ĐCSTQ đã bóp méo bộ môn lịch sử như thế nào?
- Blogger Thuận Nhân
- •
Lịch sử hơn 100 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được viết bằng máu và những lời dối trá. Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, khoảng 60 đến 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội đã bị giết hại, để lại đằng sau những gia đình tan nát của họ. Những câu chuyện đằng sau lịch sử đẫm máu này vừa cực kỳ bi đát vừa ít được giới trẻ Trung Quốc hiện đại biết đến, một phần chủ yếu là bởi vì ĐCSTQ đã bóp méo bộ môn lịch sử…
Lịch sử chính là một tấm gương có thể đoán định hưng vong. Các quốc gia văn minh lớn trên thế giới đều bảo tồn một lượng lớn các tư liệu lịch sử, nhờ đó mọi người có thể thu được từ lịch sử những bài học phong phú bổ ích. Lịch sử là một tham chiếu quý báu cho việc lập thân xử thế và sự phát triển của dân tộc. Một dân tộc mà không hiểu rõ lịch sử của chính mình cũng giống như một người mất đi trí nhớ, hoàn cảnh đó đáng thương vô cùng.
Nhưng lịch sử của ĐCSTQ lại không tốt đẹp gì, lịch sử chân thực là điều đại kỵ đối với đảng. Nhằm chứng minh cho sự thống trị hợp pháp của mình, ĐCSTQ ắt phải bóp méo lịch sử, thao túng quyền giải thích lịch sử. Các học giả của chế độ đã xuất ra đủ các chiêu bài, đưa lịch sử Trung Quốc vào “năm giai đoạn phát triển” giả tạo và rút ra kết luận là “lịch sử đã lựa chọn ĐCSTQ”. Đọc toàn bộ tài liệu giảng dạy về lịch sử Trung Quốc, ấn tượng mạnh là:
Chiến tranh nông dân là động lực phát triển của lịch sử, ngay từ khi xuất hiện những cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời nhà Tần, người dân Trung Quốc đã mỏi mắt trông ngóng sự xuất hiện của một chính đảng cách mạng có thể cứu họ thoát khỏi nước sôi lửa bỏng, sự trông mong này đã kéo dài 2.000 năm. Cuối cùng “Tiếng pháo của Cách mạng tháng 10 bùng nổ”, ĐCSTQ đã đến.
Nhưng sự thật là, lịch sử 68 năm của ĐCSTQ được viết bằng máu và những lời dối trá. Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó đã giết chết những người sở hữu đất đai để giải quyết vấn đề về các mối quan hệ sản xuất ở nông thôn. Nó đã giết hại các nhà tư sản để đạt mục đích cải cách công thương và giải quyết các mối quan hệ sản xuất ở thành thị. Dù việc giết người này bản chất là không cần thiết nhưng ĐCSTQ vẫn kiên quyết dùng bạo lực và máu để giải quyết các vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế (Xem bài: “Lấy của người giàu chia cho người nghèo” là tốt hay là xấu?).
Tương tự như vậy, giải quyết các vấn đề liên quan đến thượng tầng kiến trúc cũng cần phải chém giết. Cuộc đàn áp Nhóm chống Đảng Hồ Phong (các học giả phản đối chính sách tuyên truyền giáo dục giáo điều), và Phong trào chống cánh hữu đã tiêu diệt những người trí thức. Việc giết hại những tín đồ Cơ đốc giáo, những người tu Đạo, các Phật tử và những người dân tộc đã giải quyết các vấn đề tôn giáo. Các cuộc tàn sát trên diện rộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa đã thiết lập được quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ về chính trị và văn hóa. Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được dùng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng chính trị và đè bẹp những đòi hỏi dân chủ. Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công nhằm giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống.
Tất cả những hành động nói trên đều nhằm để củng cố quyền lực của ĐCSTQ và duy trì sự thống trị của nó khi nó liên tục phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng về tài chính, khủng hoảng về chính trị, hoặc khủng hoảng về niềm tin (tín ngưỡng).
Từ đó có thể thấy rằng, năm giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại mà ĐCSTQ đưa ra chỉ thuần túy là hư cấu, bóp méo, hoàn toàn sai lệch so với lịch sử Trung Quốc. Vậy nên ĐCSTQ chỉ hận là thời Cách mạng Văn hóa năm đó đã không đốt hết toàn bộ 25 bộ chính sử của các triều đại xuyên suốt lịch sử Trung Hoa.
Nguyên tắc chỉ đạo cho việc biên soạn giáo trình lịch sử của ĐCSTQ là:
- Những gì mà “quan niệm duy vật lịch sử” không thể giải thích thì không giảng.
- Những tội ác việc xấu của ĐCSTQ toàn bộ không giảng.
- Những thánh nhân quân tử, minh quân hiền tướng thì chọn người mà giảng, khi giảng thì nhất định phải nhấn mạnh, xoáy sâu vào “tính giới hạn về lịch sử”.
- Giảng những “tội ác của giai cấp phản động”.
- “Khởi nghĩa nông dân” phải giảng nhiều, xoáy sâu.
- “Hành trình vinh quang” của ĐCSTQ cũng phải giảng nhiều, xoáy sâu.
Ví dụ như, sách lịch sử của ĐCSTQ cũng nói về Mạnh Tử, giảng rằng: “Lao tâm giả trị nhân, Lao lực giả trị ư nhân” (Người lao tâm quản lý người khác, người lao lực bị người khác quản lý) nhằm thể hiện bản tính của “giai cấp bóc lột”. Nhưng thực chất nguyên tắc phân công là nguyên tắc căn bản của xã hội, không có phân công thì không có xã hội. Nó dựa trên quy luật tự nhiên là vạn vật không giống nhau, không đồng đều về tính chất. Chẳng phải ĐCSTQ đã lật đổ Chính phủ Quốc Dân để “trị” Trung Quốc đó sao?
(Xem thêm việc Mạnh Tử bị hiểu sai trong bài:
Vài cảm tưởng về quan niệm Nho giáo gây bất bình đẳng giai cấp)
Tương tự như vậy, khi nói về Chính phủ Quốc Dân thì ĐCSTQ vu oan cho họ rằng “tiêu cực kháng Nhật, tích cực phản cách mạng”. ĐCSTQ xưa nay không dám nói rằng người thực sự kháng Nhật chính là Chính phủ Quốc Dân, bản thân ĐCSTQ “một phần kháng Nhật, hai phần ứng phó Chính phủ Quốc Dân, bảy phần phát triển làm bản thân lớn mạnh”.
Nói về Cơ Đốc giáo thì ĐCSTQ không nói tới lời dạy “yêu người như chính mình”, mà chỉ nhấn mạnh “chiến tranh tôn giáo”, “tôn giáo là công cụ của Chủ nghĩa thực dân”, “khổ nạn của xã hội là mảnh đất phì nhiêu cho tôn giáo tồn tại và phát triển”, “tôn giáo là thuốc phiện tinh thần”, v.v.
Lại nữa, khi ĐCSTQ nói về các quốc gia phương Tây thì nhấn mạnh “tính giả tạo về dân chủ của giai cấp tư sản” và “mâu thuẫn nội tại về khủng hoảng kinh tế không thể khắc phục”, v.v.
Có thể nói rằng, lịch sử mà ĐCSTQ viết ra là một lịch sử cắt đứt mọi ký ức của nhân dân, một lịch sử mà con cháu không biết được những kinh nghiệm thực tế của ông cha mình, một lịch sử mà hằng trăm triệu người phải chịu đựng một mâu thuẫn lớn giữa việc nguyền rủa quá khứ đẫm máu của ĐCSTQ và ôm một hy vọng về tương lai của ĐCSTQ.
Những năm gần đây, cũng có một số người trẻ tuổi ý thức được việc ĐCSTQ sửa đổi lịch sử, muốn tự mình tìm đọc và nghiên cứu để hiểu rõ chân tướng lịch sử, nhưng lịch sử quan bị ĐCSTQ nhồi nhét từ trước đã chiếm vị trí chủ chốt, nên rất khó đột phá về căn bản. Về phương diện cận đại, hiện đại, ĐCSTQ thao túng tư liệu lịch sử, phong tỏa ngôn luận. Dường như mọi người đã không còn khả năng lý giải lịch sử chân chính một cách toàn diện. Nguyên nhân chính là vì không thoát khỏi cái khung lý luận “duy vật lịch sử” và “đấu tranh giai cấp”.
Blogger Thuận Nhân
Xem thêm:
- “Lấy của người giàu chia cho người nghèo” là tốt hay là xấu?
- Đọc lại “Trại súc vật” của George Orwell
- Văn hóa nghệ thuật có thể bị tuyên truyền độc tài lợi dụng như thế nào?
Mời xem video:
Từ khóa Lịch sử Trung Quốc Đảng Cộng Sản Trung Quốc