Ngày 4/4 năm nay là Tiết Thanh minh của Trung Quốc (hay còn gọi là Ngày tưởng niệm Trung Quốc). Đây là ngày mà người Trung Quốc đến thăm phần mộ tổ tiên và những người thân của họ. Để kỷ niệm dịp đặc biệt này, tôi và con trai đã lái xe hơn 60 dặm đến thăm phần mộ của mẹ mình. Bà đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại tàn khốc cách đây 11 năm chỉ vì đức tin thiêng liêng của mình.

dieu hanh tuong niem
Tưởng niệm các học viên đã bị bức hại đến chết tại Trung Quốc trong lễ diễu hành của Pháp Luân Công tại New York hôm 16/5/2019 (Ảnh: Minghui.org)

Cũng vào dịp này, một lần nữa, tôi không thể không nhớ đến những học viên Pháp Luân Công đã thiệt mạng do chiến dịch bức hại bạo lực kéo dài hàng thập kỷ của ĐCSTQ. Đã có biết bao nhiêu giọt nước mắt rơi cho số phận bất hạnh của các nạn nhân?

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần cổ đại của Trung Quốc, bao gồm các bài công pháp đơn giản, chậm rãi; cùng với các bài giảng đạo đức kết hợp nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Theo con số ước tính vào thời điểm vài năm ngắn ngủi sau khi Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng, đã có tới 70 triệu – 100 triệu người theo học pháp môn này ở Trung Quốc.

Cảm thấy bị đe dọa bởi sự phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp có hệ thống vào tháng 7/1999. Kể từ đó, hàng triệu người đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác; hàng trăm nghìn người bị tra tấn khi bị giam giữ, theo thống kê của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Trong số đó, tôi biết rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.

Vào đêm trước Ngày Thanh minh năm 2003, bà Trần Hồng Bình (Chen Hongping), một cư dân tỉnh Hà Bắc, đã qua đời. Bà bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức Cao Dương, và tại đây bà bị cai ngục đánh đập tàn bạo. Các thành viên khác trong gia đình bà Trần cùng là học viên Pháp Luân Công cũng đều phải chịu bức hại tàn khốc – bốn người bị bức hại đến chết và một người bị thương tật vĩnh viễn trong khi bị cảnh sát giam giữ. Hoàn cảnh của gia đình bà Trần đã thu hút sự chú ý của Liên Hợp Quốc vào năm 2004, theo một báo cáo của Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ ghi lại các thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Cô Cao Dung Dung (Gao Rongrong) là kế toán của Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn ở thành phố Thẩm Dương, cô đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Tháng 6/2003, cô bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Long Sơn trong ba năm. Đến năm 2004, các cai ngục đã sốc điện cô Cao bằng dùi cui điện cao thế trong suốt bảy giờ, khiến thân thể cô biến dạng nghiêm trọng. Ngày 16/6/2005, cô Cao đã qua đời trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện địa phương. Khi đó cô mới 37 tuổi. Trường hợp của cô Cao đã được phơi bày trước cộng đồng quốc tế và khiến toàn thế giới chấn động trước mức độ tàn bạo của cuộc đàn áp.

Mười tám học viên Pháp Luân Công đã chèn sóng truyền hình cáp nhà nước vào khoảng 8 giờ tối ngày 5/3/2002, ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Chương trình “Tự thiêu hay trò lừa bịp” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới” đã được phát sóng đồng thời trên tám kênh truyền hình trong khoảng 45 phút.

Anh Lưu Thành Quân (Liu Chengjun), một trong những học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện này, đã bị tra tấn và bị kết án 19 năm tù tại Cát Lâm. Trong điều kiện bức hại tàn khốc và tra tấn dã man, anh đã qua đời năm 2003 khi mới 32 tuổi.

Bà Tôn Mẫn (Sun Min), một giáo viên xuất sắc tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bỏ tù nhiều lần kể từ năm 1999, và từng phải trải qua hơn 2 năm bị giam giữ và lao động cưỡng bức. Năm 2016, bà bị bắt giữ và bị kết án phí pháp 7 năm tù. Bà đã bị bức hại đến chết vào ngày 8/3/2018 ở tuổi 50 trong nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Cha của bà Tôn chỉ được phép đến thăm con gái một lần khi bà bị bắt giam vào năm 2016. Ông ấy không ngờ rằng chuyến thăm đó là lần cuối cùng được gặp con gái, và đó hẳn là một cú sốc đau đớn đối với người cha già đáng thương.

Cuối tháng 6/2020, bà Vương Thục Khôn (Wang Shukun), một bác sĩ 66 tuổi ở thành phố Hạ Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát địa phương đánh đập trong vài giờ sau  chỉ vì cự tuyệt từ bỏ đức tin của mình. Đến buổi sáng ngày 2/7, bà Vương đã qua đời. Hai ngày sau, bà Vương được hỏa táng tại nhà tang lễ địa phương. Chồng của bà, ông Vu Hiểu Bằng (Yu Xiaopeng) đã than khóc: “Vợ tôi chết oan, vợ tôi chết oan! Tôi sẽ không để họ trốn tránh trách nhiệm!”, theo Minghui.org.

Trong suốt tiến trình lịch sử dài đằng đẵng, đã có quá nhiều bất công và đau thương diễn ra tại Trung Quốc. Thế giới đã bị chấn động bởi cuộc bức hại tàn bạo suốt hơn 20 năm qua đối với các học viên Pháp Luân Công.

Nhân dịp Tiết Thanh minh, rất mong cộng đồng quốc tế sẽ chú ý hơn nữa đến hoàn cảnh của các học viên Pháp Luân Công và giúp đỡ người dân Trung Quốc ngăn chặn cuộc bức hại, đồng thời giải thể ĐCSTQ.

(Bài bình luận thể hiện quả điểm của tác giả Mi Zhen – Biên dịch theo The Epoch Time)

Xem thêm: