Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng một tiểu hòa thượng nọ sống ở một ngôi chùa nhỏ nằm trong núi sâu. Trong chùa chỉ có hai người là sư phụ và cậu ta sống nương tựa vào nhau. Vì hương khói không vượng nên mỗi ngày hai sư đồ đều phải lao động và hóa duyên mới có thể duy trì cuộc sống. Tiểu hòa thượng rất khao khát được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Lão hòa thượng nhìn thấu tâm tư của tiểu hòa thượng, vì thế ông đã gửi cậu đến ở một ngôi chùa nổi tiếng một thời gian. Tiểu hòa thượng vui vẻ rời đi. Ở ngôi chùa mới, người rất đông đúc và náo nhiệt, hương khói thịnh vượng nên tiểu hòa thượng được ăn ngon, chơi vui nhưng chỉ có điều quan hệ giữa người và người khá phức tạp, có những lúc phát sinh những sự việc mâu thuẫn lẫn nhau.

Có một hôm lão phương trượng của ngôi chùa mới gọi tiểu hòa thượng đến và hỏi cậu ở đây có quen không. Tiểu hòa thượng đáp: “Ở đây người đông hương hỏa vượng, nhưng mối quan hệ giữa người với người đôi lúc có chút mâu thuẫn”. Vị phương trượng hỏi cậu thích ở đâu. Tiểu hòa thượng đáp: “Ở đây người đông đúc náo nhiệt, nhưng ngôi chùa trên núi lại thanh tịnh hơn”. Tiểu hòa thượng cũng không biết ở đâu mới tốt.

Phương trượng cười và nói: “Đúng vậy! Lựa chọn chính là nguồn cơn của phiền não! Vậy lựa chọn của con là dựa vào điều gì?” Tiểu hòa thượng sau khi minh bạch ra thì đến ngày thứ hai liền trở về ngôi chùa trên núi tu hành, bởi vì theo cậu ở đó thích hợp với việc tu hành hơn. Cơ điểm lựa chọn của cậu là xét đến việc tu hành của bản thân.

Kỳ thực tiểu hòa thượng nếu lựa chọn ở lại cũng có thể tu hành, vì tu hành vốn là tu tâm, chỉ là tiểu hòa thượng cảm thấy lên núi ổn hơn. Chỉ cần phù hợp với con đường tu hành của bản thân thì đều là tốt cả.

Biển rộng vì biển có thể khoan dung
(Ảnh minh họa: Anek.soowannaphoom, Shutterstock)

Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta phải đối mặt với những lựa chọn tương tự. Ví như có người không nỡ từ bỏ công việc hiện tại, nhưng lại ngưỡng mộ mức lương cao của công việc mới. Bấy giờ người ta sẽ rất phiền não không biết lựa chọn thế nào cho phải. Hay ví như có người cảm thấy người bạn đời thật sự không tâm đầu ý hợp, cũng lại có mối quan hệ bên ngoài khác, cảm thấy không rõ cần lựa chọn đường đời ra sao.

Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là phải xác định cơ điểm của bản thân là ở đâu. Nếu cơ điểm là ích kỷ, là nghĩ đến bản thân sẽ được lợi gì, thì câu trả lời sẽ khác. Nhưng trong thâm tâm mỗi người luôn có một phần thiện lương. Phần thiện lương đó sẽ hướng con người đến các giá trị đạo đức phổ quát. Như vậy người ta sẽ nghĩ thêm về người khác một chút, nghĩ rằng mình làm như vậy thì có phương hại ai không, có khiến ai bị tổn thương không, điều gì là đúng đắn, điều gì là lương tâm, điều gì là mục tiêu cao cả hơn nữa. Lúc này việc lựa chọn sẽ được nhìn dưới một góc độ hoàn toàn khác. Cũng có lẽ ở trong trạng thái này, con người mới có thể tìm thấy được tự kỷ chân chính thật sự.

Theo “Nhân sinh cảm ngộ: Lựa chọn
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Hiểu Vân

Xem thêm:

Mời xem video: