Nhiều bác thán phục huyền thoại Hàn Quốc copy nguyên xi sách giáo khoa của Nhật nên Hàn trở nên hùng mạnh!

Nể ông Tony Buổi Sáng ở chỗ này. Không có căn cứ nào mà dân ta tin sái cổ. May lần này huyền thoại môn Đức Dục của Nhật không được đưa ra.

Nếu tin vào huyền thoại trên sẽ thấy sách giáo khoa của Nhật Bản có vai trò thần thánh trong phát triển giáo dục của Nhật Bản.

Nhưng thật ra nó chỉ là một phần thôi. Nó chẳng có gì là thần thánh cả. Chân lý không thuộc về sách giáo khoa, nó thuộc về thực tiễn giáo dục.

Nếu Hàn Quốc copy sách giáo khoa của Nhật mà trở nên hùng mạnh thì quả thật tất cả các nhà giáo dục Hàn Quốc và cán bộ quản lý giáo dục của Hàn Quốc đã không hiểu tí gì về giáo dục hiện đại và giáo dục Nhật Bản.

Sách giáo khoa là nơi giao tranh ác liệt (không có máu nhưng có cả những vụ kiện bộ giáo dục kéo dài 30 năm) giữa các lực lượng, xu hướng khác nhau ở Nhật.

Bởi thế, xuyên suốt lịch sử phát triển giáo dục của Nhật Bản, sách giáo khoa bị phê phán, chỉ trích tơi bời.

Hơn nữa, cần phải nhớ rằng, ở Nhật sau 1947 không phải giáo viên nào cũng dạy nội dung trong sách giáo khoa. Ở Nhật có phong trào giáo viên tự chủ biên soạn nội dung giáo dục và luật pháp, tập quán đều công nhận tự do thực tiễn giáo dục.

Bởi thế sự phát triển của giáo dục Nhật có sự đóng góp rất lớn của các tổ chức, cá nhân giáo dục gọi là “minkan kyoiku dantai” (Đoàn thể giáo dục dân sự). Cống hiến lớn lao của họ nằm ở cả ba phương diện: lý luận, thực tiễn, phong trào.

Từ thành tựu của họ, Bộ giáo dục Nhật tổng kết, bổ sung dần dần vào chính sách quốc gia, chương trình quốc gia và đưa nhỏ giọt vào sách giáo khoa.

Nguyễn Quốc Vương
Tựa do tòa soạn đặt

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video: