Blog: Một bước đột phá lịch sử mới của chính quyền Trump
Tổng thống Trump nói: Một bước đột phá lịch sử mới ngày hôm nay! Hai người bạn lớn của chúng ta là Israel và Vương quốc Maroc đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện. Đây là một bước đột phá lớn cho nền hòa bình ở Trung Đông! Vương quốc Maroc công nhận Hoa Kỳ vào năm 1777. Do đó, chúng tôi công nhận chủ quyền đúng đắn của họ đối với Tây Sahara.
Ông ấy nói rằng: Hôm nay, tôi đã ký một tuyên bố công nhận chủ quyền của Maroc đối với Tây Sahara. Đề xuất tự trị nghiêm túc, đáng tin cậy và thực tế do Maroc đưa ra là cơ sở duy nhất đưa ra một giải pháp công bằng cho nền hòa bình và thịnh vượng lâu dài!
Cô Ivanka nói: Tổng thống Trump là một Tổng thống Hòa bình!
- Hòa bình giữa Israel và UAE (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất)
- Hòa bình giữa Vương quốc Bahrain và Israel
- Bình thường hóa kinh tế giữa Serbia và Kosovo
- Hòa bình giữa Israel và Sudan
- Hòa bình giữa Israel và Moroc.
Khách quan mà nói, TT. Trump, người bị cả thế giới chỉ trích, dù với tư cách là tổng thống của một cường quốc, gánh vác sứ mệnh chung của nhân loại, hay là một người bình thường, thì trong 4 năm ngắn ngủi, dẫu chỉ hoàn thành những việc này, lẽ nào lại không được nhân loại tưởng nhớ hay sao? Lẽ nào thành tích của ông ấy lại không được ghi vào lịch sử mãi mãi hay sao?
Hơn nữa, ông ấy còn đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nơi phe Kiến Chế (thân cộng) và giới truyền thông thiên tả cực kỳ bất hợp tác. Ông ấy luôn phải đối mặt với tình thế khó khăn khi bị luận tội và điều tra. Khắp thế giới này, liệu có thể tìm được một vị lãnh đạo của một cường quốc nào, có thể sánh với ông ấy hay không?
Nếu không, vì sao những kẻ chống đối đó lại cho rằng, ông ấy là kẻ phá bĩnh, không quan tâm đến đại cục, ích kỷ hẹp hòi và phá hoại các quy tắc của thế giới?
Chỉ vì ông ấy đã nói “Nước Mỹ trên hết” và rút ra khỏi một số thỏa thuận hay sao?
Nếu bạn không nghĩ rằng, mình có thể hiểu cụm từ “Nước Mỹ trên hết” thì cũng là điều hết sức đơn giản. Bây giờ bạn chỉ cần tự hỏi bản thân, nếu tính mạng và sự an toàn của bản thân còn không được đảm bảo, liệu bạn có thể làm gì giúp người khác? Bạn có nên hoàn thiện bản thân trước khi giúp đỡ người khác? Giúp đỡ người khác chỉ bằng cách hô hào “thùng rỗng kêu to” chẳng phải là hành vi đạo đức giả nhất hay sao?
Tựa như trên thế giới này, nếu mọi người đều có ý thức làm tốt việc của bản thân mình, thì về cơ bản, thế giới đã trở nên tốt đẹp. Không cần phải cố tình giúp đỡ người khác, trừ khi người đó thực sự gặp khó khăn và mong muốn được giúp đỡ. Nếu không, hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên.
Hơn nữa, trong việc “Tuân thủ quy tắc và phá vỡ các quy tắc”, chúng ta phải hiểu rằng, quy tắc đó có hợp lý hay không phụ thuộc vào thời điểm chúng được đưa ra hoặc người nào đã đưa ra chúng trong hoàn cảnh nào. Thế giới đang phát triển và thay đổi, nếu một số quy tắc không còn hợp lý, thì việc sửa đổi chúng chẳng phải lại là điều hợp lý hay sao?
Cụ thể, việc TT. Trump phá vỡ một số “Thỏa thuận và quy tắc quốc tế”, là bởi TT. Trump nhận thức được những thay đổi mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt và tình thế khó khăn sắp tới. Nghĩa là ông ấy căn cứ vào tình hình thực tế. Các quy định trong quá khứ đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại của Hoa Kỳ. Việc thực hiện một số thay đổi hợp lý và công bằng hơn, lẽ nào không phải là điều thông thường nhất?
Nhìn lại, những thành tựu của các quy tắc do TT. Trump thiết lập, đặc biệt là trong nền hòa bình quốc tế, mọi người đều phải công nhận. Tuy nhiên, lại có quá ít các kênh truyền thông quốc tế báo cáo về những việc này, nếu có cũng chỉ điểm mặt cho qua.
Những quốc gia và khu vực “thùng thuốc súng” đó trên thế giới đều là nguồn tin vô tận mà các kênh truyền thông lớn hứng thú, và là trận địa để họ khuếch đại sự thực. Như thể thảm họa toàn cầu và nỗi đau của nhân loại đã trở thành công cụ giúp họ thu hút tâm điểm chú ý của thế giới. Còn hòa bình, đặc biệt nền hòa bình được thiết lập dưới chủ trương của chính quyền TT. Trump, họ lại cùng nhau im lặng. Nếu không phải vì những kênh truyền thông này đã hoàn toàn biến chất và bị thao túng, thì lẽ nào lại là do TT. Trump đã phá hủy nguồn tin và cướp mất “bát cơm” của họ?
Lãnh đạo của các quốc gia khác trên thế giới và các nhà lãnh đạo tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều không làm được điều này. Nhưng một nhà chính trị nghiệp dư như TT. Trump lại làm được, hơn nữa không chỉ là một lần, mà là hết lầy này tới lần khác. Bạn cho rằng họ sẽ đối đãi với TT. Trump như thế nào?
Khi những chính trị gia bất tài bị tát vào mặt bởi một doanh nhân bất ngờ xông đến, khả năng cao là những người này sẽ tiếp tục ngoan cố đàn áp người đó trái với lương tâm. Bởi họ nghĩ rằng, họ không chỉ có tiền mà còn có rất nhiều kênh truyền thông biết vâng lời. Trong mắt họ, không có gì mà tiền và truyền thông không thể giải quyết được. Về phần TT. Trump, ông sớm đã biết và chuẩn bị cho điều này từ ngay ngày tranh cử tổng thống. Chỉ là, có lẽ ông không ngờ được rằng, nước lại sâu và việc thay đổi lại khó đến vậy.
Chỉ ngẫm thôi cũng đủ toát mồ hôi hột: Nếu đổi lại, không phải là TT. Trump, mà là một người khác, liệu họ có thể chịu đựng nổi …
Bị các kênh truyền thông thao túng, bị tấn công bởi các đảng phái đối lập, chính phủ ngầm, cùng những mũi tên lạnh lùng ẩn trong bóng tối, TT. Trump vẫn gánh chịu nổi, thậm chí ông còn chống trả. Nhưng với những ác ý và sự u mê của những người bị lừa dối, ông ấy đương nhiên sẽ cảm thấy rất buồn. Với những người ủng hộ ông, ông cũng cảm động rơi nước mắt và thấy được an ủi. Ông ấy không phải là “kẻ mạnh khoe khoang trong cái vòng đó”. Ở một khía cạnh nào đó, ông ấy chỉ đơn giản là một con người thực thụ, không có tâm kế và khó bị mua chuộc mà thôi.
Tạm gác việc gian lận bầu cử sang một bên, nếu một người đã làm nên những kỳ tích và đạt được thành tựu to lớn như vậy cho nền hòa bình thế giới, nhưng lại không được trao Giải thưởng Hòa bình Thế giới, thì xin hỏi, ai mới là người xứng đáng được trao giải?
Liệu giải thưởng đó còn cần thiết nữa hay không? Một sự kiện lịch sử như vậy, những thành tích của ông cũng có đầy đủ lý do để được cả thế giới biết đến. Các “kênh truyền thông lớn thiên tả” đa số đều bỏ qua điều này. Đó là lý do tại sao mọi người không còn tin tưởng họ, bắt đầu xem thường và vứt bỏ họ.
Blog từ ‘Những chuyện ở Hoa Kỳ’
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Tổng thống Donald Trump