8 bài học kinh doanh cuối tuần
- FB GÓC NHÌN ALAN
- •
Trong kinh doanh, có thể thấy chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.
Câu chuyện thứ 1: Bài học sâu sắc
Tiến sĩ Vương An là một nhân vật được ca ngợi trong giới kinh doanh Mỹ. Anh ta bắt đầu với 600 đôla, mà bây giờ số vốn kinh doanh đã lên đến hàng tỷ.
‘Bài học’ lớn nhất ảnh hưởng tới cả đời anh ta là khi còn 6 tuổi. Một hôm, Vương An ra ngoài nhà chơi, lúc đi qua một cây lớn thì bỗng có gì rơi vào đầu. Cậu bé An giơ tay ra tóm lấy, thì ra là tổ chim. Sợ phân chim làm bẩn quần áo, cậu ta vội vứt tổ chim xuống đất, thấy một con chim sẻ lăn ra kêu chíp chíp. Cậu ta thích quá, quyết định mang nó về nuôi, thế là đem theo cả tổ chim về nhà. Về tới cửa nhà, bỗng Vương An nhớ ra rằng, mẹ không cho phép nuôi động vật nhỏ trong nhà. Cậu nhẹ nhàng đặt con chim sẻ ngoài cửa, rồi vội vào xin phép mẹ. Do cậu bé cứ khẩn nài mãi, người mẹ mới phá lệ, đồng ý với yêu cầu của con trai. Vương An phấn khởi chạy ra cửa, thì không ngờ chẳng thấy chim sẻ đâu nữa, chỉ có con mèo đen đang còn liếm mép ở đó. Hoá ra khi cậu vào xin mẹ, thì con chim sẻ non đã bị mèo đen ăn gọn rồi! Vì việc này mà Vương An buồn rất lâu.
-> Bài học kinh doanh: Khi thấy sự việc đã đúng thì quyết không do dự, cần phải lập tức có hành động phù hợp.
Câu chuyện thứ 2: “Chó và Chuột”
Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:
“Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt“. Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng: “Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta. Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!“
-> Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.
Câu chuyện thứ 3: Cá kiếm và mèo
Cá kiếm có bộ răng rất chắc và sắc. Vào một ngày nọ, nó bỗng giở chứng, đòi hỏi “tuyệt kỹ” của mèo là bắt chuột.
Mèo ngạc nhiên hỏi:
“Cái gì? Ôi, bạn thân mến của tôi, anh có thể làm được việc đó sao?“
“Bắt chuột thì có gì ghê gớm. Ngoài biển tôi chả bắt cá lô suốt ngày sao?“
“Thôi được, anh đừng quên là tôi đã cảnh cáo anh rồi đấy.”
Nói rồi mèo và cá kiếm mò vào kho và mai phục.
Chỉ một lúc sau mèo đã bắt được chuột. Sau khi chơi đùa thoả thích rồi ăn một bữa no nê, mèo ta mới nhớ đến cậu bạn cá kiếm của mình. Khốn khổ thay, lúc đó cá kiếm đã bị chuột gặm hết cả đuôi, chỉ còn thở thoi thóp. Thấy vậy, mèo bèn đỡ cá kiếm dậy, thả nó trở lại biển khơi.
-> Bài học kinh doanh: Mọi người thường nói, người ngoài thì đừng có nói đến chuyện trong nghề. Trên thương trường cũng có rất nhiều công ty cho rằng đã làm rất tốt trong lĩnh vực của mình rồi, và muốn lấn sân sang lĩnh vực khác mà không tự trang bị cho mình kỹ năng cạnh tranh cơ bản. Bởi vậy, thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Câu chuyện thứ 4: Quan huyện
Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Kinh Châu. Tại đó thường có một con hổ dữ, từ trên núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt.
Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai khắc, chữ to mệnh lệnh của mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đó con hổ dữ kia dời khỏi Kinh Châu. Ông ta rất đắc ý, cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm.
Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơi khác. Dân chúng nơi này rất hung dữ, bất trị. Viên quan nghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm được người! Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh của ông lên vách núi cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì… không quản được dân.
-> Bài học kinh doanh: Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý tiêu dùng thay đổi, thì bí quyết thành công kia lại trở lên lỗi thời.
Bài học cần rút ra là: Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị trường thay đổi, thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng!
Câu chuyện thứ 5: Bầy cừu và những con sói
Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng. Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.
-> Bài học kinh doanh: Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.
Câu chuyện thứ 6: Thỏ già thỏ trẻ
Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:
“Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?“
“Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?“
“Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.“
“Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.“
Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:
“Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?“
Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:
– Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.
-> Bài học kinh doanh: Trong kinh doanh, thực tế cho thấy, một chiến lược được vạch ra rất tốt nhưng lại không được triển khai thực hiện cho tốt, thì chiến lược đó cũng không có giá trị gì cả.
Câu chuyện thứ 7: Quạ và thỏ:
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
“Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?“
“Tất nhiên, tại sao lại không“. – Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.
-> Bài học kinh doanh: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.
Câu chuyện thứ 8: Chú chim non
Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim non ra rồi ăn thịt.
-> Bài học kinh doanh:
Từ khóa kinh doanh thất bại trong kinh doanh triết lý kinh doanh Bài học kinh doanh