Cách người mẹ cư xử khi con gái làm thủng một lỗ to trên tường
- Ngọc Chi
- •
Nuôi dạy con đòi hỏi nhiều sự linh hoạt. Đó là một quá trình không bao giờ kết thúc để cân bằng các tình huống bất ngờ và khó khăn để cho phép đứa trẻ học hỏi từ lỗi lầm của chúng càng nhiều càng tốt. Và cô Rosie Lamphere từ Raleigh, New York, Mỹ vừa đăng một ví dụ tuyệt vời về cách người mẹ cư xử khi con cái làm lỗi.
Khi con gái 9 tuổi của Rosie đi xuống cầu thang và thú nhận với cô rằng bé đã khiến bức tường bị thủng một lỗ trong khi đùa nghịch. Cô bé biết mình đã làm sai, và cảm thấy rất nặng nề với tội lỗi mình gây ra. Rosie giữ bình tĩnh, dừng lại và suy nghĩ về cách người mẹ cư xử thế nào khi con cái phạm lỗi. Các bạn hãy đọc tiếp để học hỏi cách ứng xử tuyệt vời của người mẹ trẻ này nhé. Cô viết trên facebook:
“Các cô con gái của chúng tôi đã gây nên một mớ hỗn độn ngày hôm qua. Một trong số chúng đã đập cả người vào bức tường. Cô con gái 9 tuổi của tôi đi xuống cầu thang vừa đau vừa khóc nói rằng bé phải cho tôi xem thứ gì đó. Tôi đi lên cầu thang tới chỗ bức tường bị vỡ. Bé thể hiện sự vô cùng hối lỗi.
Bé không cần tôi khiến bé cảm thấy tội lỗi.
Bé không cần tôi khiến cho bé xấu hổ.
Bé không cần tôi làm trình trạng tồi tệ đó trở nên tồi tệ hơn.
“Con xin lỗi!!!”
Mẹ biết rồi.
“Bố sẽ nổi điên lên mất!!! Con chưa sẵn sàng nói với bố.”
Được thôi. Con sẽ nói với bố khi nào con sẵn sàng.
Bé biết rằng bố sẽ là người bị ảnh hưởng nhất bởi chuyện này. Bố sẽ là người phải dành thời gian để sửa lỗ thủng.
Tôi đi xuống cầu thang và nói chuyện với chồng.
Con gái chúng ta làm thủng một lỗ ở trên tường. Một cái lỗ to. Em thực sự thất vọng về nó. Con đang lấy dũng cảm để đến nói với anh đấy.
Chúng ta có hai lựa chọn:
- Hét lên và la mắng con, khiến con cảm thấy tồi tệ hơn nữa.
- Chấp nhận dù con gái mắc lỗi nhưng chỉ làm con sợ hãi một chút thôi, để con nhận ra rằng thật QUÁ khó để xuống đây và nói với anh rằng con đã gây ra chuyện gì.
Câu trả lời của chúng tôi sẽ quyết định 100% cách con sẽ đến gặp chúng tôi khi mắc lỗi vào tương lai.
Câu trả lời của bạn thế nào?
Hôm nay, con gái chúng tôi bước đi với sự tin tưởng hơn, con bước đi cảm thấy được yêu và gắn bó, con bước đi biết rằng con có thể nói với bố mẹ bất kỳ điều gì và rằng con được an toàn.
Đây là món quà quý nhất tôi được nhận vào Giáng sinh này.
Vâng, con gái tôi vẫn cảm thấy có lỗi. Con đề nghị không nhận quà Giáng sinh năm nay và con sẽ dành tất cả số tiền tiết kiệm để sửa lại bức tường. Con không cần bố mẹ phải la hét để cảm thấy phải làm thế. Con đã tự mình làm tất cả điều đó.”
Sau khi bài viết được lan truyền, Rosie đã thông tin thêm cho những người theo dõi tình hình mới nhất:
“Bất cứ khi nào con gây ra lỗi, “sửa chữa nó” là một quá trình tự nhiên. Con gái chúng tôi MUỐN giúp bố sửa lại lỗ hổng. Nếu con không làm được, con sẽ không bị ép buộc. Nhưng LÝ DO đằng sau sẽ được thảo luận:
Các lý do có thể là gì?
“Con không biết giúp thế nào?”
“Con không muốn dừng chơi.”
“Bố không muốn con giúp”
Tôi chắc chắn còn rất nhiều lý do khác nữa tùy tình huống và mối quan hệ. Đây là cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi hiểu nhau hơn.
Là người lớn chúng ta có thể làm gương cho các con. Có rất nhiều lần chúng tôi cũng mắc sai lầm hoặc gây ra sự cố.
Chúng tôi đã gọi điện đến công viên thị trấn và cho họ biết chúng tôi đã vô tình làm hỏng thiết bị của họ.
Chúng tôi đã để lại lời nhắn trên một chiếc xe ô tô khi chúng tôi vô ý làm xước cửa xe của họ.
Chúng tôi gõ cửa nhà hàng xóm khi chúng tôi vô ý đâm xe đạp vào hộp thư của họ và làm nó bị gãy.
Chúng tôi đã thay một món đồ chơi khi chúng tôi vô tình làm hỏng nó ở nhà một ai đó.
Không, Giáng sinh không bị lấy mất. Vâng, tiền của con gái tôi đã được trả lại. Tất cả chúng tôi đều buồn cười trước thực tế rằng thân hình nhỏ xíu của bé lại có thể làm cái tường thủng một lỗ to thế.”
Rosie chia sẻ câu chuyện của cô trên trang nuôi dạy con của mình có tên là Play at Home Mom, và bài đăng ngay lập tức lan truyền. Cho đến nay, nó đã nhận được 218k lượt tương tác và 249k lượt chia sẻ. Điều gì ở cách người mẹ cư xử với con khi trẻ phạm lỗi này thu hút được sự quan tâm của cộng đồng? Bài viết đã tạo một không gian cho các ông bố bà mẹ trao đổi ý tưởng về cách kỷ luật con. Rosie nói: “Con gái tôi mất 10 phút lấy dũng cảm để nói với bố về lỗ thủng. Con đã muốn viết cho bố một lời nhắn. Tất cả chúng tôi đều có một trận cười vui vẻ.”
“Chúng tôi rất mong muốn mọi người tham gia vào câu lạc bộ sách của chúng tôi,” người mẹ nói thêm. “Chúng tôi đang đọc cuốn Sức mạnh của sự khích lệ: Làm thế nào để sự hiện diện của bố mẹ sẽ hình thành nên ai là người mà con cái sẽ trở thành và làm cách nào bộ não của chúng trở nên ‘khác biệt’. của tác giả Dan Siegel và Tina Bryson.
“Một câu trích dẫn từ cuốn sách mà thực sự gắn kết một cách tinh tế với bài viết gốc: “Những đứa trẻ nên biết từ tận tâm can rằng khi chúng bị tổn thương, và thậm chí ở tình huống xấu nhất thì chúng ta sẽ luôn ở bên. Chúng ta phải để chúng học được từ những hình phạt, nhưng bài học đó phải đi kèm với nhận thức sâu sắc rằng chúng sẽ không bao giờ phải chịu đựng một mình.”
Đây là những gì mọi người bình luận:
Charlotte Kennedy: “Sự tin tưởng đầu tiên của tôi là khi tôi ở với cha mẹ nuôi. Tôi bỏ trốn với con ngựa mà họ đưa cho tôi vào giữa đêm. Những người hàng xóm lớn tuổi cách đó vài dặm đã dỗ tôi vào trong nhà với sô cô la nóng và gọi điện cho mẹ nuôi tôi. Bà lái xe đến. Chúng tôi trở về nhà và bà để tôi ngồi cùng với một cốc cà phê và bánh quy Keebler Grasshopper trên bàn ăn. Bà chưa bao giờ la mắng hay làm những điều tương tự. Bà hỏi liệu tôi có muốn nói về chuyện đó không và tôi trả lời không. Tôi đi ngủ và cảm thấy rất bối rối. Vài ngày sau bà lại nói chuyện với tôi, đầy tình thương và sự thấu hiểu. Đó là khi tôi học được rằng tôi có thể tin tưởng một người nào đó.”
Jakie A Jones: “Khi tôi khoảng 9 tuổi, tôi đã đá vào tường làm nó thủng một cái lỗ. Tôi đã nói với mẹ tôi ngay lập tức. Bà chỉ nhìn tôi và bảo tôi hãy nói với bố tôi khi ông về nhà. Bà dẫn tôi ra gặp bố ở garage khi ông lái xe về nhà. Khi tôi nói với ông, ông chỉ trả lời: “Ồ, con sẽ phải học cách vá lại bức tường”. Tôi vẫn nhớ điều đó như mới xảy ra ngày hôm qua và đối xử với những sai lầm của các con tôi theo cách như vậy.”
Sara Odell: “Hãy lợi dụng nó như một cơ hội để học cách trát lại bức tường và làm con hiểu trách nhiệm của mình trong việc sửa chữa lại những thứ mà con gây ra. Cả hai đều là những bài học để đời mà sẽ có ích cho con.”
Tammy Blumhardt-Braga: “Khi 17 tuổi, tôi đã có một trải nghiệm tương tự khi đâm sầm vào xe ô tô của bố tôi. Bố là người khá nóng tính. Ngày hôm đó, tôi đã rất lo sợ và cảm thấy rất, rất tệ. Nhưng ông đã xử sự rất tốt bụng. Ông biết tôi cảm thấy tồi tệ thế nào. Tôi không nghĩ tôi lại nhận được những lời nhẹ nhàng từ ông do lỗi của mình. Ông tin tưởng rằng tôi đã học được bài học từ nó và không sử dụng hình phạt hay làm tôi cảm thấy tội lỗi hơn. Tôi thực sự nghĩ rằng đó là nguyên nhân tại sao mà 20 năm sau, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cảm thấy sự tin cậy mạnh mẽ với ông.”
Cari Lyn: “Con trai của tôi từng bị gãy xương nên có nhiều việc không làm được… mọi người đều muốn giúp đỡ nó. Một người bạn học khóa trên của con đã làm laptop của con không hiển thị được chỉ vì cô ấy muốn giúp đỡ con. Cô ấy di chuyển nó và đóng sập nắp lại. Con trai tôi nghĩ là con đã mất hết dữ liệu ở trường trong laptop và sau đó… đánh người bạn học đó. Con ngay lập tức thấy hối hận và bật khóc. Tôi bị gọi đến trường bởi cả thầy giáo và hiệu trưởng. Họ muốn biến nó thành cơ hội giáo dục và tôi cũng muốn vậy. Các bạn của con đã nhìn thấy con làm vậy, các bạn thấy tự tức giận, xấu hổ và nước mắt của con… Tôi có nên trừng phạt con thêm khi về nhà? Không. Tôi ôm con và nói với con rằng tôi đã nghe nói hôm nay là một ngày khó khăn… và con ôm chặt lấy tôi. Hãy cảm nhận trái tim của các con rằng các con có cố ý làm điều xấu không. Và hãy cảm nhận cả trái tim của bạn nữa. Đó là sự thật, các con đôi khi tự trừng phạt bản thân theo nhiều cách hơn là chúng ta có thể tưởng tượng.”
Lena Van Manen: “Một lần, vào nhiều năm trước, con trai tôi trượt patin xuống dốc của ngọn đồi cạnh nhà chúng tôi. Xe tải của tôi đang đỗ bên trái và bên phải là đường phố đông đúc. Con bắt đầu trượt quá nhanh xuống đồi và bị mất kiểm soát. Con chọn đâm vào xe tải thay vì lao ra đường đông. Tôi chạy ra và nhìn thấy toàn bộ thân thể của con in lên thân xe. Tôi chọn biết ơn rằng con trai tôi đã sống thay vì phải hối hận nếu con trai tôi chết vì bị một chiếc xe trên đường đâm phải. Tôi cũng tiếc chiếc xe của tôi. Nó khá mới và mới đi chưa đến hai tuần.”
Judith Dugas: “Con út của chúng tôi đã thực hiện một lựa chọn tồi trong chuyến dã ngoại với trường vào một lần nọ. Con kể với tôi và nói trong nước mắt: “Con không muốn nói với bố và ông. Con không thể chịu được khi khiến họ thất vọng với con.” Tôi đã ngạc nhiên khi thấy con lo lắng là tôi sẽ thất vọng với con. Con nói: “Mẹ, dù mẹ giận dữ và la mắng con nhưng con biết mẹ yêu con và sẽ tha thứ cho con.” Tôi cảm thấy tôi phải ‘chiến thắng’ trong việc nuôi dạy con. Khi tôi nói với bố và ông của con, cả hai đều hiểu rằng con đã có lựa chọn kém và sau đó cả hai nói với con rằng họ tự hào về hành động của con thế nào và chấp nhận những hậu quả công bằng. Họ đều rất gần gũi với nhau và sự việc này thậm chí khiến họ còn thân thiết hơn nữa. Chúng ta dạy dỗ con theo những cách khác nhau nhưng đều cùng một mục đích: nuôi dưỡng con thành người vui vẻ, có trách nhiệm, có ích và biết rằng chúng luôn được yêu thương.”
Pam Miears-Ennis: “Một ngày nọ chúng tôi ra ngoài đi mua sắm và khi chúng tôi trở về thì thấy những tờ giấy dán lên một trong các cánh cửa phòng trong nhà. Ít nhất là 10 cái. Chồng tôi nhìn chằm chằm vào những hình vẽ ít nhất 10 giây trong khi sự yên lặng tràn ngập phòng khách. Anh ấy bước đến và lấy một bức vẽ ra, chỉ một, nhưng anh đã lấy đúng cái, có một cái lỗ đằng sau nó. Chúng tôi đã chuyển đi hai năm sau nhưng những bức tranh vẫn ở đó cho đến trước khi chồng tôi gỡ chúng xuống và sửa cái lỗ.”
Ngọc Chi
Từ khóa Nuôi dạy con Cách người mẹ cư xử Giáo dục trẻ