Hà Thanh Liên: Ông Obama để lại sau lưng một xã hội Mỹ bị chia rẽ sâu sắc
- Hà Thanh Liên
- •
Nền tảng xã hội của phe cánh tả được nâng cấp, mọi thứ đã sẵn sàng, và chỉ đợi thời cơ chín muồi. Phe cánh tả Mỹ cuối cùng đã đợi được Obama, người có tất cả “sự đúng đắn về chính trị” và thành công đưa ông vào Nhà Trắng, do đó đã hoàn thành cuộc cách mạng màu của phe cánh tả Mỹ.
Cựu Tổng thống Obama đã nắm quyền trong 8 năm, khiến Hoa Kỳ trải qua những thay đổi rất sâu sắc: Cơ cấu cử tri đã được chuyển đổi thông qua việc nhập cư quy mô lớn, hệ thống tư pháp bị đảng phái hóa nghiêm trọng, và trở thành cuộc bầu cử chính trị của thế giới thứ 3.
Điều quan trọng nhất là trong 2 hoặc 3 năm cuối của nhiệm kỳ thứ 2, ông Obama để thân tín của mình tham gia vào một số kênh truyền thông chính thống lớn ở Hoa Kỳ, cùng Twitter và Facebook nắm chắc quyền phát biểu. Nó cũng mang lại cho nước Mỹ “sự vật mới” chưa từng có trước đây, như @ACTforAmerica đã tweet vào ngày 1/5/2022:
- Trước Obama, thế giới không có ISIS (nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông.)
- Trước Obama, Hoa Kỳ không có “Black Lives Matter” (BLM – Phong trào Người da đen đáng sống.)
- Trước Obama, thế giới không có “ANTIFA” (những kẻ cánh tả cực đoan giả vờ chống lại sự thù hận, nhưng về cơ bản lại tôn thờ hành vi bạo lực của công dân.)
- Trước Obama, Hoa Kỳ không có cuộc chiến với cảnh sát.
- Trước Obama, Hoa Kỳ ít bị chia rẽ hơn nhiều so với ngày nay!
Ông Obama đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực cho cuộc cách mạng màu ở Mỹ:
1. Một thế hệ thiên niên kỷ (Gen Y) tin vào chủ nghĩa xã hội và ghét chủ nghĩa tư bản
Trong cuộc bầu cử năm 2016, bà Jane Sanders, người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, đã giành được sự ủng hộ cuồng nhiệt của một lượng lớn sinh viên trẻ mà xã hội Mỹ gọi là “chủ nghĩa dân túy cánh tả”. Phe này cùng với “chủ nghĩa dân túy cánh hữu” do cựu Tổng thống Donald Trump đại diện, đã tạo nên 2 bối cảnh chính trị ở Hoa Kỳ, và được giới truyền thông phương Tây khái quát là 2 lực lượng tiêu biểu của “sự điên cuồng chống toàn cầu hóa của người Mỹ”.
Chủ thể của chủ nghĩa dân túy cánh hữu được các kênh truyền thông cánh tả miêu tả là những người nông dân không thể bán ngũ cốc và lúa mì vì toàn cầu hóa, là những công nhân cổ xanh được trả lương thấp, và những người về hưu … Tóm lại, họ là giai tầng ngu ngốc và nghèo nàn, cả đời chưa bao giờ rời khỏi nước Mỹ.
Chủ thể của chủ nghĩa dân túy cánh tả là những người trẻ thuộc thế hệ thiên niên kỷ (Gen Y), hầu hết đều đang học đại học. Công ty nghiên cứu thị trường quốc tế Yougov thực hiện một cuộc khảo sát, với chủ đề “Thái độ của người Mỹ đối với chủ nghĩa xã hội”, khoảng 2.000 người đã được khảo sát.
Cuộc khảo sát cho thấy, 53% thanh niên dưới 35 tuổi ở Hoa Kỳ không hài lòng với cơ chế kinh tế hiện tại. Họ tin rằng thể chế này không tốt cho họ và “chủ nghĩa xã hội” là khả thi.
45% thanh niên thích bỏ phiếu cho một người theo “xã hội chủ nghĩa” làm tổng thống của họ. Đây là một hiện tượng chưa từng thấy trước nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama.
2. Xung đột chủng tộc ngày càng gay gắt
Một trong những di sản chính trị quan trọng nhất trong tầm nhìn xa của ông Obama, là xây dựng được kho phiếu kéo dài hàng thập kỷ cho Đảng Dân chủ, bằng cách thu hút người Hồi giáo châu Phi và người gốc Latinh trên quy mô lớn.
Theo thông tin được Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ công bố vào ngày 17/6/2016, từ năm 2009 – 2014, Hoa Kỳ đã tiếp nhận 832.000 người tị nạn từ các quốc gia có dân số chủ yếu theo đạo Hồi. Bắt đầu từ năm 2015, ông Obama đã tiếp nhận một lượng lớn người tị nạn Syria, và số lượng người tị nạn Hồi giáo có thể vượt quá 1 triệu người.
Lấy năm 2016 làm ví dụ, vụ xả súng ở thành phố Orlando vào ngày 12/6 và nhiều vụ đánh bom ở New York và New Jersey trong cùng thời gian, đều do những người nhập cư Hồi giáo thực hiện. Kẻ sát nhân trong vụ thảm sát tại bang Minnesota vào tháng 9/2016 là một người Hồi giáo nhập cư từ quốc gia Kenya, quê cha đất tổ của ông Obama.
Chicago, nơi ông Obama làm nên cơ nghiệp chính trị, từ lâu đã trở lại là một thành phố của tội ác, với hơn 3.000 cuộc đấu súng giữa những người da đen trong vòng 1 năm.
Với sự gia tăng nhập cư và tỷ lệ sinh sản cao ở các nhóm thiểu số, đặc biệt là người gốc Latinh, nhân khẩu học của Hoa Kỳ đã thay đổi. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, năm 2008, người da trắng chiếm 66% dân số; năm 2019, con số này giảm xuống còn 60,1%.
Tính đến tháng 7/2019, tổng số thế hệ trẻ như Millennials (Gen Y, sinh từ 1984-1995), Thế hệ Z, v.v. là 166 triệu người, chiếm 50,7 % dân số quốc gia. Gần một nửa trong số 162 triệu người Mỹ trên 36 tuổi, được xác định là chủng tộc hoặc dân tộc thiểu số da màu. Theo đó dân số da trắng vào năm 2040 sẽ ít hơn một nửa so với tổng dân số Hoa Kỳ.
Ngày 11/12/2020, trong một cuộc họp Zoom giữa Tổng thống Biden, Phó Tổng thống Harris và các nhà lãnh đạo dân quyền da đen, ông Biden đã nói: “Đất nước này đã bị diệt vong, nó đã bị diệt vong. Không chỉ vì người Mỹ gốc Phi, mà bởi vào năm 2040, người châu Âu da trắng đã sẽ trở thành thiểu số. Các vị có nghe thấy không? Các vị phải bắt đầu làm việc với người Tây Ban Nha nhiều hơn và họ sẽ đông hơn tất cả các vị.”
Ngoài việc khuyến khích hợp pháp hóa nhập cư bất hợp pháp, vì lợi ích chính trị của riêng mình, Đảng Dân chủ và một số nhóm xã hội còn cố tình thúc đẩy mâu thuẫn giữa các chủng tộc và giành lấy những lá phiếu rẻ mạt của họ thông qua sự tức giận của các nhóm thiểu số.
Tình hình này đã thay thế chiếc lò luyện đan của Mỹ thành cái bát trộn salad. Người ta nhận ra: “Nước Mỹ không phải là lò luyện đan, mà chỉ là một cái bát trộn salad”. Cựu Tổng thống Obama đã để lại một xã hội Mỹ bị chia rẽ sâu sắc.
Ông Obama – Tinh anh về đào tạo chủ nghĩa Mác ở Mỹ
Thay vì nói rằng ông Obama là nguyên nhân của cuộc cách mạng da màu ở Hoa Kỳ, thì nên nói rằng cuộc cách mạng da màu ở Hoa Kỳ đã được tiến hành một cách âm thầm trong nhiều năm. Cuối tháng 5/2020, phong trào “Black Lives Matter” (Người da đen đáng sống) đã nở rộ ở Hoa Kỳ cùng với việc đập phá và cướp bóc.
Bà Nancy Pelosi – Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Tổng thống Biden đã đi đầu trong việc quỳ lạy “Black Lives Matter” trong Hội trường Quốc hội. Người đứng đầu tổ chức này, vẫn luôn ở trong tình trạng nửa giấu mặt, cuối cùng cũng liên tục xuất hiện trên các kênh truyền thông đại chúng, làm rõ tổ chức này tin vào điều gì và yêu cầu những gì trong cuộc sống thực.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các nhà lập pháp Dân chủ khác quỳ gối tưởng niệm George Floyd hôm 8/6/2020, tại Washington, DC. (Nguồn: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)
Ngày 23/6/2020, một trong những người đồng sáng lập của BLM, bà Patrisse Cullors, đã phát biểu trên News Now, thừa nhận rằng các thành viên của nhóm là những người theo chủ nghĩa Marx được đào tạo, với một chương trình nghị sự đơn giản hơn nhiều so với công lý cho người Mỹ gốc Phi.
Mục đích của họ chính là không để ông Trump tham gia cuộc bầu cử tổng thống và mãn nhiệm vào trước tháng 11. Họ chờ ông Biden lên nhậm chức và gây áp lực buộc ông ấy phải phát triển các chính sách, thay đổi mối quan hệ giữa công vụ của cảnh sát và định tội hình sự.
“Trung tâm Chiến lược Lao động / Cộng đồng”, nơi bà Cullors được đào tạo trong 10 năm, do trùm khủng bố nội địa người Mỹ Eric Mann lãnh đạo.
Mối quan hệ của ông Mann với tổ chức khủng bố “Weather Underground” (thời tiết ngầm) ngay lập tức nhắc nhở một vài người Mỹ nhạy cảm rằng ông Obama có mối liên hệ với ông Ayers – người sáng lập ra tổ chức “Weather Underground“.
Ngày 23/9, hơn 40 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, tờ Wall Street Journal đã đăng bài “Obama và Ayers thúc đẩy chủ nghĩa cấp tiến trong trường học”, đề cập đến việc viết một đoạn lịch sử liên quan đến Ayers mà ông Obama đã cố tình giấu giếm trong 2 cuốn tự truyện: Cả hai đã hợp tác chặt chẽ với nhau từ năm 1995 – 1999.
Các tài liệu trong hồ sơ CAC làm rõ rằng Ayers và Obama là đối tác của CAC, ông Ayers còn là nhà lãnh đạo chính trị cho ông Obama. Năm 1995, lần chạy đua tranh cử đầu tiên của ông Obama vào Thượng viện bang Illinois là tại một bữa tiệc ở nhà của ông Ayers.
Nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, vì những quan điểm chính trị cấp tiến và hồ sơ quá khứ của Ayers, ông Obama đã cố tình hạ thấp mối quan hệ của mình với ông Ayers, coi ông ấy là “một người sống gần nhà tôi.”
Ayers là ai? Tại đây cần phải giới thiệu tổ chức “Weather Underground” (thời tiết ngầm) và mạng lưới xã hội của nó.
Wikipedia giới thiệu về William Charles Ayers như sau: (Sinh ngày 26/12/1944) là một nhà lý luận giáo dục tiểu học người Mỹ, kiêm cựu giáo sư giáo dục tại Đại học Illinois ở Chicago, nơi ông được trao tặng danh hiệu Giáo sư xuất sắc và danh hiệu học giả đại học cao cấp.
Trong những năm 1960, ông Ayers là người sáng lập và lãnh đạo “Weather Underground“, một nhóm cách mạng tự xưng là cộng sản, muốn lật đổ chủ nghĩa đế quốc, chấm dứt Đế quốc Mỹ.
Để phản đối sự tham gia của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, “Weather Underground” đã tiến hành đánh bom các tòa nhà công cộng trong những năm 1960 và 1970 (gồm việc giết chết các sĩ quan cảnh sát, đặt bom trong các bức tượng, nhằm gây thương vong cho cảnh sát, và một loạt vụ đánh bom các tòa nhà công cộng như Lầu Năm Góc và Sở Cảnh sát San Francisco).
Nhưng thành công lớn nhất trong cuộc đời của Ayers không phải là những thành tựu của “người đàn ông năm 1968”, mà là 2 thành tựu chính:
Thứ nhất, là thành viên của “The long march through the institutions” (Cuộc hành quân dài mới trong thể chế), ông đã thành khi công bước vào các trường đại học Mỹ, và trở thành một nhà giáo dục.
Ông thường thuyết trình, giảng dạy về “Sự kết thúc của Đế quốc Mỹ”, xây dựng một thế giới mới, và “vai trò của chúng ta đối với toàn thế giới,” đồng thời đào tạo những người cực đoan phe cánh tả trong giới sinh viên đại học.
Hoạt động của ông ấy đã mở rộng ra khắp xã hội Mỹ. Ayers đã sử dụng mạng xã hội của mình, để thành lập các tổ chức al-Qaeda khác nhau, để ươm mầm các tài năng của phong trào xã hội cánh tả.
Thứ hai, ông ấy là người tạo nên các vị vua và đã thành công đẩy ông Obama lên ngai vàng tổng thống, làm thay đổi sâu sắc nền chính trị và kết cấu xã hội của Mỹ.
Từ khóa Barack Obama Dòng sự kiện Black Lives Matter Phe cánh tả cánh tả cấp tiến Weather Underground