Trong cặp học sinh có những gì?
- Nguyễn Quốc Vương
- •
Ở Việt Nam, chuyện phụ huynh nhạy cảm-mẫn cảm với cái cặp nặng của học sinh rất thú vị. Nó nói lên rất nhiều thứ ở phía sau.
Chẳng hạn có thể kể ra:
- Phản ứng của phụ huynh với lối học nhồi nhét coi giáo dục là truyền đạt tri thức trong sách giáo khoa cho học sinh nhớ, hiểu, làm bài tập.
- Thói quen mang hết tất cả sách vở đi và về học của học sinh Việt Nam.
- Thói quen và tâm lý ra bài tập thật nhiều vì nghĩ đơn giản làm nhiều bài tập học sinh sẽ giỏi.
- Cơ sở vật chất và tư duy thiết kế trường học, lớp học Việt Nam không phù hợp với giáo dục hiện đại.
- …
Ở đây tôi chỉ chú ý đến hai ý cuối cùng.
Một là người Việt không quen với chuyện học sinh đem đủ thứ trong cặp của mình như bình nước, mũ, ô, thức ăn….
Hai là trường học, lớp học Việt Nam không có tư duy thiết kế và bố trí tủ đồ, nhà tắm cho học sinh sinh hoạt cá nhân tai trường. Cái này nói lên điều gì? Nó nói lên điều rất lớn thế này. Đa số trong tâm thức người Việt Nam vẫn coi trường là nơi để học sinh học-học kiểu nhai chữ mà không nghĩ trường học là nơi học sinh học tất cả những thứ thuộc về đời sống phong phú. Thế nên học sinh cứ phải bê sách đi, rồi bê sách về. Tương tự rất nhiều trường không có phòng làm việc cho giáo viên, không có cả thư viện cho nên giáo viên đến trường đơn giản chỉ là dạy rồi… về!
Cả hai điều trên nói lên rằng đời sống trường học ở Việt Nam rất đơn điệu và người ta không ý thức về “chương trình tàng ẩn” tức là môi trường văn hóa học đường tác động vô hình tới học sinh trong khi giáo dục học sinh.
Hiện nay một số trường tư, trường quốc tế và một số ít trường công “chất lượng cao” đã làm được điều này.
Tuy nhiên, tôi luôn nghĩ đến một sự phổ cập điều này chứ không phải chỉ là sự tồn tại của biệt lệ.
Bao giờ người ta xóa đi được hình ảnh trường học là nơi học sinh gò lưng ngồi đọc sách giáo khoa, nghe cô giảng và làm bài tập, làm đề cương luyện thi thì khi đó giáo dục ta sẽ khá.
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
- Giờ học Toán ở Việt Nam trong mắt người Nhật Bản
- Tham nhũng trong giáo dục
- Có nên vọng ngoại khi cải cách giáo dục?
Mời xem video:
Từ khóa thực trạng giáo dục Việt Nam Nguyễn Quốc Vương