Trung Quốc: Lực lượng vũ trang chống bạo động trấn áp thôn dân chủ
- Tự Minh
- •
Sau một thời gian dài kháng nghị, người dân ở thôn Ô Khảm, thành phố Lục Phong trực thuộc thành phố Sán Vĩ, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã tự thành lập chính quyền theo phương thức dân chủ tuyển cử.
Diễn biến
Từ năm 2009 – 2011, Hội đồng Ủy viên đã bán một mảnh đất thuộc địa phận của thôn Ô Khảm để lấy 700 triệu nhân dân tệ. Sau đó bồi thường cho thôn dân mỗi người 550 tệ, phần còn lại Hội đồng Ủy viên thôn chia nhau. Dân làng cử một nhóm đại biểu lên thượng cấp ở thành phố Lục Phong để trần tình và yêu cầu điều tra.
Tháng 9/2011 đã xảy ra diễu hành kháng nghị, khoảng 3.000 thôn dân và cảnh sát đã xảy ra xung đột, tuy nhiên không có ‘đổ máu’. Sau đó, người dân tự lập ra Hội đồng Đại biểu lâm thời gồm có 13 người thay thế cho Hội đồng cũ.
Ngày 9/12/2011, chính quyền thành phố Sán Vĩ sau khi điều tra sự việc đã tổ chức họp báo tuyên bố kết quả như sau:
- Miễn nhiễm Bí thư và Phó bí thư đảng ủy thôn do vi phạm kỷ luật đảng.
- Vấn đề đất đai sẽ do chính quyền thành phố Lục Phong sẽ xử lý.
- Không công nhận Hội đồng Đại biểu lâm thời của Ô Khảm vì đây không phải tổ chức hợp pháp, quyết định bắt giam Phó chủ tịch Hội đồng ông Tiết Cẩm Ba và 5 người khác.
Kết quả điều tra của chính quyền đã khiến thôn dân vô cùng tức giận, họ tổ chức một cuộc tuần hành lớn và phía chính quyền đã cắt điện, nước, nguồn cung cấp thực phẩm cho thôn. Thôn Ô Khảm đã dùng sức mạnh của truyền thông xã hội kêu gọi giúp đỡ từ trong và ngoài nước.
Cuối cùng, đến ngày 20/12/2011, Phó bí thư tỉnh Quảng Đông ông Chu Minh Quốc, đã phải lên tiếng công nhận Hội đồng Đại biểu lâm thời của thôn. Đồng thời ông Chu tuyên bố không truy cứu trách nhiệm các hành vi quá khích của thôn dân. Ngày hôm sau, 3 trong số những người bị bắt đã được thả.
Tháng 2/2012, ông Lâm Tổ Luyến được bầu làm trưởng thôn theo hình thức dân chủ tuyển cử. Đến tháng 3, Hội đồng Ủy viên thôn cũng diễn ra theo hình thức tuyển cử. Như vậy, Ô Khảm trở thành thôn dân chủ nhất trong toàn Trung Quốc.
Thời điểm này ông Hồ Cẩm Đào đang nắm quyền, Bí thư tỉnh Quảng Đông lúc đó là ông Uông Dương cũng mắt nhắm mắt mở mà thừa nhận. Vì vậy, Ô Khảm trở thành một mẫu hình thí điểm.
Tháng 3/2014, ông Lâm Tổ Luyến lại trúng cử lần làm trưởng thôn kỳ thứ 2.
Tháng 7/2015, chính quyền ông Tập Cận Bình ban hành “Luật an ninh quốc gia”.
Đến tháng 6/2015, có khả năng chính quyền nhận định rằng tổ chức dân làng theo mô hình dân chủ nếu được nhân rộng thì rất nguy hiểm. Sau đó, trưởng thôn Lâm Tổ Luyến bị tình nghi nhận hối lộ và bị “câu lưu”. Sáng ngày 18/6/2016, trưởng thôn được bầu Lâm Tổ Luyến bị bắt tại nhà.
Khoảng 3.000 thôn dân đã tuần hành yêu cầu thả ông Lâm Tổ Luyến và đất đai bị quan chức tham nhũng bán. Sự kiện này cũng được Hồng Kông tuần hành ủng hộ.
Ngày 21/6, chính quyền thành phố Sán Vĩ công bố đoạn video ông Lâm Tổ Luyến nhận tội. Sau đó phát hiện ra cảnh sát bắt cóc cháu trai Lâm Lập Nghĩa vào ngày trước đó (20/6) để ép cung ông Lâm.
0:33 phút ngày 5/8, Lâm Lập Nghĩa (21 tuổi), uống thuốc tự sát tuy nhiên may mắn phát hiện kịp nên giữ được tính mạng. Sau đó Lâm Lập Nghĩa bị cảnh sát giám sát 24/24.
Ngày 8/9 vừa qua, ông Lâm Tổ Luyến bị tuyên án 3 năm 1 tháng tù giam và nộp phạt 200.000 nhân dân tệ với tội danh nhận hối lộ.
Ngay sau đó, dân làng tiếp tục diễu hành ôn hòa để thỉnh cầu kháng nghị. Tuy nhiên, chính quyền quyết định dùng bạo lực để trấn áp.
13/9/2016, khoảng 3.000 cảnh sát vũ trang với lá chắn đã tiến vào thôn Ô Khảm. Cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay vào người dân. Hơn 70 người đã bị bắt và hàng chục người bị thương phải nhập viện. Có người nói “cảnh sát vũ trang đối với thôn dân như là quân Nhật xâm lược Trung Quốc”.
Hình ảnh xung đột giữa chính quyền và người dân thôn Ô Khảm
Tự Minh
Xem thêm:
Từ khóa Ô Khảm Cảnh sát vũ trang Đạn cao su biểu tình Xã hội Trung Quốc dân chủ Kháng nghị Trấn áp