Cuộc chiến thương mại xác thực “bốn tự tin” của Tập là giả tạo
- Blog Hình Chung
- •
Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn đang diễn ra và ngày càng xác thực quan điểm “bốn tự tin” của ông Tập Cận Bình, bao gồm “Lý luận tự tin, Con đường tự tin, Chế độ tự tin, Văn hóa tự tin” là hoàn toàn giả tạo.
1. Cởi mở hơn với thế giới bên ngoài
Tại cuộc họp G20 ở Osaka, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Sau đó tại diễn đàn kinh tế, ông Lý Khắc Cường cũng đề cập vấn đề này. Thực ra, việc chú trọng quan điểm này tại Trung Quốc đã sớm diễn ra từ trước, đây là hậu quả thứ hai của cuộc chiến thương mại. Hậu quả thứ nhất đương nhiên là việc tác động đến xuất khẩu, doanh nghiệp đóng cửa, chuyển ra nước khác và làn sóng thất nghiệp đang xảy ra.
>> Xu thế doanh nghiệp nước ngoài rời Trung Quốc đang tiếp tục
Cởi mở thị trường là thuộc chính sách của chính phủ, giúp người Trung Quốc có thể có được các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn, có tác dụng kích thích tiêu dùng trong nước. Nhưng đa số dân chúng có dư giả chi tiêu không? Dù có hay không thì e rằng chẳng qua cũng chỉ là thay thế các sản phẩm trong nước, điều này tự nhiên sẽ ảnh hưởng sinh tồn của giới doanh nghiệp và công nhân viên trong nước. Giảm trợ cấp công nghiệp của chính phủ là một chính sách khác mà chính phủ Mỹ yêu cầu Trung Quốc, nhưng hiện chưa biết liệu có thể thực hiện được hay không. Còn vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đã được đặt trên bàn, lời hứa của ông Tập Cận Bình dường như đã được ghi sổ. Hậu quả của cuộc chiến thương mại là Mỹ đã đạt được hai mục tiêu, còn lại hai mục tiêu đang bỏ ngỏ, chuyện Trung Quốc “thua trận” đã ngã ngũ. Lối thoát ở đâu?
2. Đổi mới sáng tạo
Lối thoát tất nhiên đó là đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo gần như là lối thoát duy nhất để thay đổi hiện trạng. Thực tế từ lâu Trung Quốc đã xem đổi mới sáng tạo là quốc sách nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Lý do là gì? Giới quan sát có chỉ ra rằng điều này liên quan đến nhận thức của người lãnh đạo.
Thứ nhất, đổi mới sáng tạo không có đủ điều kiện. ĐCSTQ kêu gọi, nhà nước hỗ trợ, cấp trên ra lệnh…, bạn có thể sử dụng tất cả các điều kiện liên quan mà bạn nghĩ ra, nhưng đều không thể tự động mang lại đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, tự do là điều kiện cần cho đổi mới sáng tạo: gồm tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hành động. Tất nhiên, trong cái gọi là điều kiện cần này, có tự do không nhất định là sẽ mang lại đổi mới sáng tạo, nhưng không có tự do thì chắc chắn sẽ không có đổi mới sáng tạo.
Hai điều trên là không khó nhận ra, chắc không cần phải tranh luận. Điều này gợi nhớ đến bài phát biểu năm 2017 của nhà kinh tế học nổi tiếng Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying) tại Đại học Bắc Kinh. Sau khi dẫn ra hàng loạt số liệu chứng minh, ông nhấn mạnh rằng tự do là trách nhiệm. Bài phát biểu đó đã được lưu hành rộng rãi. Giới lãnh đạo Trung Quốc nên dành thời gian rảnh rỗi để đọc và đưa vào hành động.
3. “Bốn tự tin” là giả tạo
Trong bảy năm kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, tự do của người dân Trung Quốc đã suy giảm đáng kể. Chính bản thân ông Tập đã công bố một tác phẩm luận về đổi mới sáng tạo, còn Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng không ngừng kêu gọi dân chúng đổi mới sáng tạo, vậy thì tại sao lại bóp nghẹt tự do? Từ đây cho thấy có trở ngại trong nhận thức của giới lãnh đạo về mối quan hệ giữa tự do và đổi mới sáng tạo. Thực ra trở ngại của đổi mới sáng tạo chính là tự thân ĐCSTQ.
Do đó, có thể suy ra rằng, quan điểm “bốn tự tin” của Tập Cận Bình, bao gồm “Lý luận tự tin, Con đường tự tin, Chế độ tự tin, Văn hóa tự tin” đều là giả tạo. Bởi vì nếu đó là tự tin thực sự, vấn đề tự do của dân chúng sẽ không mang hình dáng như hiện tại.
Đến nay vẫn có những người tin rằng ông Tập Cận Bình có thể trở thành Gorbachev hoặc Tưởng Kinh Quốc, thậm chí còn cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ là do ông Tập liên kết với Trump để buộc cải cách trong nước. Thật khó để tin ông Tập có thể như vậy, nhưng hy vọng sức ép của Tổng thống Trump có thể mang lại tự do cho nhân dân Trung Quốc, trở thành hệ quả thứ năm của cuộc chiến thương mại.
4. Bản chất của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cuộc chiến giữa tự do và chuyên chế
Bản chất này đang ngày càng nổi rõ hơn sau khi lợi thế phát triển đi sau của nền kinh tế Trung Quốc dần dần suy yếu. Ông Tập Cận Bình chủ trương chuyên chế để bảo vệ ĐCSTQ, nhưng bên trên chuyên chế nghĩa là không có tự tin, còn bên dưới bị chuyên chế cai trị sẽ khó khăn để đổi mới sáng tạo. Đạo lý này quá dễ hiểu, cả thế giới đều biết. Không biết ông Tập còn tự phụ và giả ngây ngô đến bao giờ?
Blog Chung Hình
(Bài viết chỉ đại diện cho lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Dòng sự kiện