Trung Quốc sẽ “tiêm trộn” liều vắc-xin thứ 3 để phòng COVID-19
Chính quyền Trung Quốc cho biết sẽ đưa ra kế hoạch “tiêm trộn” vắc-xin (liều thứ 3) với công nghệ khác.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin hôm 17/11, ông Trịnh Trung Vỹ, Tổ trưởng tổ công tác chuyên gia nghiên cứu vắc-xin thuộc cơ chế phòng chống dịch liên ngành của Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn hiện tại, Trung Quốc lựa chọn loại vắc-xin gốc đã được tiêm chủng để tiến hành miễn dịch tăng cường. Tuy nhiên, bước tiếp theo sẽ đưa ra tổ hợp miễn dịch tăng cường với các công nghệ khác nhau. Cái gọi là miễn dịch tăng cường bằng các loại công nghệ khác chính là chỉ việc “tiêm trộn” các loại vắc-xin.
Ông còn cho biết, miễn dịch tăng cường bằng công nghệ tương đồng và khác nhau đều có thể nâng cao mức đề kháng, “tỷ lệ phản ứng không tốt sẽ cao hơn một chút, nhưng có thể chấp nhận được”.
Về vấn đề sử dụng công nghệ khác nhau để tiến hành miễn dịch tăng cường, công Trịnh Trung Vỹ cho biết đã nhận được dữ liệu về tính an toàn và tính hiệu quả. Tuy nhiên, ngày 17/11, chuyên gia vắc-xin tại Thượng Hải là Đào Lê Nạp đã đăng bài viết chỉ ra, “điều này trước đây hoàn toàn không thể tưởng tượng được”. Bởi vì tăng cường nguồn gốc khác nhau tương đương với cố ý dùng vắc-xin công nghệ khác nhau để tiêm chủng, liên quan đến vi phạm đạo đức y tế và quy phạm làm việc. Đối với các loại vắc-xin khác mà nói, ngay cả là vắc-xin cùng công nghệ, nhưng việc đổi nhà sản xuất để tiêm trộn cũng là khó chấp nhận, huống hồ là đổi một loại vắc-xin công nghệ khác để tiêm. Ông Đào Lê Nạp cho rằng sở dĩ việc này có thể đột phá chướng ngại để được nghiên cứu rộng rãi là vì áp lực to lớn của dịch bệnh.
Trước đó, phần lớn người dân Trung Quốc Đại Lục tiêm 2 mũi vắc-xin là loại vắc-xin bất hoạt của Sinopharm hoặc Sinovac, và cả loại vắc-xin vector Keweisha do nhóm nghiên cứu của Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Trần Vi đứng đầu, cùng Công ty CanSino Biologics phối hợp nghiên cứu phát triển (chỉ cần tiêm 1 mũi). Tuy nhiên, hiện chính quyền Trung Quốc vẫn sử dụng loại vắc-xin cùng nguồn gốc khi thực hiện tiêm liều thứ 3 và chưa thực hiện tiêm trộn.
Ông Đào Lê Nạp dự đoán, chiến lược tăng cường bằng loại vắc-xin công nghệ khác này sẽ được cơ quan chức năng sẽ công bố trước cuối tháng 11 vì tính hiệu quả của nó qua nghiên cứu.
Mới đây Bloomberg đưa tin, kể từ khi có vắc-xin COVID-19 cộng đồng quốc tế đã rất chú ý đến thương hiệu vắc-xin nào có hiệu quả tốt nhất. Vào ngày 11 tháng này, tạp chí khoa học nổi tiếng quốc tế Cell Host & Microbe đã công bố một báo cáo nghiên cứu mới, trong đó so sánh Pfizer BNT, AZ, Sinopharm và Sputnik V, kết quả cho thấy nồng độ kháng thể tạo ra từ Sinopharm và Sputnik V là “tương đối thấp”. Với những trường hợp “nhiễm đột phá” sau khi tiêm 2 liều vắc-xin được chẩn đoán gần đây, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tiêm vắc-xin Sinopharm đặc biệt dễ bị nhiễm đột phá.
Nghiên cứu này được thực hiện ở Mông Cổ từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay, điều tra tổng số 196 người thành niên đã được tiêm hai liều vắc-xin COVID-19.
Dịch bệnh đợt này tại Trung Quốc sau khi bùng phát từ giữa tháng 10, đến nay đã nhanh chóng lan ra 21 tỉnh thành. Đến hết ngày 16/11, có tổng cộng 1.327 ca nhiễm bản địa.
Theo thông tin từ trang web của Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia Trung Quốc, đến ngày 16/11/2021, toàn Trung Quốc báo cáo tổng cộng đã tiêm hơn 2,4 tỷ liều. Nhưng đến nay vẫn không cách nào ngăn được làn sóng biến thể Delta lây lan.
Trên thực tế, làn sóng dịch mới nhất này xảy ra tại Trung Quốc, rồi truyền ra nước ngoài, rồi ở nước ngoài biến đổi thành các loại biến chủng khác nhau. Theo dữ liệu hiển trên nền tảng theo dõi virus biến chủng thời gian thực “NextsTrain”, tính đến tháng 1/2021, toàn cầu đã có gần 4000 kiểu gen virus đã đột biến.
Ngày 16/11, tờ Liên Hợp Tảo Báo đưa tin, biến chủng Delta của virus viêm phổi Vũ Hán là chủng virus chính đang lây lan chính trên toàn cầu. Trong đó, chủng biến thể kiểu phụ AY.4.2 của Delta thu hút được sự chú ý nhất. Dữ liệu của WHO cho thấy AY.4.2 hiện đã lan rộng đến ít nhất 42 quốc gia và khu vực.
Trí Đạt (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa vắc-xin Trung Quốc COVID-19 Vắc xin COVID-19 Dịch bệnh ở Trung Quốc Vắc-xin Sinopharm Vắc-xin Sinovac tiêm trộn vắc-xin COVID-19