Nhà nghiên cứu người Canada – Silvia Bonaccio đã tiết lộ 5 chức năng chủ yếu của ngôn ngữ cơ thể và cách để đọc được chúng nơi công sở.

Ngoài ngôn ngữ lời nói ra, người ta cũng sẽ mượn ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông tin, ví dụ như: vẫy tay để tỏ ý tạm biệt, gật đầu để tỏ ý đồng thuận, giơ ngón tay cái lên để tỏ ý khen ngợi…. Những động tác phi ngôn ngữ này có vẻ như rất đơn giản, nhưng có đôi khi chúng lại có thể truyền đạt thông tin một cách mạnh mẽ và có nhiều chức năng.

người ưu tú nơi công sở, ngôn ngữ cơ thể
(Ảnh: shutterstock.com)

Theo trang Psychology Today, phó giáo sư quản lý học Silvia Bonaccio đến từ Đại học Ottawa Canada cho biết, trao đổi phi ngôn ngữ không phải là chỉ làm động tác không phát ra tiếng, có đôi khi người ta còn vừa nói vừa làm cử chỉ, hoặc dùng âm điệu để nhấn mạnh khi nói chuyện.

Ông Bonaccio còn cho biết, trao đổi bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thường xuyên tương tác với nhau, ví dụ như: Vừa nói những chọc ghẹo vừa vỗ nhẹ vào lưng ai đó, hoặc vừa lau nước mắt vừa nói “không sao”.

Trong một cuộc nghiên cứu môi trường làm việc, ông Bonaccio đã tiết lộ 5 chức năng chính của việc trao đổi phi ngôn ngữ và làm thế nào đọc được chúng nơi công sở:

1. Thể hiện cá tính

Ngôn ngữ cơ thể sẽ tiết lộ những thông tin như cá tính, suy nghĩ và thái độ của người nào đó, và người ta cũng sẽ mượn ngôn ngữ cơ thể để phán đoán được những đặc tính của người khác bằng tốc độ kinh ngạc.

Ông Bonaccio lấy ví dụ bằng việc phỏng vấn: người được phỏng vấn khi bắt tay với người phỏng vấn thì nên bắt tay nhanh và có lực, đồng thời khi nói chuyện phải mỉm cười, có sự trao đổi ánh mắt, thể hiện những cử chỉ tay hoặc biểu cảm, hay gật đầu vừa phải. Dù người phỏng vấn sẽ dựa theo quy tắc phỏng vấn chuẩn mực để đánh giá, nhưng những cử chỉ phi ngôn ngữ này sẽ trở thành một phần rất quan trọng trong quá trình phỏng vấn.

(Ảnh: shutterstock.com), ngôn ngữ cơ thể
(Ảnh: shutterstock.com)

>> 14 kiểu nhân viên nơi công sở, bạn thuộc mẫu người nào?

2. Thể hiện ai là chủ

Những cử chỉ phi ngôn ngữ có thể cung cấp thông tin về giai cấp xã hội, đặc biệt là nơi công sở có những mối quan hệ cấp trên cấp dưới. Người ta có thể thể hiện quyền lực thông qua những cách như dáng đứng, mức độ nói chuyện, cắt ngang cuộc đối thoại của người khác, quắc mắt, nói chuyện lớn tiếng, biểu cảm nghiêm túc v.v…

Tuy nhiên, nếu nữ giới dùng những cử chỉ phi ngôn ngữ để thể hiện sức mạnh thì có thể sẽ có hiệu quả ngược lại. Khi giao tiếp với nam giới, phụ nữ thể hiện quyền lực bằng cách nói khá nhiều hoặc biểu hiện sắc mặt không vui thì sẽ chịu những bình luận tiêu cực từ người khác.

Ông Bonaccio nói rằng những cử chỉ phi ngôn ngữ này cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi văn hóa. Lấy ví dụ là ở Mỹ người ta có thể thể hiện quyền lực bằng cách gác chân lên bàn ở văn phòng, nhưng trong văn hóa Á Đông thì không như vậy.

3. Khuyến khích người khác tuân thủ sự lãnh đạo của bạn

Bạn có thể mượn những cử chỉ phi ngôn ngữ để thúc đẩy người khác tiếp nhận lời chỉ dẫn của mình để tạo nên một môi trường tích cực. Ông Bonaccio cho biết người lãnh đạo có sức lôi cuốn sẽ dùng những thông tin mạnh mẽ và thể hiện sự nhiệt tình, tự tin và khả năng của mình. Ngôn ngữ cơ thể của họ sẽ thể hiện sự nhiệt tình và biểu cảm trên mặt của họ cũng sẽ tương đồng với những gì họ nói.

Người lãnh đạo có sức lôi cuốn sẽ dùng những thông tin mạnh mẽ, thể hiện sự nhiệt tình, tự tin và khả năng của mình. (Ảnh: shutterstock.com)
Người lãnh đạo có sức lôi cuốn sẽ dùng những thông tin mạnh mẽ, thể hiện sự nhiệt tình, tự tin và khả năng của mình. (Ảnh: shutterstock.com)

>> Tinh thần phối hợp tập thể nơi công sở của người Nhật

4. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác

Người ta có thể dùng ngôn ngữ cơ thể để tăng cường mối quan hệ hoặc xây dựng niềm tin giữa mình và đồng nghiệp, ví dụ như: đứng cùng tư thế với người khác, mỉm cười, bắt tay, ôm, sử dụng ánh mắt, v.v…

Ông Bonaccio chỉ ra rằng một đặc trưng quan trọng trong quan hệ hợp tác là thiện ý. Bạn có thể mượn cử chỉ phi ngôn ngữ để thể hiện thiện ý của mình. Lấy ví dụ như khi đồng nghiệp nói với bạn ai đó bị bệnh, thông tin mà ngôn ngữ cơ thể của bạn truyền đi phải thống nhất với biểu cảm của bạn.

nhà lãnh đạo tài năng
Dùng ngôn ngữ cơ thể để tăng cường mối quan hệ hoặc xây dựng niềm tin giữa mình và đồng nghiệp. (Ảnh: shutterstock.com)

5. Biểu đạt tình cảm

Ông Bonaccio cho rằng cách chúng ta thể hiện tình cảm bằng cử chỉ phi ngôn ngữ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách người khác cảm nhận tình cảm đó. Ví dụ như nếu bạn thể hiện vẻ mặt phiền muộn sau khi nói chuyện với sếp thì có nghĩa là bạn đang nói với người khác rằng có thể là bạn gặp rắc rối rồi.

(Ảnh: shutterstock.com)
(Ảnh: shutterstock.com)

Khi biểu cảm thống nhất với những gì bạn nghĩ, bạn sẽ có được hiệu quả khá tích cực. Nhưng nếu bạn thử giả vờ thì người khác sẽ biết được. Bạn càng giả vờ thì càng có khả năng bị lộ cảm xúc thật qua những biểu cảm rất nhỏ. Vì vậy, hiểu cảm xúc của chính mình và thể hiện đúng đắn thì mới có thể tạo được một bầu không khí tích cực nơi công sở.

Thanh Trúc

Xem thêm: