Trung Quốc xác định năm 2025 – 2027 là năm dịch vụ sức khỏe tâm thần
- Theo VOA
- •
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba (2/1) rằng Trung Quốc sẽ thiết lập đường dây nóng về sức khỏe tâm thần, thành lập các trung tâm sức khỏe tâm thần khu vực trên toàn quốc, và “tích cực phát triển các chuyên khoa lâm sàng quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần”.
- ‘Quốc khánh’ Trung Quốc: Đoàn thanh niên mặc đồ bệnh nhân tâm thần đi du lịch
- Trung Quốc: Khi xã hội do những bệnh nhân tâm thần lãnh đạo
- Khảo sát: Hơn 95 triệu người Trung Quốc từng mắc chứng trầm cảm
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố, đến năm 2025, mỗi tỉnh và thành phố trên cả nước sẽ có ít nhất một bệnh viện cung cấp dịch vụ ngoại trú cho các bệnh rối loạn tâm thần và giấc ngủ.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, trong số 1,4 tỷ người Trung Quốc có 54 triệu người bị trầm cảm và khoảng 41 triệu người mắc chứng rối loạn lo âu.
Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc tuần này dẫn lời ông Tạ Bân (Xie Bin), Bí thư đảng ủy Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thượng Hải, nói rằng tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên là khoảng 2%.
Theo kế hoạch hành động quốc gia 3 năm của Trung Quốc được triển khai vào năm 2023, dự kiến đến năm nay, hơn 95% trường học ở Trung Quốc sẽ có giáo viên giáo dục sức khỏe tâm thần toàn thời gian hoặc bán thời gian trong năm nay.
Tâm lý và tâm thần luôn là một vấn đề xã hội rất phổ biến và nghiêm trọng trong xã hội độc tài Trung Quốc. Vì mục tiêu gọi là ổn định xã hội, chính quyền Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp đàn áp toàn diện đối với những người khiếu nại và bảo vệ quyền lợi do gặp bất công, đẩy họ vào tình cảnh tuyệt vọng. Nhiều học sinh tuổi vị thành niên không chịu nổi áp lực học tập và kỳ thi đại học đã mắc bệnh trầm cảm, với nhiều trường hợp nhảy lầu, nhảy sông tự tử xảy ra liên tục.
Trong hai năm qua, nền kinh tế Trung Quốc xấu đi nghiêm trọng, hàng loạt nhà máy đóng cửa và số người thất nghiệp tăng vọt với tốc độ chưa từng thấy, dẫn đến xung đột xã hội ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Những người thuộc tầng lớp trung lưu và người dân tầng lớp thấp hơn, vì mất việc làm hoặc nhà ở, thường dễ dàng bị đẩy đến bước đường cùng bởi một sự kiện ngẫu nhiên nào đó, dẫn đến việc liều lĩnh thực hiện các hành động mạo hiểm.
Vào giữa tháng trước, tại Chu Hải, một người đàn ông 62 tuổi đã nghỉ hưu đã lái một chiếc xe địa hình mới tinh lao vào đám đông đang tập thể dục trên sân vận động ngoài trời, khiến 35 người thiệt mạng và 43 người bị thương. Vụ việc này đã gây ra sự chú ý mạnh mẽ cả trong nước Trung Quốc và quốc tế.
Ngoài ra, nhiều vụ hành hung, giết người trong các trường hợp công khai đã xảy ra ở nhiều nơi như Tô Châu tỉnh Giang Tô, Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông, Thường Đức tỉnh Hồ Nam, tỉnh Cát Lâm Đông Bắc Trung Quốc, v.v, gây hoang mang cho người dân Trung Quốc và người nước ngoài tại Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng tình hình kinh tế suy thoái và cuộc sống ngày càng khó khăn đang gây tổn hại ngày càng lớn đến sức khỏe tâm thần của người dân.
Số liệu thống kê tội phạm chính thức của Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ tội phạm bạo lực ở nước này thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Tuy nhiên, những dữ liệu đó được nhiều người coi là số liệu sai sự thật đã được các cơ quan hữu quan của Trung Quốc “chỉnh sửa”.
Từ khóa trầm cảm bệnh tâm thần Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc