Trung Quốc đứng về bên nào trong xung đột mới giữa Nga và phương Tây
- Tuyết Mai
- •
Trung Quốc cùng một số nước phương Tây quan trọng như Mỹ, Anh đã đồng loạt gửi các nhà ngoại giao cấp thấp tham dự cuộc họp liên quan đến sự kiện cựu điệp viên Nga bị đầu độc chết tại Anh. Giống như việc Nga giữ lập trường trung lập về các vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông trong xung đột của Trung Quốc đối với Nhật Bản và Việt Nam, Trung Quốc cũng không lựa chọn ủng hộ Nga trong đợt xung đột mới giữa Nga và phương Tây. Một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc và Nga vẫn trong trạng thái đề phòng cảnh giác nhau.
Các đại sứ Trung Quốc và phương Tây đều vắng mặt
Gần đây Nga đã mời tất cả các đại sứ nước ngoài tại Moscow tham dự một cuộc họp đặc biệt về vụ việc cựu gián điệp Nga bị đầu độc chết ở nước Anh. Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng này khi cựu điệp viên Nga và con gái bị tấn công bằng chất độc thần kinh tại Anh đang gây nguy cơ khủng hoảng ngoại giao giữa Moscow và London, vì thế ngày 21/3 Nga tổ chức một cuộc họp đặc biệt và cho mời các đại sứ nước ngoài tham dự để tuyên bố lập trường của họ, hy vọng các đại sứ nước ngoài tác động đến chính phủ của họ để ủng hộ Moscow trong một cuộc đối đầu mới giữa Nga và phương Tây.
Trung Quốc và Nga thường tuyên bố ủng hộ lẫn nhau, vì thế thái độ của Trung Quốc trong ủng hộ Nga lần này thu hút nhiều quan tâm. Nhưng thật bất ngờ, cùng một lúc Trung Quốc và các nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Đức đã không gửi đại sứ tham dự cuộc họp quan trọng này tại Nga, giống như các nước phương Tây, Trung Quốc chỉ gửi một nhà ngoại giao cấp thấp để tham dự buổi họp ngắn được tổ chức tại Bộ Ngoại giao Nga.
Phương Tây đoàn kết, Bắc Triều Tiên lấy lòng, Trung Quốc im lặng
Tuy nhiên, các nước như Bắc Triều Tiên, Venezuela, và những nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) như Belarus và Kazakhstan đã cử đại sứ tham gia sự kiện này.
Tại cuộc họp ngắn do Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Quốc phòng Mỹ đồng tổ chức này, đại diện của các nước như Mỹ, Pháp và Thụy Điển đã phát biểu ủng hộ nước Anh, cho biết sẽ đoàn kết với nước Anh. Đại diện của các nước như Slovakia và Thụy Điển đã bày tỏ sự tức giận với tuyên bố gần đây của Nga cho rằng các nước này đã phát triển vũ khí hóa học thần kinh. Đại biểu duy nhất ủng hộ Nga là Venezuela. Còn đại diện của Trung Quốc thì im lặng.
Không cuốn vào xung đột của Nga
Các nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc tại Moscow thường tham gia vào nhiều sự kiện do Nga tổ chức, và họ luôn nhấn mạnh rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Nga đã đạt đến mức chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, khi Nga bị cô lập thì Trung Quốc lại đi theo các nước lớn ở phương Tây, hiện tượng này gây lo ngại trong xã hội Nga.
Các phương tiện truyền thông chính của Nga đều đưa tin về sự vắng mặt đại sứ Trung Quốc và các nước lớn phương Tây. Một số nhà bình luận cho rằng việc đại sứ của các nước lớn trên thế giới vắng mặt trong hoạt động tuyên truyền ngoại giao quan trọng này của Nga cho thấy họ đứng về lập trường của Anh. Còn việc đại sứ Trung Quốc vắng mặt, mặc dù không thể giải thích là Trung Quốc hợp tác với phương Tây để chống lại Nga, nhưng cho thấy rằng Trung Quốc luôn giữ khoảng cách với Nga, vẫn trung lập trong cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Nga và Anh.
Trung Quốc âm thầm giúp Ukraina
Mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Nga và phương Tây đang trở thành tài sản độc hại của ngoại giao Moscow. Một số đồng minh khối CIS của Nga cũng đang quan tâm đến việc giữ khoảng cách với Nga để tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với phương Tây. Sau cuộc khủng hoảng ở Ukraina, cộng đồng doanh nghiệp cùng giới truyền thông Nga cảm thấy thất vọng với Trung Quốc, vì Trung Quốc không sẵn sàng hỗ trợ Nga trong nhiều lĩnh vực như cho vay và đầu tư.
Về vấn đề Ucraina, thái độ của Trung Quốc cũng không rõ ràng. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, sau khi Nga thôn tính Crimea và xâm lược miền đông Ukraine, Trung Quốc cũng giống như nhiều nước phương Tây khác đã cung cấp nhiều viện trợ quân sự cho Ukraina, Trung Quốc là nước duy nhất không thuộc NATO và ngoài phương Tây cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Chơi trò đu dây giữa các bên xung đột
Mặt khác, Nga cũng duy trì lập trường trung lập và giữ khoảng cách với Trung Quốc trong những tranh chấp của Trung Quốc về lãnh hải với Nhật Bản và Việt Nam ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhiều quan chức và học giả chiến lược của Nga cho biết, Nga sẽ không chọn đứng về phía nào trong xung đột liên quan đến Trung Quốc, mà sẽ cân đối quan hệ với các bên xung đột, duy trì quan hệ tốt với tất cả các nước này, trong vấn đề này Nga đã trải qua nhiều, đây cũng là truyền thống ngoại giao của Nga.
Hôm thứ Tư (21/3), Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và Việt Nam, hai đối thủ lớn trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong cuộc đàm phán ở Tokyo, Lavrov đã chủ động đề cập về cuộc khủng hoảng ngoại giao với Anh và cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản. Cùng thời điểm Lavrov tới Tokyo, Thủ tướng Anh Theresa May cũng nói chuyện điện thoại hàng chục phút với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hy vọng Nhật Bản ủng hộ Anh giống như các nước phương Tây khác.
Đề phòng lẫn nhau
Cả Trung Quốc và Nga đều không muốn bị lôi vào xung đột và tranh chấp của nhau, cho thấy Trung Quốc và Nga chỉ lợi dụng lẫn nhau và đề phòng nhau.
Salin, một học giả về các vấn đề chiến lược cho rằng vấn đề chửi đổng phương Tây của Nga phần lớn là xuất phát từ nhu cầu chính trị trong nước của Nga, vì biện pháp này có thể làm tăng sự ủng hộ của công chúng đối với chính phủ Putin. Tuy nhiên, Nga lo lắng rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong ngoại giao, đặc biệt là về mặt chính trị, sẽ sâu sắc hơn.
Salin cho biết: “Có một nguy cơ rất lớn là các hoạt động của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ nhìn vào mắt của Trung Quốc để hành động, trong trường hợp này chắc chắn Trung Quốc sẽ rất hài lòng, nhưng phía Nga ngày càng không thể chấp nhận điều này”.
World Cup – bóng đá khảo nghiệm thái độ Trung Quốc
Hiện vẫn chưa rõ liệu có phải Trung Quốc đã thương lượng với các cường quốc phương Tây để cùng nhau không gửi đại sứ tham gia cuộc họp ngắn của Nga hay không.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nước phương Tây, bao gồm cả Anh, đã thể hiện thái độ phản đối của họ đối với giải bóng đá World Cup được tổ chức ở Nga vào mùa hè này. Các quan chức Anh và các thành viên Hoàng gia, tổng thống Ba Lan cùng nhiều nhà lãnh đạo chính trị phương Tây khác cho biết sẽ không tham dự lễ khai mạc World Cup. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và các thành viên của Quốc hội đã ví von nước Nga của Putin tổ chức World Cup lần này với nước Đức của Hitler trước đây tổ chức Thế vận hội vào trước Thế chiến thứ Hai.
Hiện nay nhiều người quan tâm không biết Trung Quốc sẽ cử đoàn đại biểu cấp bậc thế nào để tham gia lễ khai mạc World Cup nhằm thể hiện ủng Nga.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Phương Tây Xung đột thế giới Trung Quốc Nga