Đạo trị quốc: Khi quốc gia vô đạo thì che giấu tài năng
- Ninh Sơn
- •
Trong Luận Ngữ có chép lại một câu nói của Khổng Tử dành cho Ninh Vũ Tử rằng: “Ninh Vũ Tử, khi quốc gia có luân lý đạo đức, thì ông hãy hiển lộ tài trí của mình; khi quốc gia vô đạo, ông nên thể hiện giả như người ngu muội. Hiển lộ tài năng là việc mà nhiều người có thể làm thế được; còn giả ngu là việc mà người bình thường khó làm được”.
Tại sao khi đất nước vô đạo thì cần che giấu không để lộ tài năng mà biểu hiện ra giống như là người ngu muội vô tri? Khi đất nước vô đạo, một hôn quân cầm quyền, tiểu nhân đắc thế, triều đình và quan lại cầu danh, cầu lợi, tranh quyền đoạt thế. Thậm chí những người ở trong trong hoàn cảnh xã hội ấy cũng bị ô nhiễm mà không tự biết, cuốn trôi theo dòng. “Không nhận ra diện mạo chân thực của núi Lư Sơn, là bởi vì chính thân đang ở trên núi”. Chỉ có những kẻ sĩ có thể thoát ra khỏi thế tục, đặt tâm ngoài thế tục, mới có thể tại trong thế giới hỗn loạn này mà điềm nhiên giữ gìn sự thuần khiết của bản thân, vững tâm bất động, ở trong bùn bẩn mà không bị ô nhiễm.
Một người có danh tiếng có năng lực, khi đất nước vô đạo, nếu muốn ở trong dòng đời ô hợp, thì thường rất khó làm được, thậm chí còn dễ bị ràng buộc bởi danh tiếng, bị tiểu nhân cuốn nhập vào dòng xoáy quyền lực, rất khó có thể ứng phó mà không bị ảnh hưởng. Ai có thể thích ứng với thiên thời, thế cuộc mà động tĩnh tùy nghi, hơn nữa hành vi có tiết độ, có thể kiên định chính đạo, thủy chung như nhất?
Người hiện đại truy cầu thỏa mãn cá nhân, thường muốn phá bỏ những quy phạm đạo đức. Chân thành thiện lương, khắc kỷ phục lễ, đã trở thành quá viển vông, rất không thực tế và rất khó hiểu. Khi đó chẳng phải những người kiên định chính đạo, coi nhẹ danh lợi, không bị trôi theo dòng đời ô nhiễm trong con mắt mọi người đã trở thành người ngu muội vô tri nhất sao? Những người như vậy sẽ phải chịu áp lực rất lớn, nhưng chẳng phải họ chính là hy vọng cho xã hội tương lai sao?
Nói về đạo đức và lợi ích, trong “Chiến Quốc sách” có ghi lại một câu chuyện về Phùng Hoan, một danh sĩ thời Chiến Quốc như vậy. Phùng Hoan làm khách của Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân là người yêu thích kẻ sĩ nên trong nhà nuôi ăn hàng nghìn thực khách, mỗi người đều có tài năng riêng, nhưng cũng có rất nhiều người chưa bao giờ hiển lộ, trong đó có Phùng Hoan. Có lần Mạnh Thường Quân cần người đi thu nợ ở đất Tiết, nhớ đến Phùng Hoan chưa góp sức bao giờ, bèn yêu cầu Phùng Hoan đi.
Phùng Hoan tới nơi, triệu mọi người đến, thu tiền lãi. Sau đó mua nhiều rượu ngon và trâu béo, những người có nợ trả được cũng đến, những người nợ mà không trả được cũng đến. Phùng Hoan chiêu đãi họ, sau đó cầm giấy vay tiền đối chiếu, ai trả được thì hẹn ngày trả, ai nghèo không trả nổi thì đốt giấy xóa nợ cho, rồi nói:
“Mạnh Thường Quân sở dĩ cho vay tiền, để giúp dân không có sản nghiệp cũng có thể làm nghề nông, còn việc thu lời, vì không có gì phụng dưỡng môn khách đấy thôi. Nay, nhà nào sung túc thì hẹn thời gian trả, ai nghèo khó thì đốt giấy nợ xóa cho. Các vị gắng ăn uống đi. Có chủ nhân như thế, há nỡ phụ ru!”
Phùng Hoan về đến nơi, kể chuyện thu nợ. Mạnh Thường Quân không hài lòng, chất vấn Phùng Hoan. Phùng Hoan giải thích rằng người không trả được nợ mà cứ gán nợ, thì Mạnh Thường Quân mang tiếng hám lợi mà không yêu sĩ dân. Đốt giấy nợ vô dụng vốn không đòi được, lại đổi lấy danh tiếng tốt cho Mạnh Thường Quân chính là việc nên làm. Mạnh Thường Quân nghe ra, bèn chắp tay tạ lỗi.
Sau, Tề Mẫn Vương trúng kế hủy báng, lại e ngại danh tiếng của Mạnh Thường Quân, sợ bị mất vương vị, bèn phế truất Mạnh Thường Quân. Bấy giờ danh sĩ đi theo Mạnh Thường Quân bỏ đi hết, chỉ còn có Phùng Hoan. Mạnh Thường Quân về đất Tiết, những người dân trước kia chịu ơn ông đều ra nghênh đón. Bấy giờ Mạnh Thường Quân lại càng hiểu hơn về nhân nghĩa và danh lợi.
Dựa theo “Tinh giải Luận Ngữ“
Đăng trên ChanhKien.org
Ninh Sơn biên tập
Xem thêm:
- Đạo trị quốc: Đồng cam cộng khổ với dân chúng
- Đạo trị quốc: Lấy mình làm gương mà được lòng dân chúng
Mời xem video:
Từ khóa đạo trị quốc