Chính quyền thành phố Thượng Hải vừa “bác bỏ tin đồn” phong tỏa thành phố vào ngày 22/3, và đến ngày 28/3 lại tuyên bố sẽ phân làm 2 giai đoạn để phong tỏa. Phân tích cho thấy việc phong tỏa thành phố Thượng Hải ảnh hưởng đến hậu cần và vận chuyển hàng hóa, và cái mà chính quyền gọi là “sản xuất khép kín” e là không thể ngăn được tác động đến chuỗi cung ứng.

id13677473 70dbe747ly1h0owjtaam4j23402c0kjo 600x450 1
Thượng Hải phong tỏa chống dịch, người dân đổ xô mua thực phẩm, vật dụng. (Nguồn: Weiboo)

Ngày 28/3, Ủy ban Y tế thành phố Thượng Hải thông báo, từ 0 giờ đến hết 23 giờ ngày 27/3, thành phố Thượng Hải có 50 ca nhiễm virus corona mới (virus Trung Cộng) tại địa phương mới được xác nhận và 3.450 ca nhiễm không có triệu chứng. Do ĐCSTQ luôn che giấu thông tin về dịch bệnh nên thế giới bên ngoài khó mà biết được số liệu thực tế.

Cùng ngày, chính quyền thành phố Thượng Hải thông báo rằng thành phố sẽ đóng cửa trong hai giai đoạn, lấy giới hạn là sông Hoàng Phố. Giai đoạn 1 là Phố Đông, Phố Nam và các khu vực lân cận từ 5 giờ sáng ngày 28/3 đến 5 giờ ngày 1/4; giai đoạn thứ 2 là Phố Tây từ 3 giờ ngày 1/4 đến 3 giờ ngày 5/4.

Thượng Hải có dân số khoảng 26 triệu người. Trong thời gian phong tỏa kiểm soát dịch, tất cả người dân trong các khu vực liên quan không được phép rời khỏi nhà, xe buýt, tàu điện ngầm, phà, taxi và dịch vụ đặt xe trực tuyến cũng tạm ngừng hoạt động.

Đồng thời, các nhà máy tạm ngừng sản xuất, ngoại trừ những công ty cung cấp dịch vụ cơ bản và cung cấp thực phẩm, nhân viên các công ty khác chỉ có thể làm việc tại nhà. Tờ Wall Street Journal dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này cho biết vào ngày 28/3 rằng nhà máy ở Thượng Hải của Tesla sẽ tạm ngừng hoạt động trong 4 ngày, nhà máy này nằm trong khu vực phong tỏa đợt đầu tiên.

‘Sản xuất khép kín’ nhưng không đảm bảo vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Chính quyền Thượng Hải cho biết một số nhà máy được phép tiếp tục sản xuất trong một “hệ thống khép kín”, với các nhân viên làm việc và sinh hoạt hoàn toàn trong khu phức hợp nhà máy. Ví dụ, Pegatron và SMIC cho biết họ có thể hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, Bloomberg trích dẫn một phân tích và chỉ ra rằng, ngay cả khi hoạt động sản xuất có thể tiếp tục, sự gián đoạn đối với hậu cần và chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất ở một mức độ nhất định.

Tờ Wall Street Journal cũng đưa tin vào ngày 28 rằng mặc dù một số nhà máy có thể tiếp tục sản xuất trong môi trường khép kín, nhưng sản phẩm không thể được vận chuyển ra ngoài; các mắt xích chính trong chuỗi cung ứng như vận tải, tài xế xe tải và nhà kho đã bị ảnh hưởng bởi việc thành phố đóng cửa, dẫn đến hàng hóa gặp khó khăn trong quá trình từ nhà máy đến xuất khẩu.

Ông Trâu Hiểu Đông (Zou Xiaodong), Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Quốc tế Cảng Tiên Thượng Hải, cho biết hôm thứ Hai (28/3) rằng, các kho hàng đã bị đóng cửa và giao thông ra vào cảng bị gián đoạn.

Theo Seatrade Maritime, một trang tin tức trực tuyến và hàng hải của Anh, đưa tin, Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải (SIPG) cho biết họ “đảm bảo hoạt động bình thường trong thời gian phong tỏa”, nhưng thực tế là các cơ sở trên bộ và giao thông đã bị gián đoạn.

Trong thời gian Thượng Hải phong tỏa, tài xế xe container phải cung cấp giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 48 giờ; nhiều đường cao tốc bị đóng cửa và tài xế xe tải bị hạn chế đi lại.

Một số công ty hậu cần thuộc khu vực phong tỏa và kiểm soát giai đoạn đầu cho biết, họ đã tạm dừng các dịch vụ hậu cần và sẽ không nhận hàng trong thời gian phong tỏa kiểm soát dịch bệnh.

Một số công ty hậu cần cũng nói với tờ Wall Street Journal rằng một số tài xế đang tạm thời hạn chế giao hàng qua Thượng Hải vì sợ bị cách ly.

Tập đoàn hậu cần Woodlands có trụ sở tại Anh cho biết trong tin tức mới nhất: “Việc vận tải đường bộ (ở Thượng Hải) bị gián đoạn quy mô lớn, đặc biệt là các xe tải từ các tỉnh lân cận đến Cảng Thượng Hải buộc phải quay trở lại, có lượng lớn hàng hóa đã được xếp lên xe nhưng không cách nào giao đến cảng Thượng Hải.”

Kuehne + Nagel International AG, một công ty hậu cần toàn cầu có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết, họ đã chuyển hướng các chuyến tàu chở hàng đến Thượng Hải sang cảng ở Ninh Ba và các chuyến bay chở hàng chuyển hướng đến Trịnh Châu để giảm thiểu sự chậm trễ.

Thượng Hải là sự lặp lại của mô hình phong tỏa của thành phố ở Trung Quốc

Một bản tin trên trang web Seatrade Maritime cho biết, tình hình hiện tại ở Thượng Hải tương tự như ở Thâm Quyến, nơi đã đóng cửa thành phố vào đầu tháng này. Cảng Thâm Quyến cũng tuyên bố hoạt động bình thường, nhưng cơ sở vận tải đường bộ và giao thông bị gián đoạn dẫn đến các container hàng chất đống và tàu chở hàng bị đình trệ.

Tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng khi Thâm Quyến đóng cửa, điều mà các giám đốc điều hành công ty và giám đốc hậu cần lo lắng nhất không phải về sản xuất, mà là không thể giao sản phẩm đến các cảng và khách hàng.

Công ty TNHH Quang điện Hoành Hâm Thâm Quyến cho biết, việc đóng cửa thành phố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành công việc phân phối hàng hóa (hậu cần), mặc dù công ty đã thuyết phục công nhân sống trong ký túc xá nhưng sản phẩm không vận chuyển ra ngoài được, và thời gian giao hàng đến khách hàng ở nước ngoài ít nhất là chậm 10 ngày.

Ông Akhil Nair, Phó chủ tịch quản lý hãng vận tải toàn cầu và chiến lược hàng hải tại Seko Logistics, cho biết (trong thời gian Trung Quốc phong tỏa) vận tải liên tỉnh yêu cầu kiểm tra sức khỏe nhiều lần, tài xế xe tải đường dài phải xuất trình nhiều lần kết quả xét nghiệm. Nếu không phù hợp với mã sức khỏe của tỉnh nào đó, thì sẽ bị chậm trễ thời gian giao hàng, đôi khi họ bị dừng lại trên đường cao tốc, và tiến hành tiêu độc khử trùng xe tải và hàng hóa cũng làm chậm trễ việc vận chuyển.

Trước khi Thượng Hải phong tỏa thành phố, tỉnh Cát Lâm và những nơi khác cũng đã thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, nhà máy liên doanh của Toyota Nhật Bản và Volkswagen của Đức ở thành phố Trường Xuân đã tạm ngừng sản xuất kể từ ngày 14/3.

Người dân đổ xô đi mua đồ trước phong tỏa

Trước khi thành phố Thượng Hải phong tỏa, tối 27/3, rất đông người dân đã xếp hàng trong đêm để mua nhu yếu phẩm, các quầy hàng trong siêu thị, chợ nông sản đều trống trơn.

id13677452 70dbe747ly1h0owjrjokfj23402c0kjp 600x400 1
Thượng Hải phong tỏa chống dịch, người dân đổ xô mua thực phẩm, vật dụng. (Nguồn: Weiboo)

Đinh Hoa (hóa danh), chủ một siêu thị trên đường Thượng Nam, thuộc Tân khu Phố Đông, Thượng Hải, nói với Epoch Times rằng tin tức về việc phong tỏa thành phố được đưa ra vào khoảng 8 giờ tối qua. Mọi người đọc được tin tức này bèn bắt đầu đi mua đồ, đến 10 giờ tối, mọi người tranh nhau mua đồ.

“Nhân viên quán chúng tôi trở tay không kịp vì quá đông khách, đến 12h đêm thì đồ đạc trong quán bị tranh nhau mua hết. Thực phẩm đông lạnh, rau củ, mì gói, mì khô, khoai tây, trứng, thịt cũng hết sạch.” Đinh Hoa nói, trên mạng lan truyền video tranh nhau mua đồ nhưng không mua được, tình huống này là thật. 

Anh nói, “Tôi không thể nhập hàng ngay bây giờ. Tất cả (đơn hàng) chúng tôi đặt đã bị trả lại và việc bổ sung thêm hàng đã bị dừng lại. Mọi người không có đồ ăn nữa thì cũng khá gay go, phải đợi đến sau ngày 1/4 để xem có thể nhập thêm hàng không, chứ mấy ngày này thì cũng không còn cách nào nữa.”

id13677471 005N9GuZly1h0p8tbzlxlj30u0140guv 600x800 1
Thượng Hải phong tỏa chống dịch, người dân đổ xô mua thực phẩm, vật dụng. (Nguồn: Weiboo)

Chủ một siêu thị ở thị trấn Tam Lâm, thuộc Tân khu Phố Đông, Thượng Hải cho biết: “Ban ngày của ngày hôm qua (27/3) là cao điểm mua hàng trong ngày. Tất cả hàng hóa trong cửa hàng đều bị tranh nhau mua hết, kể cả rau và mì gói. Giờ siêu thị không thể nhập thêm hàng được, bởi vì Thượng Hải kiểm soát hậu cần quá nghiêm ngặt.”

Chu Huệ Mỹ (hóa danh) nói: “Bình thường chúng tôi không tích trữ đồ, thường thì ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu. Hôm nay (28/3) rau, trái cây, sữa, v.v đều hết. Hiện giờ có tiền cũng không mua được bất cứ thứ gì, trong nhà cũng hết đồ ăn.”

Người dân ở Thượng Hải là Giang Yến Thanh (hóa danh) nói: “Tôi không thể đặt đồ ăn trực tuyến, các cửa hàng xung quanh nhà đều đóng cửa. Nhiều ngày không có đồ ăn, tôi rất buồn. Đồ ăn được giao ở đây cũng rất đắt. Rau xanh nhỏ 15 tệ mỗi cân (1/2 kg), trong khi trước đó các siêu thị chỉ bán hơn 2 tệ / cân.”

Cô nói rằng tình huống như vậy chưa bao giờ xảy ra ở Thượng Hải, nó phiền toái, (dịch bệnh) rất nghiêm trọng. “Ngày hôm qua tranh nhau mua đồ ăn, người dân sợ rằng không còn gì để ăn, nhưng thật sự là không có gì để ăn nữa.”

id13677472 70dbe747ly1h0owjiqvasj23402c01l0 600x450 1
Thượng Hải phong tỏa chống dịch, người dân đổ xô mua thực phẩm, vật dụng. (Nguồn: Weiboo)
id13677474 8101c2cbgy1h0pa5uy6cgj20tz0tznmg 600x600 1
Thượng Hải phong tỏa chống dịch, người dân đổ xô mua thực phẩm, vật dụng. (Nguồn: Weiboo)

Trí Đạt (t/h)