Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc tăng kỷ lục, 80% là do nợ nần
- Phương Hiểu
- •
Theo các tin từ truyền thông chính thức tại Trung Quốc, số người tự tử ở nước này trong nửa đầu năm 2024 là trên 230.000 người, trong đó 80% là do nợ nần.
Tờ NetEase gần đây đưa tin, sau khi kết thúc dịch bệnh COVID-19 thì tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc bắt đầu tăng vọt, nhưng năm nay đã lên mức kỷ lục.
Số người chết vì tự tử ở Trung Quốc năm 2023 là 260.000 người, năm 2024 tiếp tục cho thấy xu hướng tăng cao khi số người tự tử trong nửa đầu năm nay đã trên 230.000 người, tương ứng năm là 32,9/100.000, tăng 76,9% so với năm trước – đây là kỷ lục lịch sử.
Tỷ lệ tự tử trung bình quốc tế chỉ là 10/100.000, tỷ lệ tự tử của Trung Quốc như vậy là cao gấp 3,29 lần mức trung bình quốc tế.
Theo thông tin truyền thông Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2024 có hơn 230.000 người tự tử, trong đó 80% là do nợ nần.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu liên quan, số vụ tự tử thực tế thường cao hơn 3-5 lần so với số vụ tự tử được nhà chức trách Trung Quốc công bố, từ đó suy tính số vụ tự tử thực tế ở Trung Quốc có thể lên tới hơn 900.000 người mỗi năm, chưa kể rất nhiều trường hợp người cố gắng tự tử nhưng không thành.
Gần đây một blogger ở Hà Nam gây chú ý với thông tin “lại thêm một cặp vợ chồng trẻ lìa đời vì nợ nần”: Một cặp vợ chồng thế hệ sinh sau 1980 đã tự tử tại nhà riêng của họ, lặng lẽ kết thúc cuộc đời của họ khi độ tuổi còn trẻ. Blogger này cho hay, “Khi cấp cứu 120 đến, hai người họ đã hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sống. Trên bàn còn có thẻ căn cước và một bức thư tuyệt mệnh. Trên bức thư tuyệt mệnh viết, ‘Bị ảnh hưởng bối cảnh chung những năm gần đây, công việc kinh doanh thất bại, khoản vay nợ rất nhiều dẫn đến tất cả các công việc kinh doanh của chúng tôi phải đóng cửa… Mỗi ngày trôi qua trong cảnh dày vò, không thấy một chút hy vọng nào. Thật sự không thể trụ được nữa. Khi mọi người thấy bức thư này thì chúng tôi không còn ở trên thế giới này nữa'”.
Bài viết của blogger Hà Nam cho biết, người Trung Quốc hiện nay không dám tiêu tiền, bởi vì chăm sóc y tế đắt tiền, giáo dục đắt tiền, nhà ở đắt tiền. Tiền họ kiếm chủ yếu phải dùng trả nợ thế chấp, giáo dục con cái cũng phải tính toán, còn phải để lại chút tiền cho mình đi khám bệnh, ai dám tiêu tiền? Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân, “Đông đảo người dân thường Trung Quốc khó khăn, do tình trạng của cải phân phối không đồng đều. Dữ liệu từ Báo cáo Tài sản Trung Quốc năm 2023 do Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc (CICC) công bố vào ngày 18/6/2024 cho thấy 7% người giàu ở Trung Quốc chiếm 93% tài sản, trong khi 93% còn lại chỉ chiếm 7% tài sản”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, cứ mỗi 40 giây, trên thế giới lại có một người tự sát; mỗi năm có khoảng 10 – 20 triệu vụ tự sát, trong đó có khoảng hơn 800.000 người chết do tự sát. |
Theo Phương Hiểu, Epoch Times
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Tự tử Tự sát Tự tử ở Trung Quốc