Tiết lộ về tình hình thực tế cao tầng ĐCSTQ: Hễ biến động liền chạy
- Trí Đạt
- •
Từ năm 2018 bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đến đầu tháng 5 năm nay, cuộc chiến này tiếp tục nóng lên. Không những doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, mà tỉ lệ thất nghiệp trong nước cũng tăng cao, giá cả hàng hóa cũng tăng cao một cách lạ thường; trong tháng 5 tình hình lạm phát đã tăng cao nhất trong 15 tháng qua. Có người là con cháu (thế hệ thứ 2) của quan chức trung ương Bắc Kinh chỉ ra, tình hình ổn định của Trung Quốc hiện nay chỉ là tạm thời, rất dễ phát sinh sự thay đổi bộ máy chính quyền. Còn giai cấp thống trị của đảng Cộng sản Trung Quốc có một đặc điểm, họ rất chú ý đến gia tộc của chính mình, hễ có biến động liền chạy.
Từ đầu năm đến nay, giá cả trái cây, rau củ quả và thịt lợn tại Trung Quốc liên tục tăng cao, nên mức giá cả nói chung cũng bị kéo tăng theo một cách rõ ràng. Lấy trái cây làm ví dụ, hồi tháng 4, giá trái cây tươi tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, ảnh hưởng đến chỉ số CPI tăng 0,22%.
Hôm 12/6, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2018 (2,9%); trong đó giá thực phẩm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức cao nhất kể từ tháng 1/2012 tới nay (thời điểm đó là 10,5%); giá cả các mặt hàng phi thực phẩm tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Reuters đưa tin, lạm phát trong tháng 5 của Trung Quốc tăng cao nhất trong 15 tháng qua.
Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, để bù đắp cú sốc thuế quan gây ra bởi cuộc chiến thương mại, chính phủ Trung Quốc đã chấp nhận để đồng Nhân dân Tệ trượt giá, đây được coi là một trong những nguyên nhân khiến vật giá tăng cao.
Hôm 11/6, một người giấu tên là thế hệ con cháu của quan chức trong chính quyền trung ương Trung Quốc tiết lộ với truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài rằng, sự ổn định của Trung Quốc đều chỉ là tạm thời, có lẽ một sự kiện chính biến không có tiếng động cũng có thể khiến cho đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sụp đổ.
Hiện giờ, mâu thuẫn tương đối lớn trong hai vấn đề đó là có đánh Đài Loan hay không, có đối kháng với Mỹ hay không. Hơn nữa hiện giờ mọi thứ cũng đã bắt đầu bất ổn, vật giá tăng rất nhanh, cuộc sống sau này cũng sẽ rất khó khăn.
Vị này nói, giai cấp thống trị của ĐCSTQ có một đặc điểm, đó là họ rất quan tâm đến gia tộc của họ, hễ có biến động nhỏ, họ sẽ vì gia tộc mình mà bỏ qua dân tộc quốc gia. Từ thời ông Đặng Tiểu Bình, con cháu họ bắt đầu kế thừa tài sản. Tài sản của gia tộc Giang Trạch Dân nhiều hơn so với Đặng Tiểu Bình.
Vị này tiết lộ thêm, chỗ dựa của phe ông Giang Trạch Dân vẫn luôn là đạp chân lên hai chiếc thuyền: “Một quan chức thuộc Ủy ban phát triển và cải cách thuộc Quốc vụ viện gửi tin nhắn Wechat cho tôi nói rằng, Giang Trạch Dân về chính trị là dựa vào Nga, về kinh tế là dựa vào Mỹ (các tập đoàn lợi ích ở phố Wall), cháu của ông ta là Giang Chí Thành nắm giữ trong tay 500 tỉ USD.”
Từ lâu đã có thông tin ở nước ngoài vạch trần, gia tộc Giang Trạch Dân ở nước ngoài thực chất nắm giữ “tài sản đánh cắp của quốc gia” ít nhất là 1 nghìn tỉ USD trở lên, cháu của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành đã nắm giữ 500 tỉ USD tiền rửa ở nước ngoài.
Học giả hiến chính Trung Quốc Trần Vĩnh Miêu (Chen Yongmiao) từng tiết lộ với Tạp chí Động Hướng tại Hồng Kông số ra tháng 11/2016 rằng, tầng lớp quyền quý trong chính quyền ĐCSTQ có che giấu một kế hoạch chìm tàu. Đối nội thì vơ vét cướp bóc, đối ngoại thì rải tiền lấy lòng; thắt chặt dây buộc bụng của người dân toàn quốc, để lấy tài lực của quốc gia, viện trợ nước ngoại giao nhằm tạo mối quan hệ tốt, để chuẩn bị điều kiện trước cho tầng lớp quyền quý, làm tốt quan hệ ngoại giao để sau đó dễ dàng di dân. Vốn là dùng tiền của người dân để trải đường cho mình. Có người nói, sao họ lại có thể có được thẻ xanh dễ dàng vậy, chắc chắn là có kế hoạch “ngày tận thế”: Nước nào cần hối lộ thì đã hối lộ rồi, tiền nào cần rửa thì cũng đã rửa xong rồi, một khi ngày đó đến, thì lập tức kích hoạt hệ thống tự hủy hồ sơ (mạng lưới liên lạc toàn quốc) tiêu hủy tất cả hồ sơ lịch sử nguy hiểm, sau đó cả gia tộc ung dung đến nước tị nạn, có thể đảm bảo mấy thế hệ vẫn bình yên hưởng phú quý.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ cũng từng dẫn lời học giả Trung Quốc cho biết: “Các quan tham của ĐCSTQ có thói quen mua nhà đất ở các nước phương Tây như Mỹ, chuyển dịch mồ hôi nước mắt ăn cắp được của người dân đến đó… họ vẫn luôn bố trí cho mình trước khi chìm tàu …”.
Cơn sóng ngầm chính trị dữ dội hiện nay tại Trung Quốc có quan hệ rất lớn đến xung kích của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Vị con cháu quan chức nói trên còn cho biết, ông Tập Cận Bình đang chủ đạo đàm phán thương mại Mỹ – Trung, hiện đang rơi vào cuộc đấu đá kịch liệt trong Trung Nam Hải. Ông Tập Cận Bình lại do dự không quả quyết, nếu làm không tốt sẽ mất quyền lực.
Theo phân tích, trước đó truyền thông của ĐCSTQ vẫn luôn dùng ngôn từ kiểu Cách mạng Văn hóa để chỉ trích Mỹ và “phe thân Mỹ” trong nước. Tuy nhiên, ngày 10/6, tờ Nhân dân Nhật báo lại đột nhiên đổi giọng, nhắc lại “Phương hướng lớn trong hợp tác Trung – Mỹ không nên nghịch chuyển”, ngày hôm sau, Nhân dân Nhật báo lại chuyển giọng đăng bài chỉ trích “phe thân Mỹ”.
Vị này nói, truyền thông nhà nước chống Mỹ đến nỗi hồ đồ, muốn chống đến cùng, đột nhiên lại mềm mỏng, rồi thái độ lại cứng rắn. Điều này là vì Trung Nam Hải không đưa ra được biện pháp nào khi đối diện với cuộc chiến thương mại, chỉ có thể lắc lư qua lại, vừa rắn vừa mềm. “Nhưng điều này phản ánh đấu đá rất kịch liệt giữa hai phe trong trung ương, không cẩn thận ông Tập Cận Bình có thể rớt đài.”
Nói về chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình, vị này phân tích, ông Tập Cận Bình đến thăm Nga, vừa mới đến đã cho Nga đơn hàng lớn trị giá 60 tỉ USD, nhưng Tổng thống Nga Putin nói “tọa sơn quan hổ đấu”. Hiện giờ cục thế của Trung Quốc tương đối tiến thoái lưỡng nan, chống Mỹ cũng không phải, chống Nga cũng không xong. Ông Tập Cận Bình đang do dự không quyết đoán chưa biết nghiêng về bên nào.
Vị này còn cho biết, hiện tại toàn bộ chiến lược của ông Tập Cận Bình đều là ông Vương Hộ Ninh đưa ra, bao gồm cả chiến tranh thương mại, chính sách rải tiền ở nước ngoài, ‘Một vành đai, Một con đường’, v.v. Ông Vương Hộ Ninh là “quốc sư 3 triều đại”, chuyên dựa vào nịnh bợ từ Học viện Quan hệ Chính trị Đại học Phúc Đán mà leo lên tầng cao nhất. Ông ta vô cùng giảo hoạt, rất biết gió chiều nào xoay chiều đó. Ông ta lại là người làm chiến lược quốc tế, nhưng những người chiến lược quốc tế của ông Tập Cận Bình đều không phải lành nghề, do đó chủ ý mà Vương đưa ra, Hồ Cẩm Đào cũng nghe, Tập Cận Bình cũng nghe, thậm chí ông Tập Cận Bình còn để ông ta ngồi vào ghế Thường ủy Bộ Chính trị. “Ông ta không có thành tích gì, chỉ là biết nịnh bợ”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Chính trị Trung Quốc chiến tranh thương mại Tập Cận Bình Trung Quốc