Vừa qua, chuyện sư trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đề xuất “dùng tro cốt người đã khuất để đúc tượng Phật A-Di-Đà” đã khiến ngay cả người không có tín ngưỡng cũng phải giật mình. Dư luận chưa kịp lắng xuống thì lại ‘nổi sóng’ tiếp sau đó với đề nghị của sư trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm Thích Thanh Phong, Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, về việc xây dựng mô hình chung cư tiêu chuẩn 5 sao để bảo quản tro cốt người đã khuất. Vì sao Phật giáo lại đến bước đường như vậy?

Chua Ky Quang 2
Tro cốt chất đống không rõ danh tính tại chùa Kỳ Quang 2. (Ảnh trái: FB My Tiên Huynh; ảnh phải: phatgiao.org.vn)

Phật giáo xuất xứ từ Ấn Độ khoảng 2500 năm trước. Tiền thân của tôn giáo là tăng đoàn mà Đức Phật Thích Ca để lại. Khi Đức Phật Thích Ca truyền Pháp ra công chúng, thì Ngài đã xuất gia, tức là rời bỏ ngôi thái tử, cung điện, vợ và con, và Ngài có hàng ngàn tăng chúng đi theo. Hình thức tu hành ấy phù hợp với xã hội Ấn Độ cổ bấy giờ. Thời đó đã có cúng dường một số tịnh xá cho các tỳ-kheo rồi, nhưng đó chỉ có thể góp một phần nhỏ cho nhu cầu sinh tồn của người tu. Các tỳ-kheo Ấn Độ cổ xưa chủ yếu dựa vào khất thực[1] mà sống, và chính Đức Phật Thích Ca cũng đích thân làm gương như thế. Còn tôn giáo với nghĩa là một cơ cấu có tổ chức, có chức sắc, có nghi lễ, có hệ thống chùa chiền, v.v. mà chúng ta thấy hôm nay là được hình thành về sau trên nền tảng tăng đoàn ấy.

20190401190254 52562
Các tỳ-kheo Ấn Độ cổ xưa chủ yếu dựa vào khất thực mà sống, và chính Đức Phật Thích Ca cũng đích thân làm gương như thế. (Tranh qua Pinterest)

Tôn giáo phát triển, Phật giáo từ Ấn Độ theo nhiều con đường mà lan tỏa các vùng nơi châu Á. Bởi vì nếu chỉ dựa vào đi ra khất thực xin ăn thì cũng rất khó sinh tồn và tu hành ổn định, nên như một số tôn giáo khác, Phật giáo cũng dần dần xây dựng rất nhiều chùa chiền. Ở chùa, các hòa thượng thời đầu chủ yếu sinh sống bằng cách tăng gia tự túc, trồng rau, v.v. Hòa thượng thời ấy tâm niệm tôn chỉ là “có ăn rồi” thì lập tức đả tọa thực tu. Nghĩa là mục đích nguyên gốc của chùa chiền là nơi tu hành. Sau đó tôn giáo phát triển tiếp nữa, cuộc sống của hòa thượng chuyển dần sang ngày càng dựa nhiều hơn vào khoản cúng dường từ khách thập phương tới chùa, thay dần cho việc đi bộ khất thực và tăng gia tự túc.

unnamed 1
Hòa thượng thời ấy tâm niệm tôn chỉ là “có ăn rồi” thì lập tức đả tọa thực tu. (Tranh qua Pinterest)

Phương pháp tu hành mà Đức Phật Thích Ca giảng ra chính là Giới-Định-Huệ. Trong đó “giới luật” là một phần không thể tách rời của phương pháp tu hành. Người tu thông qua trì giới mà buông bỏ các tâm chấp trước vào tham sân si của mình. Giới luật với nghĩa là một thành phần của phương pháp tu ấy, là nói về bộ giới luật đầy đủ hàng mấy trăm điều của hòa thượng và ni cô, cũng gọi là bộ “giới cụ túc”. Các bộ giới luật khác như “sa-di giới”, “cư sĩ giới”, “bát quan trai giới”, v.v. có thể xem như là bộ giới luật mang tính dẫn nhập, quá độ, v.v. Mà phàm là giữ đúng giới luật cụ túc này, thì nhất định lại phải quay về phong cách tu hành giống như thời tu ở Ấn Độ cổ xưa.

Vấn đề này do đó đã xuất hiện từ lâu. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết-bàn, tỳ-kheo Da-sá trong lần tuần du đến thành Tỳ-xá-ly (Vaishali) đã nhận thấy các tỳ-kheo ở đây thực hiện nhiều hành vi vi phạm giới luật. Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông bèn nói với dân chúng và tỳ-kheo ở thành Tỳ-xá-ly rằng: “Các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe Pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, thì cả hai đều đắc tội”. Nhưng mà các tỳ-kheo ở đó từ chối cho rằng mình có tội, họ nói rằng đó là những điều chỉnh thích hợp đối với xã hội. Mâu thuẫn đó không thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Đây là một trong những tình tiết quan trọng dẫn đến Phật giáo phân hóa thành “thượng tọa bộ” và “đại chúng bộ”. Mà sau này người ta vẫn thường hiểu “thượng tọa bộ” (nhóm mà lúc đó chủ trương theo sát giới luật nguyên gốc) là Tiểu Thừa hoặc Phật Giáo Nguyên Thủy, và “đại chúng bộ” (nhóm chủ trương cải cách) là Đại Thừa.

Như vậy, vấn đề phù hợp với xã hội, hoặc là được gọi với tên khác là “nhập thế”, vốn không đơn giản. Chỗ then chốt là: Vai trò của “giới luật” trong Phật giáo không chỉ đơn thuần là quy chế của một tổ chức, mà nó là một phần không thể tách rời của phương pháp tu hành Giới-Định-Huệ. Nếu giới luật bị đổi đi, cải cách nhiều quá, nếu hòa thượng không tuân thủ nghiêm chỉnh giới luật nữa, thì còn có thể nhận là tu theo Đức Phật Thích Ca được chăng? Còn có thể tự nhận là Phật giáo kế thừa từ Đức Phật Thích Ca chăng?

khat thuc
Tranh vẽ cảnh khất thực (Tranh qua Pinterest)

Thời đầu, bối cảnh xã hội lạc hậu, quy mô chùa chiền cũng đơn sơ, thì biện pháp xây chùa cho tăng ni tu hành trì giới có thể coi là một cách “thỏa hiệp” trong chừng mực chấp nhận được. Nhưng xã hội  hôm nay đã khác xa xã hội Ấn Độ cổ, trong guồng quay chạy theo kim tiền của thời đại, thì cách này dần dần đã không thể được nữa, tăng ni cũng khó có thể trì giới trong hoàn cảnh như vậy.

Đến thời hiện đại thì hòa thượng không cách nào giữ giới được 100%. Những giới luật cổ xưa như hòa thượng chỉ được phép sở hữu 1 bát xin ăn, đi đâu cũng phải đi bộ chân trần chứ không đi tàu đi xe, v.v. thì hỏi sẽ được thực hành thế nào? Với nhu cầu sinh hoạt ngày càng phong phú, mà bảo hòa thượng khi khất thực là chỉ nhận đồ ăn không nhận tiền, thì hỏi có khả thi không? Vậy thì, khi chủ trương “nhập thế” mà thực hành quá đi như ngày nay, đã có hòa thượng chi nhiều tiền mua dàn karaoke, tậu xe sang, cuộc sống vật chất rất dư giả, v.v. Hôm nay ai muốn tu đúng theo những gì Đức Phật Thích Ca từng dạy thuở xưa, thì chắc hẳn sẽ chọn phương án lên núi dựng cái am nhỏ để tu, thanh tu, chứ lẽ nào gia nhập giáo hội và đến tu ở một trong những ngôi chùa nghìn tỷ nhộn nhịp nào đó?

Thich Thanh cuong 5
Đại đức Thích Thanh Cường giữ nhiều chức vụ trong chính quyền cũng như Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương, đồng thời cũng là Phó hiệu trưởng Trung cấp Phật học Hải Dương, là ủy viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gây “bão” mạng với clip đập hộp iPhone 6, sở hữu điện thoại Vertu trị giá 600 triệu đồng… (Ảnh: FB Thích Thanh Cường)

Ban đầu, chùa chiền là nơi tu hành, là môi trường tu luyện theo Giới-Định-Huệ. Ngay cả người ở xã hội bên ngoài vốn dĩ cũng là hiểu như thế. Nhưng ngày càng phát triển thì ánh mắt của con người ta ngày càng rời xa tín ngưỡng chân chính. Người ta hôm nay đến chùa không phải để cầu tu tâm, mà để cầu xin những thứ nơi thế gian trần tục.

Hình thức tôn giáo cũng rời khỏi cái mục đích ban đầu, vốn chỉ là tạo điều kiện phù hợp cho người tu hành, mà trở thành cho rằng xây được càng nhiều chùa càng tốt, chùa càng to càng tốt, khách thập phương đến cúng dường càng đông càng tốt. Mà du khách thập phương nay đã trở thành một nguồn tiền rất mạnh. Lối sinh hoạt trong chùa từ đó mà hoàn toàn thay đổi, không phù hợp với tinh thần nhà chùa là nơi tu hành như mục đích ban đầu nữa.

Tất nhiên, ở đây là nói đến hiện tượng xu thế chung toàn xã hội. Ở thời nào thì vẫn còn những người chân tu, vẫn còn người tốt; chứ không phải tuyệt đối tất cả đều trở thành xấu hết. Ta không thể phủ nhận thực tế rằng ngày nay, tỷ lệ người chân chính tu Phật giáo càng ngày càng ít.

Xưa kia, chùa chiền vốn là nơi tịnh thổ, chuyên để tu hành, chỉ thờ Phật.

nature 3332381 1280
(Ảnh: pcsfish / Pixabay)

Sau này trong trào lưu “nhập thế gian”, chùa chiền cho phép thờ cả những người “có công đức” với chùa. Chẳng hạn trong hệ thống chùa Tam Chúc có xây riêng “đền Tứ Ân” rất hoành tráng thờ vợ của “đại gia” xây chùa.

vo dai gia xuan truong duoc tho o dien tu an chua tam chuc co phu hop
Tượng cư sĩ Diệu Liên, vợ đại gia xây chùa, được đặt chính giữa trong đền Tứ Ân, chùa Tam Chúc. (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Nguồn thu nhập từ cúng dường vượt xa nhu cầu ăn ở của người tu hành chân chính, thậm chí vượt xa tài sản của người làm ăn bình thường ở xã hội. Chẳng hạn năm ngoái trụ trì chùa Nga Hoàng khi tuyên bố hoàn tục còn muốn mang thêm một khoản tài sản trị giá 300 tỷ.

4 1 2319539 261356201
Sư thầy Thích Thanh Toàn (Ảnh chụp màn hình video của báo Phụ Nữ Online)

Thậm chí cả giáo lý cơ bản nhất cũng bị người tu hành lý giải lệch lạc.

Chẳng hạn Đức Phật Thích Ca giảng về nghiệp báo, nhân quả là để răn dạy người ta đừng làm điều xấu, khuyến khích người ta làm điều thiện. Ấy vậy mà năm ngoái chùa Ba Vàng nói rằng có thể đưa tiền cho chùa để tiêu tai giải nạn, và cho rằng đó là đúng theo giáo lý của Đức Phật Thích Ca. Thử hỏi Đức Phật Thích Ca khi giảng về nhân quả và báo ứng, thì có bao giờ nói là mọi người hãy đưa tiền cho Ngài để Ngài giải nghiệp hộ hay không? Rằng đưa nhiều tiền thì chứng tỏ tín tâm càng mạnh, đưa càng nhiều tiền thì sẽ được giải tội nghiệp càng nhanh? Làm sao có thể như vậy! Đó là xuyên tạc ý nghĩa những gì Đức Phật Thích Ca từng giảng.

chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, Thích Trúc Thái Minh, virus corona
Website của chùa Ba Vàng giới thiệu về chương trình hoá giải nạn cúm corona. (Ảnh chụp màn hình/chuabavang.com)

Rồi còn rất nhiều trường hợp những người khoác lên mình hai chữ “trụ trì”, “Đại Đức” mà hành xử còn thấp kém hơn cả người bình thường không tu.

Sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp (tỉnh Hưng Yên), một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự trên báo Lao Động: “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!”, không những ăn thịt, uống rượu, nhắm tiết canh mà còn văng tục chửi thề, thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với kỳ phùng địch thủ là sư Thích Thanh Mão ở chùa kế bên.

thch minh thnh1
Sư Thích Minh Thịnh (Ảnh: laodong.vn)

Sư Thích Pháp Định tại chùa Gia Hưng (xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), “nổi tiếng” với màn “khóa môi” với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong một cuộc đấu giá chai rượu tây trị giá 50 triệu đồng. Nhà sư này cũng bị “tố” có lối sống “nhập thế” kinh hoàng, như lên mạng chat tìm bạn tình, đi bar, đi “thư giãn” ở Spa đồng tính…

hqdefault
Sư Thích Pháp Định tại chùa Gia Hưng, “nổi tiếng” với màn “khóa môi” với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong một cuộc đấu giá chai rượu tây trị giá 50 triệu đồng. Nhà sư này cũng bị “tố” có lối sống “nhập thế” kinh hoàng, như lên mạng chat tìm bạn tình, đi bar, đi “thư giãn” ở Spa đồng tính… (Hình ảnh: FBNV, ảnh chụp màn hình…)

Sư Kim So Phia, 24 tuổi, tu hành đã được 9 năm tại chùa Săm-Rông-Ết (tỉnh Trà Vinh), là một người xuất gia tu hành nhưng lại vướng vào chuyện ái tình nam nữ, siết cổ người yêu có mang đến chết, phải nhận bản án tù chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Kim So Phia 3431 1384730350 image
Kim Sophia trong thời gian tu hành (ảnh phải) và khi lĩnh án tù (ảnh trái). (Ảnh: Đ.X./ngoisao.net)

“Đại đức” Thích Thanh Toàn còn đòi quan hệ tình dục để “gọi vong”, giúp vong “siêu thoát”?!!, cuối cùng trở thành điểm tối lớn nhất bên trong loạt phóng sự trên báo Phụ nữ TP.HCM năm 2019.

maxresdefault 1
“Sư” Thích Thanh Toàn (Ảnh/edit: VNEWS/Youtube)

Sự kiện muốn “dùng tro để đúc tượng Phật” ở chùa Kỳ Quang 2 hay muốn chung cư tiêu chuẩn 5 sao để bảo quản tro cốt người đã khuất ở chùa Vĩnh Nghiêm chỉ là một tiếng vọng làm người ta giật mình, bên trong hàng trăm, hàng ngàn trường hợp như thế. Đây là một biểu hiện của xu thế lớn “nhập thế” của tôn giáo. Thực ra từ lâu nay, rất nhiều nhà chùa nhận tro cốt về, và sẵn sàng thờ cúng tro cốt người đã khuất cùng một điện với Phật tượng. Thậm chí di ảnh xếp thành chồng xung quanh, còn cao hơn cả tượng Phật. Nhận nhiều quá rồi thì quản lý không nổi, để cho những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nhiều người cho rằng đây là hình thức an ủi cho thân nhân của họ, mà không biết rằng thờ Phật chung với thờ người chết như thế là vô cùng bất kính, đồng thời cũng là tạo tội nghiệp rất lớn cho người đã khuất.

chùa Kỳ Quang 2, hàng trăm hũ tro cốt bị vứt xó
Hàng trăm hũ tro cốt của người đã khuất bị để một xó tại chùa Kỳ Quang 2. (Ảnh: FB My Tiên Huynh)

Chúng ta tôn kính Đức Phật Thích Ca và Phật Pháp mà Ngài để lại, nhưng đồng thời chúng ta cũng không thể phủ nhận thực tế về sự bại hoại sâu sắc của tôn giáo thời hiện đại.

Tiếp tục phát triển theo xu hướng như vậy nữa sẽ ra sao đây? 

Tôn giáo và tu luyện không phải là một! Phải chăng ý này cũng đã từng được Đức Phật Thích Ca giảng ra. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm 7 Hóa Thành Dụ, Ngài đã giảng rằng những Pháp mà Ngài từng giảng trước đó đều chỉ là có tác dụng dẫn dắt ban đầu, như là dẫn đến một ngôi thành tạm được diễn hóa ra. Hóa Thành đó chỉ là trạm trung chuyển chứ không phải là cái đích chân chính. Mà Pháp chân chính có thể đưa người ta đến đích thì là cao hơn nhiều lắm. Đến phẩm 15 Tùng Địa Dũng Xuất có đoạn kể rằng tăng chúng muốn sẽ được kế thừa truyền giảng Pháp rất cao ấy, thì Đức Phật Thích Ca từ chối thẳng: “Thôi khỏi. Này thiện-nam-tử! Không cần các con hộ trì kinh này. Vì sao? Vì thế giới Ta Bà của ta tự có Bồ-tát đông như cát của sáu muôn sông Hằng. Những Bồ-tát và quyến thuộc ấy, sau khi ta diệt độ, sẽ có khả năng giữ gìn, đọc tụng, rộng nói kinh này”. Và ngay lập tức vô số các bồ-tát hiện thân cho mọi người chứng kiến để minh chứng điều ấy. Phải chăng đó chính là Đức Phật Thích Ca không thực sự tán đồng tăng đoàn (và sau này là tôn giáo) như là tổ chức hợp pháp thừa kế Pháp cao nhất của Ngài. Phải chăng chính là vì Ngài đã biết những gì sẽ xảy ra hôm nay?

–***–

Những điều bất cập này đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Mà từ 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi truyền Pháp thì Ngài đã biết trước rồi. Ngay trước khi nhập niết-bàn, Ngài đã dặn rõ là phải “lấy Giới làm Thầy”. Ngài cũng từng chỉ ra cho chúng đệ tử về tình huống hôm nay rồi, những biểu hiện của thời mà Ngài gọi là thời “mạt Pháp”.

Trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” có đoạn:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. […]

Vào lúc đó các ác ma tỳ-kheo sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỳ-kheo và nữ tỳ thành tỳ-kheo ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn, vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiếng, ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.

Khi mạng căn của các ác ma tỳ-kheo này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng.”

Như vậy, thời “Mạt Pháp” là ý nói khi ấy phương cách tu hành mà Đức Phật Thích Ca từng truyền thì nay đã rất khó thực hành vì hoàn cảnh xã hội đã thay đổi quá nhiều. Đồng thời cũng là lúc tôn giáo đã bị ma quỷ trong vai kẻ xấu chui vào làm loạn đến mức không còn có thể độ nhân được nữa. Xã hội cũng là đến lúc mà trong tâm con người không có pháp, tức là các giá trị đạo đức đều méo mó, nhiều người đã không còn dùng tiêu chuẩn đạo đức cao thượng để tự ước thúc chính mình.

Cũng trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” có tiên tri về sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc:

“Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chính pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra. […] Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, năm thứ cốc loại tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, […]”

Tương truyền rằng khi thời mạt thế đến thì nhân loại sẽ ở trong tình cảnh vô vàn nguy hiểm, bởi nhân tâm mục ruỗng nên các thảm họa sẽ lần lượt ập đến: thiên tai, dịch bệnh, nhân họa, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Các thảm họa này trong kinh Phật hay Thánh kinh cũng đều có miêu tả. Cũng tương truyền rằng khi đó, Đức Phật Di Lặc sẽ chuyển Pháp Luân [2], sẽ hạ thế truyền Phật Pháp cao thâm, là Phật Pháp vượt qua Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền, có thể chính lại tất cả và cứu vớt chúng sinh.

Có một số học giả cho rằng, không chỉ Đức Phật Thích Ca tiên tri về Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân, mà từng có nhiều vị khác, thuộc về tín ngưỡng khác, thậm chí còn là tín ngưỡng xa xưa hơn cả Phật giáo, cũng đã tiên tri như vậy. Có thể tìm thấy trong một số tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”. Vị Thần, Thiên Chúa mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo. Theo kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “Vạn vương chi Vương”. Trong Thiên Chúa giáo hay Kitô giáo thì gọi Chúa Cứu Thế là “Lord of Lords”. Hai xưng hiệu này đều có ý nghĩa tương đồng, chính là vị Thần toàn năng có vị trí tối cao.

Thật ra trong tín ngưỡng của cả phương Đông lẫn phương Tây, các tín đồ vẫn luôn mong ngóng một điều kỳ diệu, đó chính là truyền thuyết về Cứu Thế Chủ hay Sáng Thế Chủ. Tương truyền rằng ở vào thời khắc mạt thế cuối cùng thì một vị Thần toàn năng sẽ xuất hiện, giải cứu vũ trụ trong cơn nguy khốn “hoại-diệt” (Cứu Thế Chủ), thẩm phán và ban cho vạn vật được cứu rỗi sinh mệnh mới (Sáng Thế Chủ). Đó chính là hình tượng của Messiah trong tín ngưỡng phương Tây, Phật Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo phương Đông, hay chân nhân Lý Hoằng trong Đạo giáo. Sự hiện hữu của những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ đó khiến người ta không khỏi thắc mắc rằng, liệu các Ngài phải chăng là một?

Những người có tín ngưỡng chân chính, thực sự chân tu tìm đạo, đều biết rằng nếu Cứu Thế Chủ truyền Pháp, truyền Đạo, thì Pháp mà Ngài truyền về nội hàm và hình thức đều không thể nào giống hệt với những điều được lưu truyền lại không đầy đủ trong các chính giáo xa xưa, vốn chỉ phù hợp với tư tưởng và tâm thức của con người hàng ngàn năm trước. Không ai biết được Pháp ấy ra sao, chỉ biết rằng Pháp ấy là quảng độ, là có thể phổ truyền trong xã hội, nghĩa là không lánh đời ẩn tu, không phải vào nhà thờ, đền chùa, miếu mạo. Chuyện này Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn hoặc Niết Bàn Kinh mà Phật Thích Ca giảng trước khi niết bàn đều có đề cập tường tận.

Điều đáng suy ngẫm là dù bất đồng về tên gọi của Ngài, nhưng các tôn giáo đều đồng ý rằng dưới sự thẩm phán của Ngài, chỉ có những người bảo trì được sự thiện lương, lòng chính nghĩa, hay tín ngưỡng chân chính trong thời kỳ mạt thế bại hoại mới có hy vọng được cứu vớt.

–***–

Ghi chú:

 [1] Khất thực, tiếng Hoa nghĩa là xin ăn; thường có thể dùng cách nói mỹ danh hơn là “hóa duyên”

[2] Chuyển Pháp Luân, xoay chuyển bánh xe Pháp. Khái niệm bánh xe vận hành như là một cơ chế năng lượng, như là một cơ chế Pháp nền tảng, ấy là khái niệm đã có không chỉ trong Phật giáo. Có thể tìm thấy khái niệm Luân Xa (chakra) là đã từng có từ trước đó trong Ấn Độ giáo. Khi người ta nói rằng một bậc Giác Giả, một vị Phật, một vị Thần mà Chuyển Pháp Luân, thì có thể là ngụ ý nói rằng Ngài bước ra và bắt đầu khởi động một việc rất to lớn. Khởi động xoay chuyển bánh xe, là ý tứ như thế. Đức Phật Thích Ca sau khi khai ngộ đã giảng bài giảng Pháp đầu tiên là giảng cho mấy anh em Kiều Trần Như, và bài giảng Pháp ấy mang tên Kinh Chuyển Pháp Luân. Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp khi tổng kết nội dung những khóa giảng Pháp đầu tiên, rồi kết tập thành sách, thì cũng gọi cuốn sách đó là Chuyển Pháp Luân. Khi nói Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân, thì cũng là ý nói Ngài bước ra làm một việc rất to lớn vậy.

Thiên Đức

(Link bài trên Fanpage Trí Thức VN)

Xem thêm: