20 lỗi sai nấu ăn phổ biến nhiều người mắc phải
- Minh Minh
- •
Dù là đầu bếp chuyên nghiệp hay nội trợ gia đình thì những lỗi sai trong khi nấu ăn là điều khó tránh. Dưới đây là một số lỗi nấu ăn phổ biến nhất mà có thể bạn đã từng trải qua ít nhất một lần, như cho quá nhiều thực phẩm vào chảo, hay lật thịt quá sớm, cho quá nhiều hoặc quá ít hạt tiêu,…
Hãy cùng điểm quá 20 lỗi sai phổ biến có thể khiến bữa ăn của bạn không tròn vị hoặc tệ hại hơn là có thể ‘phá hỏng’ món ăn của bạn.
1. Sử dụng sai loại dầu ăn
Dầu ôliu nguyên chất rất phù hợp để chế biến nhiều loại thức ăn nhưng không phải là tất cả. Nếu một món nào đó cần phải nấu ở nhiệt độ cao đặc biệt, bạn nên sử dụng một loại dầu khác, vì chất EVOO trong dầu Oliu dễ cháy ở nhiệt độ thấp.
2. Không để thịt ở nhiệt độ phòng trước khi nấu
Thịt ở nhiệt độ phòng khi nấu sẽ chín đều hơn so với thịt vừa bỏ ra khỏi tủ lạnh. Tốt nhất là bạn nên lấy thịt ra khỏi tủ lạnh và để nó rã đông ở ngoài nhiệt độ phòng khoảng 30 phút trước khi nấu để đảm bảo thịt được chín đều.
3. Dùng quá ít nước khi làm mì trộn
Mì của bạn có bị dính với nhau không? Trái ngược với niềm tin phổ biến, việc thêm dầu ôliu vào sẽ không giúp ích gì. Có thể bạn sẽ cần cho nhiều nước hơn mình nghĩ. Đối với mỗi nửa cân mì ống, bạn nên sử dụng khoảng 5 lít nước.
4. Sử dụng những loại rau gia vị khô thay vì rau tươi
Các loại rau gia vị khô có mùi mạnh hơn và sẽ làm gia tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn hơn các loại rau gia vị tươi. Nếu bạn có thói quen sử dụng rau gia vị khô, hãy chỉ sử dụng khoảng 1/3 lượng rau gia vị mà công thức yêu cầu khi bạn đang chế biến với những loại rau gia vị có mùi mạnh.
Đối với các loại rau có mùi nhẹ hơn, kém thơm hơn, sử dụng nhiều hơn 1/3 một chút.
5. Không nếm thức ăn trước khi phục vụ
Hãy chắc chắn rằng bạn thích món ăn mà bạn đang phục vụ. Thời điểm để bạn nếm món ăn mà bạn tiếp đãi khách lý tưởng không phải là lúc tất cả khách tới chơi nhà đã ngồi vào bàn ăn. Bạn cần đảm bảo rằng món ăn mà bạn đang phục vụ là ngon miệng và bạn tin tưởng điều đó trước khi đưa nó lên bàn ăn.
Nếu bạn nếm thức ăn khi đang chế biến, bạn có thể thực hiện các điều chỉnh nhỏ để có thể có một sản phẩm hoàn chỉnh hợp ý bạn.
6. Thái thịt không đúng cách
Thái dọc thớ thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó sẽ khiến miếng thịt bị dai khi ăn. Bởi vậy, hãy cắt miếng thịt ngang thớ.
7. Nấu tỏi quá kỹ
Nếu bạn cho tỏi vào chảo đầu tiên, rất có thể nó sẽ dễ bị cháy, nhất là khi món ăn của bạn cần nấu ở nhiệt độ cao và cần phải cho tỏi băm, thì tốt hơn là bạn nên cho tỏi vào cuối cùng.
8. Nấu quá nhiều thứ trong một chiếc chảo
Nấu ăn bằng chảo khá thuận tiện, nhưng nấu nhiều thực phẩm trong một chiếc chảo quá nhỏ có thể khiến thực phẩm không được chín hoặc ngon theo cách bạn muốn. Khi toàn bộ bề mặt chảo được phủ kín bởi thực phẩm, nhiệt không thoát ra được, dẫn đến hơi nước bị tụ khiến món ăn bị nhũn, không dậy màu và hương vị. Bởi vậy, hãy nấu trong nhiều chảo cùng một lúc, hoặc nấu theo mẻ nếu bạn nấu món ăn đó với số lượng lớn.
9. Rán trứng ở nhiệt độ quá cao
Rán trứng to lửa sẽ khiến nó chín nhanh hơn, nhưng lại bị khô. Để đảm bảo rằng bạn có một món trứng rán mềm và không bị khô, hãy rán hoặc bắc trứng với nhiệt độ thấp vừa phải và tắt bếp ngay khi chúng vừa chín tới. Nhiệt ủ ở bên trong trứng sẽ tiếp tục tự làm chín nó ngay cả sau khi bạn tắt bếp.
Thêm một chút nước vào trứng khi đánh tan trứng trước khi rán cũng có thể giúp bạn có được món trứng rán ngon đúng điệu.
10. Lật thức ăn quá sớm
Hãy để miếng thịt chín trước khi bạn lật nó. Điều này đặc biệt áp dụng cho bít tết. Nấu ăn tại nhà có thể khó khăn, và nếu bạn lật miếng thịt trước khi nó đủ chín, bạn có thể không nhận được món ăn áp chảo ngon đúng như mong muốn, vì vậy, bạn lật nó càng ít càng tốt.
11. Đun sôi to lửa trong khi lẽ ra chỉ để ở trạng thái sủi hay sắp sôi
Đun sủi và đun sôi là hai khái niệm khác nhau. Nếu món ăn cần phải nấu ở mức đun sủi hay ninh nhỏ lửa, thì điều đó có nghĩa là bạn chỉ nên điều chỉnh lửa/nhiệt độ sao cho thỉnh thoảng có một vài bong bóng nổi lên. Còn nếu đun sôi thì có nghĩa là có rất nhiều bong bóng xuất hiện hơn. Nếu món ăn cần đun nhỏ lửa mà bạn lại đun sôi, rất có thể nó sẽ bị cứng, không đủ nhừ.
12. Không đọc đủ công thức khi nấu
Bạn phải nắm chắc mình cần những gì và nấu như thế nào trước khi bắt tay vào chế biến. Dù bạn đang làm món ăn đó lần đầu tiên hay lần thứ năm, bạn cũng nên đọc công thức nấu ăn một cách đầy đủ, vì vậy khi nấu ăn, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì.
Thậm chí là cần đọc nó trước khi bạn đi mua đồ để làm món ăn đó, để tránh tình huống là khi đang nấu, bạn phát hiện ra rằng mình đang thiếu một thành phần quan trọng, hoặc lẽ ra món ăn này cần ướp với gì đó trong vài giờ trước khi nấu.
13. Không sử dụng nhiệt kế đo thịt
Ước lượng bằng mắt có thể bị sai: bạn có thể nghĩ rằng bạn đang lấy món nướng của bạn ra khỏi lò nướng vào đúng thời điểm, nhưng khi lấy ra hoặc sử dụng mới thấy lẽ ra nên lấy nó ra từ lâu. Bởi vậy, nhiệt kế thịt có thể là cách chọn lựa tốt giúp bạn tránh những lỗi sai dạng này.
14. Nêm gia vị quá ít hoặc quá nhiều
Gia vị quá nhiều hoặc không đủ là lỗi sai phổ biến, không ai thực sự biết một “nhúm” gia vị chính xác là bao nhiêu? Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn nên thử món mà bạn đang nấu khi bạn thêm gia vị vào.
15. Không làm nóng sơ bộ chảo trước khi nấu
Bạn nên làm nóng chảo trong vài phút trước khi thêm bất kỳ thực phẩm nào vào, nếu không, bạn sẽ sẽ có một món cá hay thịt bị nhũn và không đúng màu.
16. Thái thịt ngay khi vừa nấu xong
Hãy kiên nhẫn chờ đợi, không nên thái miếng thịt ngay khi vừa nấu xong. Khi bạn nấu, nước sẽ tụ ở giữa miếng thịt, vì vậy, hãy để yên trên đĩa một lát sau khi nấu xong, nước tụ đó sẽ rỉ ra khỏi thịt.
Mỗi miếng thịt dày mỏng khác nhau có thời gian chờ khác nhau. Ví dụ, nếu luộc gà nguyên con, thì 20-30 phút là khoảng thời gian hợp lý, còn với một miếng ức gà hay miếng thịt bò, thì 5 phút là đủ.
17. Luộc trứng không đủ thời gian
Không ai thích một quả trứng luộc quá cứng và khô hoặc quá mềm và lòng trắng hoặc/và lỏng đỏ còn lỏng. Trước khi bắt đầu đun sôi, hãy quyết định xem bạn sẽ nấu món trứng đó như thế nào, cần chín kỹ hay cần ‘lòng đào’,…
Nếu bạn muốn trứng mềm, có thể đun sôi khoảng 6 phút, nếu bạn muốn trứng chín kỹ hoàn toàn với lòng đỏ và lòng trứng trở nên rắn, có thể luộc sôi trong 9 phút.
18. Dùng sai dao
Bạn rất dễ dùng con dao cắt bánh mì để thái rau, thậm chí là dao chặt xương để thái thịt,… thay vào dó, hãy dùng đúng loại dao để có thể kiểm soát và có món ăn có tính thẩm mỹ cao hơn.
19. Không để rau ráo nước trước khi xào
Nước còn đọng trên rau xanh (hoặc nấm) trong khi bạn xào chúng với dầu ăn không phải là điều tốt. Bên cạnh tiếng lộp bộp nổ bắn tung tóe, phần nước đọng đó còn gây ra hơi nước, khiến món ăn của bạn sũng nước, xỉn màu, và nát.
20. Không sử dụng nhiệt kế lò nướng
Bạn cần biết nhiệt độ lò nướng thật sự là bao nhiêu. Thật không may, không phải lò nào cũng hiển thị nhiệt độ đáng tin cậy như bạn mong muốn, điều đó có nghĩa là nhiệt độ lò hiển thị cho bạn thấy không phải lúc nào cũng là nhiệt độ thực tế. Bởi vậy, một chiếc nhiệt kế lò nướng sẽ giúp ích cho bạn.
Theo Insider
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa mẹo vặt gia đình nấu ăn lỗi sai khi nấu ăn