Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi, và chủ sở hữu của những tòa nhà xây dựng dang dở đang lần lượt bảo vệ quyền lợi của mình. Theo thông tin chia sẻ trên mạng, hôm 18/11, các chủ sở hữu nhà của Cộng đồng Số 1 Tô Hà Loan (Suhewan) ở quận Tĩnh An, Tp. Thượng Hải, đã xuống đường để bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn 100 chủ sở hữu tham gia biểu tình đều là những người giàu có, cảnh sát đã trực tiếp bắt người trên đường. Cư dân mạng than thở: “Trong mắt ĐCSTQ, dù bạn có bao nhiêu tiền thì cũng chỉ là rau hẹ (chờ bị thu hoạch)!”

Thuong Hai
Hơn 100 người giàu có ở Thượng Hải đã xuống đường biểu tình bảo vệ quyền lợi của mình do quá hạn bàn giao nhà, nhiều người trong số họ đã bị bắt. (Ảnh chụp màn hình)

Cộng đồng Số 1 Tô Hà Loan ở Thượng Hải, một khu bất động sản sang trọng trị giá hơn 120.000 nhân dân tệ/m2, hiện cũng rơi vào tình trạng xây dựng dở dang. Theo đoạn video được nhiều cư dân mạng trên X chuyển tiếp, hơn 100 chủ sở hữu là những người giàu có đã xuống đường để bảo vệ quyền lợi của mình. Họ cũng bị “cảnh sát đánh đập và bắt giữ” như những người biểu tình bình dân khác.

Hôm 14/11, họ đã đưa ra thông báo buộc phải tạm dừng khoản vay. Thông báo nêu rõ Cộng đồng Số 1 Tô Hà Loan, quận Tĩnh An, Thượng Hải, là một dự án mang tính bước ngoặt tại khu vực Tô Hà Loan của Thượng Hải, và là dự án cải tạo lớn nhất ở trung tâm thành phố. Ra mắt vào tháng 11/2021, hơn 300 căn đã được bán với giá trung bình 128.800 nhân dân tệ mỗi mét vuông (tương đương hơn 451 triệu đồng mỗi mét vuông), với doanh thu gần 10 tỷ nhân dân tệ.

Bất động sản này được phát triển bởi Hopson Development và công ty chị em của nó là Guangdong Pearl River Investment. Theo hợp đồng, nhà sẽ được bàn giao vào ngày 30/6/2024, nhưng vào tháng 5 năm nay Hopson đã gia hạn đến ngày 24/9 do dịch bệnh, và sau đó được gia hạn đến ngày 30/11 do dây chuyền tài chính của dự án bị đứt đoạn, mới đây lại bị hoãn lại do tranh chấp kinh tế với bên thi công.

p3563551a163254892
Vào ngày 14/11, tất cả các chủ sở hữu nhà ở Số 1 Tô Hà Loan ở Thượng Hải đã đưa ra thông báo buộc phải tạm dừng khoản vay.  (Ảnh chụp màn hình)

Theo đoạn video, một lượng lớn chủ sở hữu nhà đã tụ tập trên đường, nhiều cảnh sát có mặt tại hiện trường để giữ ổn định. Một người phụ nữ đeo khẩu trang đang ngồi trên đường, bên cạnh là 2 cảnh sát túm lấy tay cô và cưỡng chế kéo cô đứng dậy. Người phụ nữ không ngừng khóc. Còn có một người phụ nữ khác, 5, 6 cảnh sát túm lấy tay chân và nhấc cô lên, người phụ nữ này vừa khóc vừa dùng hết sức đá khiến các cảnh sát tay chân loạng choạng.

Một người đàn ông có mặt tại hiện trường trong một video khác cho biết, “100 người giàu có đang nộp đơn xin trả nhà” ở Thượng Hải. Khi đó, họ mua đều là 120.000 đến 130.000 nhân dân tệ mỗi mét vuông, nhưng quá hạn bàn giao đến 6 tháng mà vẫn trì hoãn. Mỗi căn nhà có giá từ 20 đến 30 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 70 đến 105 tỷ đồng), và “mỗi chủ sở hữu ít nhất phải có 100 triệu nhân dân tệ.” Hiện giờ gây náo động thế này thực sự có chút khó coi, không ngờ rằng chuyện như vậy lại xảy ra ở Thượng Hải.

Chuyện này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong cư dân mạng Trung Quốc.

Cư dân mạng “Cui Shaohua” viết: “Ban đầu, họ là những người coi thường những người khiếu nại bảo vệ quyền lợi nhất. Tôi đã gặp họ nhiều lần ở Bắc Kinh, họ coi thường hình thức biểu tình kháng nghị, khi đó giống như gai chưa đâm vào bàn chân của họ, và hãy xem, bây giờ cuối cùng thì đã đâm vào rồi…” 

Cư dân mạng “Zai He” viết: “Có nhiều tiền như vậy thì việc di cư sang Úc, New Zealand, Mỹ hay Canada là cũng dư rồi. Kết cục hôm nay của họ thì không thể trách người khác được, chỉ có thể nói rằng những người này đã quen sống một cuộc sống yên bình, trước sau vẫn luôn ôm ảo tưởng đối với ĐCSTQ, chưa từng bị trúng nắm đấm sắt của chủ nghĩa cộng sản. Cuộc đời của con người đều là đang trả giá cho nhận thức của mình, cho nên hãy từ từ chấp nhận đi!”

“Hu Feng” viết: “Ai trong số những người có thể kiếm được 100 triệu nhân dân tệ ở Trung Quốc mà không nhận được lợi ích vô hạn từ ĐCSTQ? Một đất nước có sở hữu công đã trở thành sở hữu tư nhân của kẻ có quyền lực chỉ trong vòng 20 năm. Kết quả của quan – thương cấu kết là bây giờ bảo vệ quyền lợi chẳng qua là chó cắn nhau thôi. Đối với tình huống này, quan sát chính là một loại giác ngộ. Những người lên tiếng cho họ, xin hỏi có ai có tài sản trị giá hơn 100 triệu tệ.” 

Có cư dân mạng bình luận: 

“Đúng là thiên hạ của nhà quan, các vị có tiền thì chẳng qua cũng chỉ là con dê chờ bị làm thịt mà thôi!”

“Đang ứng nghiệm câu nói ‘Cuối cùng không có một ai lên tiếng cho tôi’, bởi vì hầu như tất cả những người lên tiếng thay tôi đã bị bắt.”

“Những kẻ có tiền nhưng không có quyền lực, chỉ là những cây rau hẹ tốt chờ để bị thu hoạch! Là nhóm người mục tiêu mà ĐCSTQ hiện muốn thu hoạch.”

“ĐCSTQ đã bắt đầu cướp tiền và tài sản của người dân.”

Xã hội Trung Quốc từ lâu đã tràn ngập sự bất bình của công chúng trước sự cai trị chuyên chế của ĐCSTQ. Hiện nay, các cuộc biểu tình tập thể ngày càng gia tăng, và ngày càng có nhiều cuộc biểu tình của các chủ sở hữu bất động sản.

Theo thống kê gần đây của cư dân mạng nước ngoài, chỉ riêng trong tháng 10 năm nay, đã có ít nhất 237 cuộc biểu tình tập thể của người dân tại Đại Lục, trung bình có 8 cuộc biểu tình mỗi ngày, bao gồm công nhân, nông dân, chủ sở hữu bất động sản, sinh viên và các lĩnh vực khác. 125 cuộc biểu tình của chủ sở hữu bất động sản có sự tham gia của hơn 100 người. Một số phong trào kháng nghị tập thể đã bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp. Hơn nữa, tin tức lan truyền ra ngoài Trung Quốc là rất hiếm.

Bà Thái Hà (Cai Xia), cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết một bài báo trên Đài Á Châu Tự do vào tháng Một năm nay, nói rằng ở Trung Quốc, “phản kháng bất bạo động đang trở thành cách cơ bản và quan trọng nhất để người dân Trung Quốc đấu tranh chống lại sự cai trị toàn trị”, và ngày càng thể hiện ảnh hưởng xã hội to lớn…

Lý Mộc Tử, Vision Times