Vào đêm trước ‘Quốc khánh’ Trung Quốc 1/10, học viên Pháp Luân Công tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc Đại Lục đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt cóc.

id14294642 IMG 9801
Vào ngày 20/7/2024, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức tuần hành phản bức hại ở trung tâm thành phố. (Ảnh: Grace Yu / Epoch Times)

Ông Ngô Thiệu Bình, một cựu luật sư nhân quyền người Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ, nói với Epoch Times rằng những vụ bắt cóc này đều thấm đẫm máu và nước mắt của các học viên Pháp Luân Công, và là hành vi vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Sau đây là một số trường hợp được Minghui.org ở Bắc Mỹ báo cáo:

Ít nhất 14 người ở Diên Khánh, Bắc Kinh bị bắt cóc trong một ngày

Ngày 23/9, ít nhất 14 học viên Pháp Luân Công ở quận Diên Khánh, Bắc Kinh đã bị bắt cóc cùng lúc, và hầu hết nhà của họ đều bị lục soát trái phép.

Các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc bao gồm: Ngô Phương Linh, Lương Phượng Liên, Trương Diễm Vinh, Dương Tú Lan, Hác Tú Phong, Trương Tú Hoa, Tịch Bình, Vũ Chấn Diệp, Lưu Ngọc Linh, Vương Triều Anh, Trương Yến (Trương Xuân Phượng) cùng chị cả và em gái thứ tư của cô.

Vương Kiến Dân – chồng của Ngô Phương Linh, và Quách Chấn Phương – chồng của Vương Triều Anh, dù không tu luyện Pháp Luân Công nhưng cũng bị bắt cóc cùng lúc.

Hơn 10 người bị bắt cóc ở Trường Xuân, Đôn Hoa và Liêu Nguyên của tỉnh Cát Lâm

Ngày 7/9, cảnh sát thuộc Đại đội An ninh Quốc gia của thị trấn Đại Thạch, thành phố Đôn Hóa, tỉnh Cát Lâm đã bắt cóc 4 học viên Pháp Luân Công, trong đó có Lưu Cảnh Bình, Vương Lệ Đông.

Ngày 7/9, cảnh sát từ Sở cảnh sát Cát Lâm Trường Xuân đã bắt cóc học viên Pháp Luân Công Trương Phượng Diễm và lục soát nhà cô bất hợp pháp.

Ngày 7/9, Tôn Lệ Quân, học viên Pháp Luân Công ở Ký túc xá Khai thác mỏ quận Triều Dương, thành phố Trường Xuân, bị nhiều cảnh sát từ Đồn cảnh sát Nam Hồ Tân Thôn bắt cóc tại nhà.

Sáng ngày 12/9, bốn cảnh sát từ Đồn cảnh sát Đông Triều Dương Lộ, thành phố Trường Xuân đã bắt cóc học viên Pháp Luân Công Thịnh Hương Mai và lục soát trái phép nhà cô. Tổng cộng có 5 người bị bắt cóc vào ngày hôm đó, gồm các nữ học viên Pháp Luân Công Thịnh Hương Mai, cô Trần, cô Tư, cô Lư.

Ngày 12/9, học viên Pháp Luân Công Trịnh Thục Lan ở Trường Xuân bị bắt cóc.

Ngày 19/9, cảnh sát thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm đã bắt cóc các học viên Pháp Luân Công Lý Văn, Vương Hồng và lục soát trái phép nhà họ.

Bắt cóc lan rộng khắp Trung Quốc

Sơn Đông: Ngày 12/9, học viên Pháp Luân Công Triệu Vệ Đông và vợ là Tôn Tú Vĩ ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, bất ngờ bị Hầu Tín Lượng – một cảnh sát từ Sở cảnh sát Từ Gia Lầu, bắt cóc khi đang giao hàng trong siêu thị.

Tôn Tú Vĩ được thả vào đêm hôm đó. Con trai của Triệu Vệ Đông bị bại não do tai nạn y tế và nằm liệt giường quanh năm, không thể tự chăm sóc bản thân và cần người chăm sóc.

Ngày 14/9, học viên Pháp Luân Công Ngô Tuấn Phong đến từ Tế Nam, tỉnh Sơn Đông bị bắt cóc từ nhà của một học viên Pháp Luân Công khác ở Tế Nam. Sáng ngày 15/9, cảnh sát đến nhà thông báo rằng ông đã bị bắt.

Ngày 26/9, học viên Pháp Luân Công Trương Chi Dung ở thành phố Lai Tây, tỉnh Sơn Đông, bị cảnh sát từ Đại Đội An ninh Quốc gia Lai Tây và cảnh sát mặc thường phục từ Sở cảnh sát Thủy Tập, Lai Tây bắt cóc, hiện đang bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại giam Lai Tây.

Ngày 29/9, Lưu Binh Hoan, học viên Pháp Luân Công ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, bị cảnh sát An ninh Quốc gia tại địa phương bắt cóc từ huyện Dương Sơn, thành phố Thanh Viễn.

Hà Bắc: Ngày 12/9, Cao Phượng Tiên, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cao Bi Điếm, tỉnh Hà Bắc, bị cảnh sát từ Cục Công an Cao Bi Điếm bắt cóc. Cảnh sát đặc nhiệm đã đột nhập vào nhà cô và lục soát trái phép.

Ngày 25/9, các học viên Pháp Luân Công Hác Thục Bình và Hồ Thụy Phúc ở quận Phong Nhuận, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Vương Điếm Tử bắt cóc khi đang giảng rõ sự thật Pháp Luân Công tại khu chợ ở thị trấn Vương Điếm Tử, quận Loan Châu, thành phố Đường Sơn, hiện đang bị giam giữ tại Đồn cảnh sát Vương Điếm Tử.

Học viên Pháp Luân Công Trương Ái Quốc ở huyện Khúc Dương, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, bị giam giữ trái phép 7 ngày và trở về nhà vào ngày 1/10/2024.

Hắc Long Giang: Tối ngày 11/9, các học viên Pháp Luân Công Lưu Vinh Phẩm và Đông Minh Lan từ thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang bị bắt cóc, nhiều học viên khác bị sách nhiễu.

Ngày 4/9, Lưu Đoan Huệ, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, vừa kết thúc một năm bị giam giữ bất hợp pháp, nhưng ngay khi bước ra khỏi cửa nhà tù, cô đã bị Sở cảnh sát phố Cam Tỉnh Tử Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bắt cóc, hiện đang bị giam giữ bất hợp pháp tại Đồn cảnh sát đường Cam Tỉnh Tử.

Liêu Ninh: Ngày 1/9, học viên Pháp Luân Công Lý Tú Bội ở quận Thiết Tây, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bị bắt cóc. Cảnh sát nói rằng ban đầu cô ấy sẽ bị giam giữ trong 30 ngày, nhưng hiện giờ cô ấy lại bị đặt dưới sự giám sát của khu dân cư, yêu cầu phải báo cáo mọi lúc mọi nơi.

Ngày 6/9, Vương Tú Kiệt, học viên Pháp Luân Công ở quận Thiết Tây, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt cóc bởi các cảnh sát từ Sở cảnh sát Tháp Loan quận Hoàng Cô và Đội an ninh chính trị quận Hoàng Cô tại cổng khu dân cư nơi cô sinh sống.

Quảng Đông: Ngày 13/9, học viên Pháp Luân Công Lương Thu Viện ở thị trấn Pha Tâm, quận Mậu Cảng, thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, bị cảnh sát An ninh Quốc gia quận Điện Bạch và cảnh sát Sở Cảnh sát Pha Tâm bắt cóc, hiện chưa rõ tung tích.

Ngày 14/9, học viên Pháp Luân Công Lý Khánh Hoa ở Bayview Hill tại Phiên Ngung, Quảng Châu, bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Thị Kiều của Cục Công an quận Phiên Ngung bắt cóc. Nhà của ông cũng bị lục soát. Ông hiện đang bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại giam quận Phiên Ngung. Trước khi bị bắt cóc, ông và gia đình đã hẹn gặp nhau vào dịp Trung thu.

Thiên Tân: Ngày 24/9, các học viên Pháp Luân Công Dương Quảng Thụy và Tiểu Khương ở quận Vũ Thanh, thành phố Thiên Tân giải thích sự thật Pháp Luân Công tại siêu thị ở thị trấn Tào Tử Lý.

Ngày 25/9, Đại đội An ninh Quốc gia và Đồn Cảnh sát Thị trấn Cao Tử Lý đã phái 15 cảnh sát mặc thường phục bắt cóc Dương Quảng Thụy, Tiểu Khương, Đỗ Ngọc Bách (chồng của Tiểu Khương) và lục soát trái phép nhà của họ.

Vào tháng Chín, 18 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị đàn áp và ít nhất 57 học viên bị kết án oan

Minghui.org đưa tin, vào tháng Chín năm nay, 18 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị đàn áp và ít nhất 57 học viên bị kết án oan. Độ tuổi trung bình là 63 tuổi (trừ những người chưa rõ tuổi), người lớn tuổi nhất là 86 tuổi. Lưu Đông Tiên, Vương Thục Hoa và Trình Liên Liên là 3 trong số những nạn nhân trên.

Các khu vực có án phạt trái luật nghiêm trọng nhất là tỉnh Hà Bắc, tỉnh Liêu Ninh mỗi nơi 7 người, tỉnh Hắc Long Giang 6 người, tỉnh Sơn Đông và thành phố Bắc Kinh mỗi nơi 5 người. Thời hạn phạt tù phi pháp tối đa là 13 năm.

Học viên Pháp Luân Công Lưu Đông Hiền ở huyện Đào Nguyên, thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam bị kết án bất hợp pháp 3 lần với tổng thời gian là 16 năm. Năm 2016, bà bị kết án oan 9 năm tù tại Nhà tù Nữ tỉnh Hồ Nam và được thả về nhà. Tháng 5 năm nay vài ngày sau khi về nhà, bà qua đời ở tuổi 72.

Vương Thục Hoa, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, và gia đình bà đã bị buộc phải sống vô gia cư trong 11 năm. Trong thời gian này, họ đã bị cảnh sát tiêm thuốc độc, khiến thể chất và tinh thần bị tổn thương nghiêm trọng. Ngày 14/8 năm nay bà tròn 68 tuổi.

Trình Liên Liên, học viên Pháp Luân Công ở huyện Hồng An, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt cóc vào năm 2018 vì phân phát tài liệu nói rõ sự thật về Pháp Luân Công. Giữa tháng 9/2024, bà bị kết án bất hợp pháp 8 năm tù.

Luật sư nhân quyền: Vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công

Ông Ngô Thiệu Bình nói với Epoch Times:

“Mỗi vụ án ở đây đều là một lần vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng. Trong mỗi vụ án, đôi bàn tay của ĐCSTQ đều nhuốm máu và nước mắt của học viên Pháp Luân Công. Vì tất cả đều liên quan đến các quyền cá nhân cơ bản nhất, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do nhân thân và quyền tự do tín ngưỡng của họ. Nó (ĐCSTQ) đã vi phạm mọi thứ. Quyền về sức khỏe cũng bị xâm phạm.”

“Học viên Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại nặng nề nhất. Nhiều người đã bị đánh đến chết sau khi vào đây. Ngay cả quyền sống của họ cũng bị tước đoạt.”

Ông cho biết đây là “những vụ bắt giữ bất hợp pháp và vi phạm Hiến pháp”.

Điều 36 Hiến pháp Trung Quốc quy định công dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Ông Ngô Thiệu Bình nói rằng ĐCSTQ muốn loại bỏ tất cả những tiếng nói bất đồng, và coi những người đòi quyền lợi một cách hợp pháp là kẻ thù.

“Mục đích của ĐCSTQ khi làm điều này là đưa Trung Quốc bước vào một xã hội đen tối hơn, loại bỏ mọi phe đối lập và những tiếng nói bất đồng, không cho phép người dân có niềm tin của riêng mình. Mọi việc đều phải do ĐCSTQ quyết định, tức là ĐCSTQ có tiếng nói cuối cùng.”

“Pháp Luân Công ủng hộ quyền yêu cầu được biết sự thật và quyền tự do tín ngưỡng. Họ (ĐCSTQ) không cho phép bạn nói sự thật, họ cũng không cho phép tin theo tín ngưỡng của mình. Bạn phải chấp nhận sự cải tạo của tôi (ĐCSTQ) và tư tưởng của tôi (ĐCSTQ).”

“Luật của họ (ĐCSTQ) có thể được viết rất hay. Nhưng đối với ĐCSTQ, bất cứ ai muốn đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình đều là kẻ thù của họ.”

Ông Ngô Thiệu Bình nói rằng những vụ bắt cóc này là sự tiếp nối của cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, cuộc đàn áp này ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Ông nói: “Dù là Liêu Ninh, Thiên Tân hay Bắc Kinh, ở khu vực phía bắc này, cuộc đàn áp và bắt giữ trái phép Pháp Luân Công không ngừng gia tăng.”

Ông nói: “Cuộc đàn áp này vẫn đang tiếp diễn.” “ĐCSTQ ngày càng hung hãn hơn đối với Pháp Luân Công, họ liên tục tăng cường đàn áp Pháp Luân Công.”

Ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công”.

Dự luật yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.

Screenshot 2024 07 02 at 7.08.33 AM
Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công. (Ảnh chụp màn hình)

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)