Tòa nhà bị sập ở Bangkok là “dự án chuẩn mực ở nước ngoài” của Trung Quốc
- Viên Bân
- •
Chiều ngày 28/3, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra tại Tp. Sagaing – Myanmar. Trớ trêu thay, tại Bangkok – Thái Lan, cách tâm chấn Tp. Sagaing hơn 1000 km, không phải tất cả các tòa nhà trong thành phố đều sụp đổ, chỉ duy nhất có một tòa nhà ngoại lệ. Ngay cả những tòa nhà siêu cao dang dở còn sót lại từ thời khủng hoảng tài chính cũng không bị sụp đổ. Vậy ngoại lệ duy nhất là gì?
- 4 người Trung Quốc lẻn vào tòa nhà bị sập ở Bangkok lấy 32 tài liệu
- Trung Quốc ‘ém’ chuyện tòa nhà sập ở Bangkok do công ty nước này thi công
Tòa nhà trụ sở Văn phòng Kiểm toán Thái Lan, do Công ty “Cục 10 Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc” (China Railway No.10 Engineering Group) xây dựng, đã bị sập. Theo lời của cư dân mạng [Trung Quốc], “China Railway là một sự lựa chọn hoàn hảo. Tuyệt vời!”
Theo truyền thông Thái Lan, tòa nhà này cao 137m, có 30 tầng và đã được cất nóc. Nhiều video lan truyền trực tuyến cho thấy chỉ vài giây sau trận động đất ở Myanmar, tòa nhà đã sụp đổ nhanh chóng và biến thành đống đổ nát, chôn vùi một lượng lớn công nhân. Đó là một cảnh tượng kinh hoàng!
Chỉ cần tòa nhà không sụp đổ thì không sao, nhưng một khi nó sụp đổ, nhiều vụ bê bối theo đó sẽ bị phơi bày…
1. Bê bối liên quan đến chất lượng kỹ thuật
Các tòa nhà cao tầng thường phải đáp ứng các yêu cầu là không bị hư hại do động đất nhỏ, có thể sửa chữa được do động đất vừa và không bị sụp đổ do động đất lớn. Tại sao tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Thái Lan lại bị sụp đổ?
Tất nhiên điều này có liên quan đến trận động đất. Nhưng trong số rất nhiều tòa nhà ở Bangkok, chỉ duy nhất có tòa nhà này bị sập trong trận động đất, điều này cho thấy khả năng chống chịu động đất của nó cực kỳ kém, tệ hơn so với các tòa nhà khác.
Tại sao khả năng chống động đất lại kém như vậy? Điều này cho thấy chất lượng xây dựng đang có vấn đề nghiêm trọng. Có thể đã có sự cắt xén vật liệu nghiêm trọng trong quá trình xây dựng, hoặc cường độ đông đặc của bê tông không đạt tiêu chuẩn do quá trình hoàn thành dự án quá gấp. Không có gì ngạc nhiên khi một số cư dân mạng chế giễu đây là một “công trình bã đậu” được xuất khẩu ra nước ngoài.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện nhiều dự án quy mô lớn ở nước ngoài trong những năm gần đây, đặc biệt là ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’. Có bao nhiêu trong số đó là những dự án kém chất lượng như Tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Thái Lan? Nước nào còn dám cho phép các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ thực hiện các dự án xây dựng trong tương lai?
2. Bê bối quảng cáo sai sự thật

Có thông tin cho biết khi Tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Thái Lan hoàn thành vào tháng Tư năm ngoái, Cục 10 Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc đã tổ chức lễ cất nóc và công bố trên các phương tiện truyền thông, nói rằng tòa nhà sẽ là biểu tượng cho sự phát triển của tập đoàn tại Thái Lan và là một công trình chất lượng cao.
Họ còn đăng một bài viết chúc mừng trên tài khoản chính thức của mình với tiêu đề “Kết cấu chính của tòa nhà văn phòng Cục Kiểm toán Thái Lan mới đã được cất nóc thành công”. Bài viết trình bày chi tiết quá trình xây dựng tòa nhà “tỉ mỉ và nghiêm ngặt”, bao gồm công nghệ thi công ván khuôn trượt tiên tiến, công nghệ lắp đặt ván khuôn nâng và công nghệ khung leo hoàn toàn tự động. Thậm chí họ còn tuyên bố rằng đã thành lập một “nhóm nghiên cứu kỹ thuật” đặc biệt, cam kết “vượt qua mọi khó khăn trong xây dựng và đảm bảo an toàn cho tòa nhà”. Kế hoạch xây dựng đã nhận được “đánh giá chính thức được công nhận cao” v.v.
Bây giờ thì sự thật chứng minh rằng mô tả sống động về tòa nhà trong bài viết chỉ là những lời tuyên truyền tự phụ, và lời tuyên truyền này đã bị vạch trần vì một trận động đất bất ngờ.
3. Bê bối về che đậy sự thật
Sau khi tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Thái Lan bị sụp đổ, Cục 10 Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc ngay lập tức xóa bài viết ăn mừng nói trên, nhằm phi tang dấu vết của việc tuyên truyền sai sự thật.
Sau đó, một số phương tiện truyền thông Đại Lục đã vạch trần vụ bê bối Cục 10 Đường sắt Trung Quốc xóa các bài báo của chính mình. Kết quả là các bài viết tự truyền thông đã chính thức bị xóa.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Vào ngày tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Thái Lan sụp đổ, ông Hồ Tích Tiến – cựu tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ – đã đăng trên Weibo rằng xét theo video, Bangkok không bị động đất tấn công mạnh vào thời điểm đó, dù sao thì nơi này cũng cách khá xa tâm chấn. “Có 80% khả năng là chất lượng của tòa nhà bị sập có vấn đề”, ông cũng cho biết, “Ước tính các vấn đề về thiết kế và chất lượng sẽ được điều tra”. Bài đăng này đã nhanh chóng bị xóa.
Cư dân mạng bình luận:
“Bài đăng biến mất trên toàn bộ internet, chẳng phải đã nói rõ vấn đề…”
“Weibo thậm chí không có một bài đăng nào.”
“Hãy xem họ xây một tòa nhà cao tầng, hãy xem họ tiếp đãi khách, và hãy xem tòa nhà của họ sụp đổ…”
Do một trận động đất cách đó hàng ngàn km, tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Thái Lan, được coi là “dự án chuẩn mực của Trung Quốc ở nước ngoài”, đã sụp đổ chỉ trong chốc lát. Đây không chỉ là một cái tát vào mặt nhà thầu, Cục 10 Đường sắt Trung Quốc, mà còn là một cái tát vào mặt ĐCSTQ!
Từ khóa Động đất ở Myanmar Động đất ở Thái Lan Thái Lan Công ty Trung Quốc Made in China nhà thầu Trung Quốc Bangkok
