Thuyết ‘tồn tại cùng virus’ gây ra cuộc ‘hỗn chiến’ của truyền thông ĐCSTQ
- Thiệu Diệc
- •
Gần đây, có hai tiếng nói hoàn toàn khác nhau về cùng một chủ đề trên các phương tiện truyền thông chính thức Đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền thông cá nhân, sự phân tranh đã lên đến tầm cao chính trị. Nhân vật chính của chủ đề này là ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), chuyên gia về dịch của Trung Quốc và là Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải.
Sau khi ông Trương Văn Hồng công bố quan điểm “tồn tại cùng virus” vào cuối tháng Bảy, ông đã trở thành đối tượng chỉ trích trên Internet ở Trung Quốc. Gần đây, các bài viết phản bác quan điểm “tồn tại cùng virus” của ông Trương trên các kênh truyền thông của ĐCSTQ liên tiếp được xuất bản. Ông cũng bị tố cáo, bị tình nghi ăn cắp luận án trong thời gian học Tiến sĩ tại Đại học Phúc Đán, điều này khiến dư luận chú ý. Mặt khác, trên mạng cũng đột nhiên xuất hiện lượng lớn các bài viết ủng hộ ông Trương, các bài này đến từ truyền thông của ĐCSTQ, cá nhân làm truyền thông, v.v.
Quan điểm “cùng tồn tại với virus” của ông Trương Văn Hồng được đưa ra vào sáng sớm ngày 29/7. Ông đăng trên Weibo: “Ngày càng có nhiều người tin rằng dịch bệnh sẽ không kết thúc trong thời gian ngắn và có thể không kết thúc trong một thời gian dài. Hiện tại, đại đa số các nhà virus học đều cho rằng đây là virus thường trú, thế giới cần học cách cùng sống chung với con virus này.”
Một số nhà phân tích cho rằng việc chỉ trích ông Trương Văn Hồng không phải là đơn giản, lần này truyền thông của ĐCSTQ chia rẽ thực chất đã thể hiện ra, hiện tại cao tầng của ĐCSTQ lấy Hội nghị Bắc Đới Hà làm tiêu chí, cho nên thể hiện ra đấu đá nội bộ rối rắm phức tạp.
Truyền thông của Đảng, báo quân đội chỉ trích thuyết “tồn tại cùng virus” của ông Trương Văn Hồng
Bài viết nặng ký đầu tiên mà ĐCSTQ chính thức chỉ trích quan điểm “tồn tại cùng virus” của ông Trương Văn Hồng là một bài báo có tựa đề “Liệu có khả thi để ‘cùng tồn tại cùng virus’?” của tác giả Cao Cường – Cố vấn Hiệp hội Y tế kinh tế của ĐCSTQ, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, xuất bản vào ngày 5/8. Bài báo đã được xuất bản trên “Thời báo Sức khỏe” thuộc tờ “Nhân dân Nhật báo”.
Điểm cốt lõi của bài viết này là: con người và virus có mối quan hệ “một sống một còn”. Tác giả bài viết đã chỉ ra rằng chiến lược chống dịch của ĐCSTQ là song song kiểm soát dịch bệnh và tiêm chủng trên diện rộng, không lấy miễn dịch cộng đồng bằng vắc-xin để thay thế việc kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt và “càng không phải là ‘chung sống với virus’”. Bài viết nói, “cho dù virus mạnh đến đâu thì cũng có thể chiến thắng”; việc tồn tại cùng virus là “không có cách nào khả thi”.
Sau khi bài viết này được xuất bản, nó đã được đăng tải lại một cách rộng rãi và gây ra tranh cãi gay gắt. Sau đó, các kênh truyền thông của ĐCSTQ và thậm chí cả tờ báo quân đội đã đăng hàng loạt bài báo chỉ trích ông Trương Văn Hồng.
Ngày 9/8, Thời báo Hoàn Cầu đã đăng một bài viết của của Giáo sư Trương Di Vũ (Zhang Yiwu) thuộc Khoa Trung văn – Đại học Bắc Kinh. Ông khẳng định trong bài viết rằng truyền thông phương Tây và một số chuyên gia phương Tây đã đưa ra các hiến sách, hiến sách “tồn tại cùng virus” với Trung Quốc, tương tự như ‘liên hoàn kế’ truyền thống của Trung Quốc. Một là yêu cầu Trung Quốc mở cửa; hai là truy tìm nguồn gốc virus và quy trách nhiệm cho ĐCSTQ. Ông tuyên bố rằng ĐCSTQ phải kiên trì ngăn chặn nghiêm ngặt việc nhập khẩu virus từ nước ngoài, cắt đứt chuỗi lây nhiễm virus, và “không để bị trúng ‘liên hoàn kế’ của phương Tây.”
Cùng ngày, tài khoản Weibo chính thức của kênh truyền thông quân sự của ĐCSTQ có tên “Quân Chính Bình”, đã đăng một bài bình luận ngắn: “Đạo chung sống với virus: không phải thỏa hiệp mà là đấu tranh”, trực tiếp phủ nhận lý thuyết của “tồn tại cùng virus”.
Vào ngày 10/8, tài khoản Weibo nói trên tiếp tục đăng bài nói rằng “công tác phòng chống dịch được định sẵn là một cuộc chiến tranh kéo dài, một cuộc chiến tranh nhân dân, thỏa hiệp và chiến thắng nhanh chóng là không khả thi.”
Nhà bình luận chính trị Chu Hiểu Huy (Zhou Xiaohui) của tờ Epoch Times hôm 16/8 bình luận rằng việc lớn tiếng can thiệp của quân đội ĐCSTQ đã gửi một tín hiệu rất rõ ràng cho ngoại giới, đằng sau các tranh luận về việc liệu có nên “tồn tại cùng virus” hay không dường như không phải chỉ đơn giản là tranh luận, mà còn ẩn chứa âm mưu nào đó.
Nhiều kênh truyền thông chính thức đã đăng các bài báo ủng hộ ông Trương Văn Hồng
Từ ngày 10/8, một số lượng lớn các bài viết ủng hộ ông Trương Văn Hồng đã bất ngờ xuất hiện trên Internet ở Trung Quốc, bao gồm một nhóm các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc, các chuyên gia truyền thông hoặc các kênh truyền thông cá nhân.
Ngày 10/8, trang web đánh giá tin tức “Mạng lưới người quan sát” (Guancha.cn) có trụ sở tại Thượng Hải đã đăng một bài viết có tiêu đề “Nói lời công đạo với bác sĩ Trương Văn Hồng“. Bài viết ca ngợi những đóng góp của ông Trương Văn Hồng cho người dân, xã hội và đất nước trong suốt hơn một năm chống dịch.
Dư luận tuyến đầu quan trọng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật của ĐCSTQ là tờ “Nhật báo Khoa học Kỹ thuật”, hôm 11/8 cũng đã xuất bản một bài viết có tiêu đề “Hiểu về bác sĩ Trương Văn Hồng, cần trí tuệ của Phan Kiến Vĩ!” (Pan Jianwei, nhà vật lý học Trung Quốc). Bài viết bày tỏ ủng hộ đối với ý kiến về chiến lược bình thường hóa phòng chống dịch của Trung Quốc là “biến động trong thiết lập các ca nhiễm về 0”, đồng thời cho rằng “những người có dụng tâm khác sẽ đặt hai người (Trương Văn Hồng và Phan Kiến Vĩ) đối lập nhau và nhất thiết phải đấu tranh cao thấp, vậy rốt cuộc mục đích là gì? Tất cả đều đáng suy ngẫm.”
Cùng ngày, Tào Lâm (Cao Lin), biên tập viên Nhật báo Thanh niên Trung Quốc thuộc cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản và là nhà bình luận thời sự nổi tiếng của Trung Quốc hiện nay, đã xuất bản một bài viết có tựa đề “Không cho phép bắt nạt bác sĩ trung thực Trương Văn Hồng” để ủng hộ ông Trương.
Ngày 11/8, tài khoản truyền thông cá nhân “Ma Tou Qing Nian” của trang web tổng hợp thông tin Trung Quốc Phoenix đăng bài viết có tiêu đề “Trương Văn Hồng bị chỉ trích, Thượng Hải nên đứng lên bảo vệ ông”. Bài viết nói, Thời báo Sức khỏe là kênh truyền thông thuộc Nhân dân Nhật báo, truyền thông trung ương mặc dù không ít nhưng trong đó có “quyền định điệu” (có sức nặng định hướng) thì chỉ có một vài kênh. “Những kênh truyền thông trung ương trực thuộc này không có tư cách định điệu”, “nếu muốn phê phán lý thuyết ‘tồn tại cùng virus’ mà ông Trương Văn Hồng đại diện, hiển nhiên cần có truyền thông của trung ương có tư cách định điệu đứng ra. Đến lúc đó, các kênh truyền thông trung ương lên tiếng không đại biểu cho chính họ, mà là lực lượng đằng sau họ.”
Ông Xa Tông Minh (She Zongming), Cựu Phó tổng biên tập bình luận của tờ Beijing News, hôm 11/8 cũng đăng bài viết ca ngợi ông Trương Văn Hồng với tiêu đề “Trương Văn Hồng là Trương Văn Hồng của nhân dân”.
Phân tích: Sự kiện Trương Văn Hồng ẩn chứa đấu đá phức tạp
Trong chương trình truyền thông cá nhân đăng trên YouTube vào ngày 17/8, ông Trần Phá Không (Chen Pokong), nhà bình luận chính trị người Mỹ gốc Hoa, nói rằng việc bao vây và đàn áp ông Trương Văn Hồng trên quy mô lớn không chỉ đơn giản như thấy ở bề mặt. Tức là có cái gọi là chia rẽ về đường lối và đấu tranh về đường lối, cũng có cả đấu đá nội bộ ĐCSTQ. Lần đấu đá này thể hiện sự phức tạp của cuộc đấu đá ở cao tầng của ĐCSTQ hiện nay và lấy Hội nghị Bắc Đới Hà làm tiêu chí: có cuộc đấu đá của cả Tập Cận Bình, phe phái Tập Cận Bình và thế lực chống Tập Cận Bình. Cũng có đấu đá giữa phe Tập Cận Bình và những nhân vật chính trị kỳ cựu, còn có đấu tranh trong nội bộ phe Tập Cận Bình.
Ông Trần Phá Không nói rằng cuộc đấu đá phức tạp trong nội bộ này có thể dẫn đến sự bất ổn nội bộ của ĐCSTQ trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm tới. Liệu ông Tập Cận Bình có được bầu lại hay không, phương hướng của cuộc đấu đá quyền lực ở cao tầng và cán cân sẽ nghiêng về bên nào, hiện tại vẫn còn rất nhiều sự bất ổn và ẩn số chưa biết được.
Theo Thiệu Diệc, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa dịch bệnh Dòng sự kiện virus corona COVID-19 Vắc xin COVID-19 Trương Văn Hồng Tồn tại cùng virus