Định hình lại “trật tự thế giới mới”, canh bạc không tính đến hậu quả của ông Tập
- Vị Phổ
- •
Gần đây, trên chính trường quốc tế đã xảy ra hai sự kiện lớn. Một là Trung Quốc đã thực sự chiến thắng trong cuộc chiến ngoại giao ở Trung Đông vốn luôn được coi là “địa bàn” của Mỹ, đồng thời cho phép hai kẻ thù truyền kiếp là Saudi Arabia và Iran nối lại việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Một sự kiện nữa là ngay sau khi ông Putin trở thành tội phạm chiến tranh bị truy nã quốc tế, ông Tập Cận Bình đã ngay lập tức đến thăm Nga. Ông Tập dường như đang chơi một ván cờ lớn, ông ấy có âm mưu gì?
Theo tôi, việc ông Tập Cận Bình thúc đẩy thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ả Rập Saudi và Iran, khăng khăng ủng hộ Nga đều là có dụng ý khác; dưới con mắt cảnh giác của công chúng và giữa các luồng ý kiến khác nhau, ý đồ của ông Tập Cận Bình chính là so găng với Mỹ. Thách thức của ông ấy đối với Mỹ được thể hiện ở mấy phương diện có thể dễ dàng thấy như sau:
1) Trong quan hệ Mỹ – Trung, mối quan hệ giữa hai nước do Mỹ quyết định và Trung Quốc bị Mỹ dắt mũi, dường như đã đặt dấu chấm hết ở ông Tập Cận Bình;
2) Về một số vấn đề liên quan đến địa chính trị gây nhiều tranh cãi, ông Tập Cận Bình công khai thách thức địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ, không muốn tiếp tục để Mỹ quyết định;
3) Trong trật tự thế giới hiện có do Mỹ chủ đạo, Trung Quốc muốn có tiếng nói quyết định, muốn thay đổi hiện trạng Mỹ có tiếng nói quyết định. Để đối phó với Mỹ và liên minh dân chủ do Mỹ lãnh đạo, Trung Quốc sẵn sàng và thậm chí nóng lòng muốn thành lập một liên minh với các hệ thống độc tài và chuyên quyền trên thế giới.
Về quan hệ Mỹ – Trung, hàng loạt hành động gần đây của Bắc Kinh cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đã hoàn toàn không còn tiếp tục để ý đến chuyện Mỹ đang nghĩ gì và làm gì. Trong thời gian diễn ra lưỡng hội của ĐCSTQ, sau khi xác lập nhiệm kỳ thứ ba, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên công khai tuyên bố quan hệ Mỹ – Trung là quan hệ đối kháng, Mỹ là đối thủ của Trung Quốc. Tân Ngoại trưởng Tần Cương của Trung Quốc đã đảo ngược lập trường tương đối ôn hòa trước đây, chỉ trích Mỹ gay gắt vì “những sai lệch nghiêm trọng trong nhận thức và định vị về Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ chính và thách thức địa chính trị lớn nhất.”
So với những cáo buộc cứng rắn của Trung Quốc, phản ứng của Bộ Ngoại giao Mỹ tương đối ôn hòa. Do đó, một số người ở Mỹ đã chỉ trích rằng chính quyền Biden quá mềm yếu trước Trung Quốc, trong khi những người khác bảo vệ ông Biden, nói rằng Mỹ đang quan tâm đến tình hình chung. Mỹ hiện đang ở trong một tình huống lúng túng khi không thể mềm mỏng cũng như không thể cứng rắn với Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc luôn chỉ trích bất kỳ xu hướng tách rời nào của Mỹ, gần đây có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không còn quan tâm đến điều đó nữa, thậm chí còn phát đi tín hiệu chủ động tách rời Mỹ.
Về việc ông Tập Cận Bình thách thức địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ, không gì khác hơn là việc thiết lập quan hệ ngoại giao gần đây giữa Saudi Arabia và Iraq. Về vấn đề Trung Đông này, Trung Quốc là một điển hình của phe “xuống núi hái đào”, còn nước Mỹ thì phải chịu một đòn ngầm.
Như ông Kissinger đã nói, Washington đã nỗ lực vất vả trong vấn đề Trung Đông trong nhiều năm, vượt qua những trở ngại và mở núi đắp đường, cuối cùng khi thành công thì Bắc Kinh đã ra tay cắt băng khánh thành. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran lần này do ông Tập Cận Bình làm trung gian.
Khi ông Tập Cận Bình đến thăm Saudi Arabia vào cuối năm ngoái, ông đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược với Saudi Arabia. Theo đó mở rộng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Saudi Arabia từ lĩnh vực dầu mỏ sang vũ khí, công nghệ, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực kinh tế. Động thái này của ông Tập Cận Bình cho thấy Trung Đông không còn là nơi Mỹ có tiếng nói quyết định. Đối với Mỹ, đây có lẽ là lần đầu tiên nước Mỹ nếm trái đắng của Trung Đông.
Ngoài ra, mong muốn thay đổi trật tự thế giới do Mỹ thống trị của ông Tập Cận Bình thể hiện ở việc đứng về phía ông Putin và đứng cùng hành động xâm lược của ông Putin bằng mọi giá. Truyền thông nước ngoài cho rằng chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình không phải vì hòa bình, mà nhằm tăng cường quan hệ Trung – Nga. Đây là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, trong ván cờ lớn thay đổi trật tự thế giới hiện có của ông Tập Cận Bình, việc củng cố quan hệ Trung – Nga có lẽ chỉ là vẻ bề ngoài, mục đích cuối cùng là cạnh tranh với Mỹ, thay thế Mỹ làm lãnh đạo thế giới.
Về đề xuất Nga và Ukraine ngừng bắn 12 điểm của Trung Quốc, ông Putin đã hứa sẽ nghiên cứu đề xuất này. Mọi người đều biết rằng đề xuất ngừng bắn của Trung Quốc có tỷ lệ thành công rất nhỏ, bởi vì Ukraine đã loại trừ khả năng công nhận lãnh thổ nhượng lại Nga để đổi lấy hòa bình, và phương Tây đơn giản là không tin rằng ông Tập Cận Bình, người không bao giờ lên án hành động xâm lược của Nga, có thể đạt được mục đích ngừng bắn. Làm sao ông Tập có thể không biết về điều này? Tuy nhiên, khi đến thăm Nga với tư cách là sứ giả hòa bình, ông dường như chỉ quan tâm đến quá trình chứ không phải kết quả. Quá trình này là quá trình Trung Quốc thách thức trật tự thế giới do Mỹ thống trị. Trong hai sự kiện lớn là thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran, và việc Trung Quốc ủng hộ Nga, có lẽ Mỹ đã thực sự thấy rằng Trung Quốc không chỉ sẵn sàng mà còn có khả năng cạnh tranh với Mỹ, từ đó làm thay đổi cục diện quốc tế.
Tuy nhiên, canh bạc lớn của ông Tập Cận Bình có một lỗ hổng chết người: Ông ấy đánh giá quá cao khả năng thay đổi trật tự thế giới hiện có của mình, đồng thời đánh giá năng lực phản kháng của liên minh chống độc tài trên thế giới. Ông Tập Cận Bình đã chọn đứng về phía các chế độ độc tài, toàn trị trên thế giới, bất chấp hậu quả và cái giá phải trả, cuối cùng có thể sẽ là “tiền mất tật mang”.
Từ khóa Tập Cận Bình Vladimir Putin quan hệ Nga - Trung Quốc Dòng sự kiện Trật tự thế giới mới