Bộ đồ ăn chế tạo từ… hạt bơ, phân hủy trong vòng 240 ngày
- Thanh Trúc
- •
Quả bơ được trồng nhiều ở Mexico, mọi người đều biết chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao, và hiện nay quả bơ lại có thêm một công dụng khác – đó là hạt bơ được Công ty Biofase của Mexico dùng để làm ra những bộ đồ ăn thân thiện với môi trường sử dụng một lần với giá thành thấp và được bán trên toàn thế giới.
“Công thần” phía sau phát minh sáng tạo này là anh Scott Mungía – người sáng lập công ty Biofase. Scott Mungía học ngành công nghiệp hóa học, trong 7 năm qua, anh đã luôn dành hết tâm huyết trong việc tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đến nay công ty của anh đã sản xuất thành công những bộ đồ ăn làm từ hạt bơ và bán ra nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành nhà cung cấp nổi tiếng.
Trong khi nghiên cứu, anh Scott nhận thấy rằng hạt quả bơ có thể phân giải với tốc độ khá nhanh, thế nên anh đã tiến hành chế biến chúng và đặt tên là “Avoplast”. Những bộ đồ ăn bằng nhựa thông thường phải mất từ 100-450 năm mới phân hủy được, còn hạt bơ thì chỉ cần 240 ngày – điều này là một tin vui rất lớn đối với công cuộc bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, các khách hàng cũng không cần phải lo lắng rằng hạt bơ phân giải nhanh thì có nghĩa là những bộ đồ ăn này sẽ quá yếu và không bền, chỉ cần bảo quản khô ráo thì thời gian sử dụng của nó có thể lên đến 1 năm.
Vậy thì giá thành của chúng có đắt không? Thường thì những bộ đồ ăn thân thiện với môi trường có giá khá cao, đắt hơn 40% so với những loại được làm bằng nhựa. Công ty Biofase đã giảm giá thành nguyên liệu sản xuất nhờ việc tái sử dụng hạt của những quả bơ bị vứt đi. Ví dụ như 24 bộ đồ ăn “Avoplast” có giá 7,49 đô (~175 nghìn đồng), 150 cái ống hút có giá 9,89 đô (231 nghìn đồng), có nghĩa là giá của 1 cái muỗng khoảng 7.500 đồng, một cái ống hút thì có giá 1.500 đồng.
Mô hình sản xuất bằng cách tái sử dụng những thứ vứt đi khiến cho giá thành của “Avoplast” thấp bằng những bộ đồ ăn làm từ nhựa, thậm chí còn rẻ hơn so với túi xách bảo vệ môi trường được chế tạo từ bột ngô. Điều đó đã nâng cao ưu thế cạnh tranh của dòng sản phẩm này trên thị trường, bởi vì chúng phù hợp cả về lợi ích kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Anh Scott phải mất nửa năm mới tạo ra được quá trình “biến rác thành vàng” này. Anh đã tìm ra cách tách được hợp chất hóa học từ hạt bơ bỏ đi, sau khi hợp chất biopolymer được phân tách khỏi hạt bơ thì có thể dùng để tạo thành những bộ đồ ăn có hình dáng khác nhau, chúng có tính dẻo giống như cao su, thành phần bao gồm 60% biopolymer từ hạt bơ và 40% chất hữu cơ.
Avocado seeds replacing plastic
මෙක්සිකානු සමාගමක් අලිගැටපේර බීජ වලින් ප්ලාස්ටික් රහිත හැඳි ගෑරුප්පු සාදයි.This Mexican company makes plastic-free cutlery from avocado seeds.
Posted by SBS Sinhalese on Wednesday, February 27, 2019
.
Vào năm 2013, quy trình sản xuất này đã nhận được bằng sáng chế, 2 năm sau đó, công ty đã bắt đầu mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Ban đầu, họ chỉ có thể sản xuất ra nguyên liệu nhựa có thể phân hủy được, sau đó cung cấp cho các nhà sản xuất. Đến năm 2016, công ty đã bắt đầu xây dựng nhà máy thứ hai nhằm sản xuất những bộ đồ ăn bảo vệ môi trường có thương hiệu riêng, và vào tháng 2 năm nay, công ty đã khởi động dây chuyền sản xuất ống hút bảo vệ môi trường.
Quả bơ được trồng ở Mexico chiếm 50% sản lượng toàn cầu, một phần rất lớn hạt bơ đều bị bỏ đi, cũng có nghĩa là Mexico có nhiều hạt bơ bị bỏ đi nhất thế giới, chúng đều bị mang đi chôn lấp. Có thể thấy rằng với điều kiện sở hữu nguồn tài nguyên to lớn như vậy, “Avoplast” có tiềm lực phát triển rất mạnh trong tương lai. Theo tờ Bioplastic News dự đoán, vốn sản xuất của nền công nghiệp nhựa thiên nhiên toàn cầu là 5,8 tỷ đô la Mỹ, nhu cầu của thế giới đối với ngành hàng này là rất lớn.
Hiện nay, 40% trong sản lượng 130 tấn hàng năm của công ty Biofase là ống hút.
Mexico là thị trường lớn thứ hai của Công ty Biofase, trong đó 8% sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm Mỹ, Canada, Costa Rica, Peru, Colombia và 11 quốc gia Mỹ La tinh. Những chuỗi nhà hàng nổi tiếng như “Chilis’s Bar”, “Grill” và “Fiesta Americana” đều sử dụng bộ đồ ăn Avoplast.
Có thể thấy rằng những hoạt động của Công ty Biofase nhằm thúc đẩy việc tái chế hạt trái cây sẽ tiếp tục thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Đây là một khởi đầu tốt, nếu có thể phát triển đến nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới thì rất có khả năng sẽ hình thành một phong trào thúc đẩy thế giới ngưng sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Thanh Trúc
Xem thêm:
Từ khóa bảo vệ môi trường đồ nhựa Sản phẩm sáng tạo thân thiện môi trường