Trong làn sóng rm r ca cái gi là công ngh 4.0, mang công ngh cao vào đi mi mi ngành ngh, mi khía cnh ca cuc sng, thì giáo dc, đưc coi là cái gc r ca mi s c ta, thì li loay hoay, chp vá và tht lùi nht.

Việt Nam ta có hết thảy không biết đến bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ, tôn vinh sự học và nghề giáo. Có lẽ bởi trải qua một thời kỳ phong kiến quá dài, với nền văn minh lúa nước, ao làng, trong đó chỉ có học, khoa cử, làm quan, vinh quy bái tổ được mặc định là lối thoát duy nhất quyết định thành công của một người.

thầy đồ
Cảnh thầy đồ dạy học của Việt Nam xưa (Ảnh: wiki)

Cái tư duy “sĩ nông công thương” nặng nề ấy đã khiến nhiều thế hệ phụ huynh chịu bao khổ sở để “bắc cầu kiều”, để con được học trường giỏi thầy hay. Nhưng văn hóa tôn vinh “thầy giáo” vừa cái gì đó đẹp đẽ, vừa là cái cớ để các bậc phụ huynh chúng ta bỏ mặc hẳn con cái cho nhà trường. Bởi khi đã “trăm sự nhờ thầy”, bố mẹ ngoài kiếm tiền còn phải lo gì nữa? Một nghịch lý hiện đại của người Việt là cha mẹ càng làm việc quần quật để gửi con đi học suốt ngày, thì con cái càng vô ơn, càng thiếu kỹ năng sống và càng loay hoay vô dụng khi bước vào thị trường lao động. Những con số hàng chục ngàn cử nhân thất nghiệp, hàng ngàn trường đại học, 12.000 tỷ và 9.000 tiến sĩ vừa là cái gì đó vừa bi hài vừa khiến người ta bức bối.

Chúng ta chứng kiến các cuộc cải cách giáo dục rầm rộ, “long trời lở đất”, những “chục ngàn tỷ” được vung ra cùng các chiến dịch thay đổi chóng mặt, đến mức mà một phụ huynh kêu trời “Đừng đem con tôi làm chuột bạch!”. Hệ thống giáo dục của chúng ta sau hàng chục năm xây dựng và sửa đổi, sau cái gọi là “xóa mù chữ”, sắp đạt được thành tích mới nhất là “phổ cập đại học”, người người học đại học, nhà nhà học đại học… Nhưng học xong không biết để làm gì!?

……

Tôi lớn lên trong cái thời cải cách, cái thời đầu tiên đổi sách, thay hoàn toàn chương trình giáo dục và dạy học được nói là phải sáng tạo, “học sinh chủ động, giáo viên tích cực”, thay vì đọc chép như thời trước. Tôi cũng chứng kiến những cái oái oăm của nghề này khi giáo viên cấp một của tôi chỉ tay từng đứa, bắt chúng tôi diễn kịch mỗi khi có thanh tra của huyện đến; khi giáo viên của tôi bỏ việc sau mấy năm không “chạy được biên chế”. Cái thời mà tôi phải tả bà tôi hiền lành như bà tiên với mái tóc “bạc như mây”, mặc dù bà thật của tôi thì to béo, tóc đen, làm đồng khỏe và đánh tôi rất nghiêm mỗi khi tôi hỗn.

Và khi qua cái thời ngây thơ thần tượng giáo viên, sợ giáo viên hơn sợ đòn roi của phụ huynh, chúng tôi lờ mờ nhận ra rằng, giáo viên cũng là những người hết sức bình thường, và đôi khi họ còn phải vật lộn với nghề nghiệp khổ sở hơn những người làm nghề khác. Trong họ có nhiều người vì yêu nghề mà trụ lại, nhưng có biết bao nhiêu người làm giáo viên bởi không biết làm gì khác, vì “thi sư phạm điểm thấp”, vì nhà “có chân”, hay đơn giản coi đó là một nghề kiếm cơm bình thường, không mặn mà, không “người lái đò”, không “bụi phấn rơi rơi” hay những cái “rưng rưng” đầy hy sinh xúc động nên thơ khác.

Bạn tôi, những người hay bị giáo viên nói là “vô dụng, học dốt”, thi vào trường sư phạm tỉnh bởi điểm chuẩn thấp, người học xong không xin được việc, người vất vưởng vài năm với mức lương của giáo viên hợp đồng, vài trăm nghìn đồng đến một triệu, người bỏ nghề làm công nhân.

Mười mấy giáo viên của trường nọ “chạy” hàng trăm triệu mà cuối cùng không được vào biên chế, cùng viết thư kêu cứu lên facebook.

Cô giáo của trường kia kêu trời vì bị hiệu trưởng bắt đi “hầu rượu tiếp khách“, quan chức giáo dục nói “tại cô không nói từ chối”.

Nghề giáo ở Việt Nam dường như vẫn cố bấu víu vào cái quá khứ vàng son của thời phong kiến nơi ông giáo gõ đầu trẻ là người trọng vọng nhất làng, có quyền lực tuyệt đối đối với học sinh và phụ huynh. Nhưng thời đó đã là quá khứ xa lắm rồi, và cái tư duy này cũng đến lúc được bỏ lại cùng thời với nó. Phải chăng đến lúc chúng ta đưa nghề giáo khỏi cái tượng đài hào nhoáng và nhìn thẳng vào sự thật của nó với bao nhiêu mặt tối xấu xí cần được xã hội bóc trần để sửa chữa?

Và quan trọng nhất, hỡi các bậc phụ huynh, xin đừng tôn vinh giáo viên rồi bỏ mặc con cái của bạn cho họ. Bởi những tính cách quan trọng nhất quyết định cuộc đời của con trẻ, như trung thực, thẳng thắn, dũng cảm, liêm sỉ, không thể được dạy bởi các giáo viên trong vài tiếng đồng hồ nhồi nhét kiến thức trên lớp, cũng chẳng thể tồn tại trong hệ thống giáo dục hiện nay, bất chấp 12 nghìn tỷ và 9.000 tiến sĩ.

Blog Động Đình Quân

Xem thêm: