc Kinh công bố danh sách thăm hỏi năm mới đối với lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nghỉ hưu. Ông Vương Kỳ Sơn đã giải nhiệm chức Thường ủy Bộ Chính trị vẫn chưa được liệt vào danh sách “lão đồng chí”. Do đó, dư luận đều cho rằng, trong thời gian tới ông Vương Kỳ Sơn sẽ nhậm chức Phó chủ tịch nước là điều đã định sẵn.
Ngày 21/2, Nhật báo Đông phương (Hồng Kông) có đăng bài bình luận cho biết, ông Vương Kỳ Sơn 70 tuổi quay trở lại chính trường, ắt phải đưa ra tín hiệu quan trọng thu hút sự chú ý của giới quan sát, đầu tiên là phá vỡ quy định chính trị “7 lên 8 xuống” (67 tuổi được lưu nhiệm, 68 tuổi về hưu) đối với lãnh đạo ĐCSTQ, tương lai, “7 lên 8 xuống” có lẽ chỉ giới hạn trong chức vụ của ĐCSTQ, còn các lãnh đạo khác có thể xác định theo nhu cầu mềm dẻo mà sắp xếp, bao gồm chức vụ trong Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị, thậm chí là Quốc vụ viện.
Bài viết cho rằng, nếu lãnh đạo ĐCSTQ không còn bị hạn chế về tuổi tác, thì điều này có nghĩa là nhiệm kỳ cũng có thể được điều chỉnh, cũng có thể căn cứ vào nhu cầu để kéo dài, do đó tại “lưỡng hội” trong tháng Ba năm nay có thể cùng với ông Vương Kỳ Sơn được bổ nhiệm chức Phó chủ tịch nước, đồng thời trong vấn đề sửa đổi hiến pháp, đối với nhiệm kỳ lãnh đạo của ĐCSTQ cũng sẽ đưa ra sửa đổi tất yếu tương ứng.
Hội nghị toàn thể làn thứ 2 Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 diễn ra vào tháng Một, đã “kiến nghị” Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc sửa đổi hiến pháp, viết “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào trong hiến pháp.
Còn theo thông tin mà chính quyền Trung Quốc tung ra, họ sẽ đẩy mạnh cải cách Thể chế giám sát quốc gia, và thiết lập “Ủy ban Giám sát quốc gia”, đây cũng sẽ là một trong những công việc trọng điểm của sửa đổi hiến pháp.
Liên quan đến sửa đổi nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, cũng là một trong những tin đồn về nội dung sửa đổi hiến pháp. Bình luận viên thời sự Lưu Nhuệ Thiệu từng chia sẻ với Apple Daily (Hồng Kông) hôm 13/1 cho biết, đối với tin đồn sửa đổi hiến pháp, sửa đổi quy định cũ nhiệm kỳ chủ tịch nước không quá 2 khóa, để ông Tập Cận Bình làm bước trải thảm cho nhiệm kỳ thứ 3 của mình, cũng không phải là không có khả năng.
Ông Vương Kỳ Sơn được chú ý, vì sao lại trở lại chính trường với chức vụ như vậy?
Giống như trước Đại hội 19, việc ông Vương Kỳ Sơn có lưu nhiệm hay không trở thành tiêu điểm, trong chủ đề nhân sự tại “lưỡng hội”, ông Vương Kỳ Sơn cũng là người được chú ý nhất.
Theo phân tích của nhiều bên, ứng cử viên cho chức Phó chủ tịch nước thay thế ông Lý Nguyên Triều, chính là cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn – người được nói đến nhiều nhất, hơn nữa, trong tương lai, ông Vương Kỳ Sơn sẽ phụ trách xử lý vấn đề quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ.
Nhà bình luận thời sự Cao Tân gần đây có bài viết đăng trên Đài Á châu Tự do cho rằng, ông Vương Kỳ Sơn còn có khả năng sẽ kiêm chức Chủ tịch (Chủ nhiệm) Ủy ban Giám sát quốc gia. Ngoài ra, cũng có khả năng Ủy ban Giám sát quốc gia sẽ thiết lập “chế độ hai thủ trưởng”, do ông Vương Kỳ Sơn giữ chức Chủ tịch, ông Triệu Lạc Tế kiêm nhiệm Phó chủ tịch thứ nhất.
Nhà bình luận thời sự Trần Phá Không thì cho rằng, trong thể chế Tập – Vương 5 năm qua, có thể hy vọng trong lĩnh vực ngoại giao ông Vương sẽ được tiếp tục ở lại chính đàn. Nếu ông Vương kiêm nhiệm chức Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia, thì quyền cao chức trọng của ông vẫn như 5 năm qua. Nhưng nói một cách tương đối, cơ hội ông Vương kiêm chức Chủ nhiệm ủy ban này là không lớn.
Đối với việc vì sao ông Vương Kỳ Sơn lại “tái nhậm chức”, nhận định thông thường đều cho rằng là vì ông Tập Cận Bình cần ông Vương để phát huy sở trường, điều phối xử lý quan hệ Trung – Mỹ. Bởi đây là một phần trong vấn đề hóc búa nhất của chính quyền đương nhiệm hiện nay. Tuy nhiên, cũng có nhà quan sát nhìn nhận từ góc độ cần thiết trong cuộc đấu quyền lực tại Trung Nam Hải.
> Ông Tập Cận Bình bị ám sát 10 lần trong 5 năm qua
>> “Nước cờ sinh tử” trong 5 năm giữa ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và phe phái ông Giang Trạch Dân
Bình luận viên Lương Kinh của Đài Á châu Tự do chỉ ra, “ vấn đề vì sao ông Tập Cận Bình không dứt khoát phá vỡ quy tắc “7 lên 8 xuống” để cho ông Vương Kỳ Sơn được lưu nhiệm, mà để cho ông Vương lấy thân phận là Phó chủ tịch nước để lưu lại trong tầng hạt nhân quyền lực? Nhìn nhận của tôi là, phá vỡ quy tắc “7 lên 8 xuống” sẽ dẫn đến lo lắng về an toàn của rất nhiều Thường ủy đã giải nhiệm, bởi vì thế mà gặp phải trở lực rất lớn. Nhưng ông Tập Cận Bình vẫn phải dựa vào ông Vương Kỳ Sơn để trấn nhiếp lực lượng phản đối đang ẩn nấp, đồng thời còn muốn dùng ông Vương để ứng phó với khả năng xảy ra khủng hoảng trong quan hệ Trung – Mỹ”.
Ông Trần Phá Không nhận định, trước Đại hội 19, có một khả năng, ông Tập Cận Bình cùng các nhân vật chính trị lớn tuổi và các phe phái đã nhất trí: Đại hội 19 chỉ xác định người lãnh đạo quốc gia cấp chính, sau Đại hội 19 mới xác định lãnh đạo cấp phó. Và thế là, ông Vương Kỳ Sơn tạm thời rút lui tại Đại hội 19. Nhưng cục diện mới sau Đại hội 19 có thay đổi, ông Tập Cận Bình đã nắm quyền lớn trong tay, có được đại đa số người giơ tay ủng hộ trong các Ủy viên Trung ương và Bộ Chính trị. Do đó, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 2, khóa 19, ông Vương Kỳ Sơn được xác định sẽ giữ chức Phó chủ tịch nước. Nếu là như vậy, một lần nữa cho thấy, luận về đấu tranh quyền lực, thì vẫn là phe Tập – Vương đi nước cờ cao tay hơn.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Vương Kỳ Sơn