Trung Quốc phải làm thế nào để “đi tắt đón đầu” đuổi kịp Mỹ?
- Blog Tạ Điền
- •
Trong nghiên cứu về chiến lược thương mại và thị trường có vấn đề “Lợi thế gia nhập đầu tiên” (First mover advantage) và “Lợi thế gia nhập sau” (Late mover advantage) hoặc là động cơ có tính chiến lược xâm nhập khu vực ưu thế. Tương tự, cạnh tranh giữa các quốc gia cũng thế. Trong bàn luận về sự phát triển của Trung Quốc, những năm qua thường thấy ngôn từ “Trung Quốc có thể lợi dụng ưu thế đi tắt đón đầu, chỉ trong thời gian ngắn có thể vượt qua các nước phát triển, đặc biệt là đuổi kịp hoặc vượt qua nước Mỹ”.
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những thay đổi lớn trong ngôn từ ngoại giao, dùng từ “Ấn Độ – Thái Bình Dương” thay cho “châu Á – Thái Bình Dương”, để Trung Quốc cảm nhận rõ hơn sức ép lớn của Mỹ (Ảnh: Gettyimages)
Dĩ nhiên chính phủ Trung Quốc có tham vọng “đi tắt đón đầu” mạnh mẽ, đặc biệt là những năm gần đây họ ngày càng cảm nhận rõ sức ép khủng khiếp của Mỹ. Gần đây chính phủ tổng thống Trump có thay đổi quan trọng trong ngôn từ ngoại giao, dùng “Ấn Độ – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) thay cho “châu Á – Thái Bình Dương” (Asia-Pacific). Dùng “Ấn Độ – Thái Bình Dương” hay “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” thay cho châu Á – Thái Bình Dương” nghĩa là mở rộng phạm vi đối với châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Ấn Độ và Nam Á, kéo qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việc thay đổi khái niệm như thế đối với Mỹ mà nói là hết sức tự nhiên, vì hướng đông của Mỹ có Đại Tây Dương và Bắc Âu; bản địa có “Đại dương đến đại dương” (Sea-to-Sea), nghĩa là từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương; hiện nay trong chiến lược châu Á lại bổ sung và mở rộng, tiến vào Ấn Độ Dương. Như vậy là bao trùm toàn cầu, bố cục mới bao phủ toàn cầu của Trump đã hình thành.
Nói đến Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) dễ khiến người ta liên tưởng đến “Ấn Độ và Trung Quốc” (Indo-China). Phản đối của giới học giả Trung Quốc về danh từ này dường như hiện nay không để làm gì. Cái gọi là “Indo-China” đối với nhiều người Trung Quốc mà nói giống như là cái tên cổ quái ở xa tận hòn đảo Java thuộc Indonesia, thực tế nó vốn chỉ “Trung Quốc – Ấn Độ”. Từ này có nguồn gốc từ “Indochine” trong tiếng Pháp, biểu thị vùng nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của văn hóa cả hai nước, trước đây được dịch thành “Indo-China”. Nhưng vào thời kháng chiến chống Nhật, cách nói “China” là kiểu nói kỳ thị sỉ nhục Trung Quốc. Vì thế dưới đề xuất của nguyên lão Quốc dân Đảng Vu Hữu Nhậm (Yu Youren, 1879 – 1964) được đổi cách gọi là “bán đảo Trung Nam”, ý nghĩa là “bán đảo ở phía nam Trung Quốc”. Nhưng trong giới học thuật, tiêu biểu như giới địa chất vẫn không dùng đến tên này, ví dụ như “Inchi” (Ấn Trung) trong “thời xây dựng Inchi” (indo-china movement) chính là indo-china. Với tên gọi “Ấn Độ – Thái Bình Dương” hiện nay, Mỹ đã đặt cạnh nhau hai cường quốc dân số thế giới và đồng thời là hai đại oan gia của nhau là Trung Quốc và Ấn Độ.
Trở lại vấn đề “đi tắt đón đầu”. Thực tế Trung Quốc đã vượt Tây phương và Mỹ trên một số mặt. Ví dụ truyền thông di động. Độ phổ cập điện thoại di động ở Trung Quốc đặc biệt cao, có thể không thua gì Mỹ. Nguyên nhân rất đơn giản, không có gì gọi là lãnh đạo anh minh của đảng Cộng sản, vấn đề chỉ vì giới thông tin Trung Quốc phát hiện không cần dùng đường đây cáp, đường điện thoại và đường dây dưới đất đắt đỏ, chỉ cần xây dựng một số không nhiều các trạm trung chuyển thông tin vi ba là có thể giúp toàn thể người Trung Quốc, gồm cả những vùng xa xôi, gia nhập vào thời đại thông tin di động. Ở Mỹ, đa số gia đình ở tuổi trung niên trở lên vẫn giữ thói quen dùng đường dây dưới đất, những gia đình tuổi trẻ không còn dùng loại đường dây này, cũng không có “số điện thoại nhà” (Home Phone), trong nhà chỉ còn số di động.
Trong lĩnh vực điện thoại, đi tắt đón đầu có thể khiến những nước lạc hậu tận dụng được ưu thế, theo kịp các nước phát triển. Nhưng trong rất nhiều lĩnh vực khác thì rất khó thực hiện. Quốc gia và chính phủ còn nhiều vấn đề khác, như hệ thống cung cấp nước, khí ga, đường điện và cáp quang, thu gom rác, đóng cửa những nhà máy gây ô nhiễm, làm sạch ao hồ và sông ngòi… để thực sự nâng cao trình độ và chất lượng sống của người dân. Trung Quốc có 2.862 huyện, trong đó đến hơn 800 huyện nghèo, học sinh tiểu học mỗi thôn cần một xe đưa rước, cần bàn ghế sạch sẽ và bữa trưa đủ dinh dưỡng. Những vấn đề này không cách nào “đi tắt đón đầu” theo kịp các nước phát triển. Đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường, chính quyền Trung Quốc vì vấn đề phát triển kinh tế đã bóc lột của cải nhân dân, làm quốc khố cạn kiệt, làm ô nhiễm không khí, đất đai và nguồn nước. Những vấn đề này cần rất nhiều thời gian mới làm sạch được, không thể có khả năng “đi tắt đón đầu”.
Đi tắt đón đầu quả thực là một phương pháp để theo kịp và vượt lên trước, nhưng ở đây còn cần một giả định, đó là chiếc xe chạy phía trước và con đường phía trước “có vấn đề” để kẻ phía sau có thể vượt lên! Nhưng những kẻ đi trước hiện nay vẫn chạy băng băng, nước họ cũng không có đấu đá chính trị nguy hiểm, không tạo cơ hội cho kẻ chạy sau có khả năng đuổi kịp. Nếu họ cứ chạy băng băng như bay khiến khoảng cách càng ngày càng xa thêm, vậy thì cơ hội đi tắt đón đầu có còn không?
Ngày nay nước Mỹ đang dẫn đầu, nhưng nước Mỹ cũng không sợ Trung Quốc theo kịp, Mỹ còn giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài khoa học kỹ thuật, Mỹ ủng hộ du học sinh Trung Quốc học thành tài trở về nước, thậm chí công ty của Mỹ còn xây dựng những viện nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc để nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới và quan niệm mới. Nếu cứ theo con đường chủ nghĩa thực chứng hiện đại và khoa học kỹ thuật hiện đại mà đi thì có thể mãi mãi Trung Quốc không theo kịp được Mỹ. Còn ở Trung Quốc, từ chính phủ đến truyền thông, đến giới trí thức, có thể không nhìn như thế, chỉ kỳ vọng Trung Quốc có thể theo kịp Mỹ về khoa học kỹ thuật, bất kể đường thẳng hay cong. Đây hoàn toàn là nhận thức sai lầm.
Hiện nay chúng ta nên nhận thức được con đường chủ nghĩa thực chứng và khoa học kỹ thuật hiện đại đã gây nguy hiểm như thế nào, những vấn đề nguy hiểm của trí thông minh nhân tạo và người máy, biến đổi gen, nhân bản người… là những ví dụ. Chúng ta đã bắt đầu cảm nhận được sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay với tốc độ ngày càng nhanh và ngày càng quái dị, nó càng ngày càng trở thành một sức mạnh đến nỗi có thể loài người không thể kiểm soát! Những thứ loài người phát minh và sáng tạo ra càng ngày càng biến thành “Frankenstein” (quái nhân khoa học), cho thấy đây là con đường không nên tiếp tục lao sâu vào. Nếu thứ khoa học kỹ thuật mang đến cho con người là phá hoại môi trường, phá hoại tài nguyên, đạo đức, vậy thì càng nguy hiểm. Lúc này có cần “đi tắt đón đầu”? Như thế chỉ đưa quốc gia vào nhân dân xuống vực thẳm!
Đi tắt đón đầu còn một nguy hiểm nữa. Ai từng xem Daytona 500 hoặc đua xe công thức đều biết, đi vòng vượt lên trước là vô cùng nguy hiểm, có thể bị xe bên cạnh hoặc phía trước đụng vào, bản thân mình thì bay đi đâu không biết! Trung Quốc đang đi tắt đón đầu chẳng qua vì phía trước có Mỹ, Nhật Bản, hai bên có Ấn Độ, Việt Nam, cho nên “châu Á – Thái Bình Dương” mới biến thành “Ấn Độ – Thái Bình Dương” ngày nay. Mặt đông Trung Quốc có Nhật Bản, mặt nam có Việt Nam và Biển Đông, mặt tây có dãy Himalaya và Ấn Độ, còn đứng song song có Mỹ với Thái Bình Dương, đều là những chướng ngại có thể va chạm và lật đổ trong khi “đi tắt đón đầu”.
Ưu thế của người Trung Quốc là văn hóa lâu đời, bao gồm hàng loạt quy phạm đạo đức. Càng ngày càng nhiều người phải thừa nhận, xã hội có truyền thống và đạo đức mới có thể giúp xã hội phát triển trong an toàn. Chỉ có quay về với truyền thống và đạo đức chúng ta mới có thể đi vào con đường chân chính. Nếu Trung Quốc làm được như thế, khi đó có thể Mỹ chính là nước cần phải đi tắt đón đầu, là lúc thế giới phải đi tắt đón đầu.
Blog Tạ Điền
Xem thêm:
Từ khóa Ấn Độ Quan hệ Mỹ - Trung châu Á chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương