Trung Quốc: Tỉ lệ sinh giảm, khủng hoảng dân số đang đến gần?
- Huệ Anh
- •
Mới đây, Viện Khoa học Xã hội Trung Quố công bố báo cáo cho biết, dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm 1,442 tỷ người vào năm 2029, đến năm 2030 sẽ bước sang giai đoạn giữ tăng trưởng âm. Nhưng nếu tỉ lệ sinh tiếp tục giữ ở mức 1,6 thì tăng trưởng âm sẽ xuất hiện sớm vào năm 2027.
Ảnh minh họa từ Getty Images
Ngày 3/1, Trung tâm Dân số thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cùng Nhà xuất bản Văn Hiến Trung Quốc đã công bố “Sách xanh Dân số và lao động: Báo cáo về vấn đề dân số và lao động Trung Quốc” chỉ ra, thời kỳ dân số Trung Quốc tăng trưởng âm sắp đến, xu thế này trước tiên sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế.
Sách xanh này cũng dẫn kết quả dự báo của Liên Hiệp Quốc cho thấy, dân số tuổi lao động của Trung Quốc trong tương lai dài sẽ tiếp tục giảm mạnh, đến năm 2050 sẽ giảm 200 triệu người.
Ông Cao Văn Thư – Nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Dân số Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc chỉ ra, từ năm 2013 dân số độ tuổi lao động của Trung Quốc đã giảm rõ rệt, dân số cần nuôi nấng tăng hàng năm, “lợi tức dân số” (demographic dividend) đang biến mất. Bên cạnh đó, số lượng con thứ 2 trong các gia đình giảm cũng khiến cho thời kỳ tăng trưởng dân số âm đến sớm hơn.
Theo tờ “Tin tức Kinh tế hàng ngày” (National Business Daily) đưa tin, năm 2018, các khu vực như Ninh Ba, Thanh Đảo, Liễu Thành công bố dự đoán dân số mới sinh đều giảm, nhất là số lượng con thứ 2 đều giảm rõ rệt. Ví dụ như Liễu Thành, con thứ 2 chiếm 62,98% tổng số sinh, giảm 35,83%.
Học giả về vấn đề dân số Trung Quốc Hà Á Phúc cũng cho biết, bắt đầu từ năm 2016, Trung Quốc mở của toàn diện chính sách 2 con, số trẻ mới sinh không tăng mà ngược lại còn giảm. Năm 2019, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh mở cửa toàn diện chính sách sinh đẻ.
Số liệu được công khai cho thấy, năm 2016 sau khi thực hiện chính sách 2 con, năm 2017 dân số mới sinh giảm 3,5%; năm 2018, số trẻ sinh ra ở Trung Quốc giảm 14,2%. Khảo sát mẫu cho thấy tỉ lệ sinh năm 2015 và 2016 chỉ là 1,05 và 1,24, và số sinh năm 2018 chỉ là 83% vào năm 2016. Theo cơ cấu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tỉ lệ sinh năm 2018 chỉ khoảng 1,05 (dưới 1,1 là xác suất cao, thậm chí chưa đến 1,0), thấp hơn nhiều so với dự báo 4,4 của năm 2012 và dự báo 2.1 cho năm 2015 của cơ quan chức năng.
Đằng sau vấn đề này có 2 nguyên nhân chính. Chính phủ Trung Quốc đã đánh giá cao mong muốn sinh con của thế hệ trẻ, cho rằng mở cửa chính sách con thứ 2 thì tỉ lệ sinh sẽ tăng như kỳ vọng. Thứ 2 là, chi phí nuôi nấng chăm sóc con nhỏ cao, chính sách phúc lợi của Trung Quốc không đủ đáp ứng.
Nhất là ở các thành phố lớn của Trung Quốc, chi phí khi sinh con còn cao hơn nữa, từ khi sinh ra đến lúc đi học, chi phí về kinh tế và thời gian không ngừng tăng cao.
Mặc dù năm 2017, Bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra việc sẽ xây dựng chế độ thuế thu nhập cá nhân mới. Nhưng người dân lại không có được “cảm giá có” đối với việc cải cách chính sách này, cũng tức là “phúc lợi” chỉ như hạt cát trên sa mạc.
Điều này khác biệt rất nhiều so với việc thực thi chính sách phúc lợi của các nước phát triển phải đối mặt với thực trạng tỉ lệ sinh giảm mạnh.
Ví như nước Pháp, để khuyến khích sinh đẻ, chính phủ đã xây dựng được chế độ trợ cấp và đa dạng hóa tương đối hoàn thiện, bao gồm nhiều mắt xích như trợ cấp khi trẻ mới sinh, nuôi nấng, gửi nhà trẻ và cả tổn thất thu nhập đối với cha mẹ, hơn nữa lại nghiêng nhiều về những cặp vợ chồng thu nhập thấp, gia đình đơn thân, nhiều con cái.
Tại Úc, để khuyến khích sinh đẻ, chính quyền địa phương và đơn vị còn dùng tiền và ngày nghỉ để thưởng và giúp đỡ gia đình. Khi con cái vào học mẫu giáo, cha mẹ chỉ lo một nửa chi phí, nửa còn lại sẽ do chính phủ chi trả cho trường mẫu giáo. Trong thời gian sản phụ nằm viện, cũng không phải chi tiền, khi nằm viện Bác sĩ sẽ kiểm chăm sóc tận tình và còn có người đưa 3 bữa cơm trong 1 ngày.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa dân số khủng hoảng dân số chính sách sinh đẻ