Chớ nhiều lời khi ai đó than phiền với bạn 4 điều này
- Tiểu Phàm
- •
Mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hay xấu không chỉ phụ thuộc vào quan điểm, tuổi tác và giới tính. Yếu tố quan trọng nhất là: Cách nói – điều gì nên nói và điều gì không. Bởi nếu nói quá nhiều, không chỉ khiến người khác cảm thấy dài dòng, mà còn tự chuốc lấy rắc rối.
Cổ nhân có câu: “Thận ngôn, thận hành”, nghĩa là lời nói và hành động đều phải cẩn trọng. Đặc biệt khi người khác đang nói về 4 điều sau, dù mối quan hệ giữa hai người tốt đến đâu đi chăng nữa, cũng chớ nhiều lời.
Lời nói thẳng không hẳn là vì người có lòng dạ ngay thẳng, nhưng chắc chắn sẽ khiến người khác bị tổn thương, nhất thiết phải ghi nhớ điều này!
Chớ nhiều lời khi người khác kể về 4 điều sau:
1. Khi người khác nói xấu cha mẹ của họ
Cha mẹ là những người quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Dù đôi lúc cha mẹ có cằn nhằn, nhưng xuất phát điểm của họ đều là dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái.
Người ta nói, cứ 3 năm lại có một khoảng cách thế hệ. Khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái tương đối lớn, nên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về khoảng cách thế hệ.
Khi gặp người khác nói xấu cha mẹ họ, chúng ta không nên nhiều lời. Vì giữa con cái và cha mẹ sẽ không có ác cảm, thời gian trôi qua, mâu thuẫn sẽ tan biến, những lời bàn luận tốt xấu đều không phù hợp.
2. Khi người khác nói điều không tốt về bạn đời của mình
Trong hôn nhân, các cặp đôi sẽ luôn gặp nhiều xích mích, rắc rối. Thực ra đây cũng là điều bình thường, họ cần điều chỉnh, và dần dần sẽ tìm ra cách hòa hợp phù hợp với nhau.
Cảm xúc giống như nước uống, chỉ mình bạn biết nóng hay lạnh, người ngoài không thể hiểu được, họ cũng không thể cho bạn thêm lời khuyên nào.
Khi người khác nói xấu bạn đời của họ, đừng ngắt lời quá nhiều, chỉ cần lắng nghe. Chúng ta cũng có thể nói về cách giải quyết các vấn đề trong hôn nhân, nhưng đừng đi theo hướng buộc tội hay đưa ra chủ kiến, điều đó chỉ tạo thêm sự hỗn loạn.
3. Khi người khác nói con mình không ngoan
Đối với cha mẹ, con cái dù có hư hỏng đến đâu thì đó vẫn là con của mình. Dù nhiều bậc cha mẹ hay chỉ trích những khuyết điểm của con cái họ trước mặt người khác, nhưng đó chỉ là những lời ngoài miệng, trong thâm tâm họ vẫn yêu thương con mình hết mực.
Bản thân họ có thể nói điều gì đó không tốt về con mình, nhưng nếu nghe người khác nói xấu về con mình, họ sẽ nổi giận. Vậy nên khi gặp phải chuyện như vậy, cố gắng đừng nhiều lời.
4. Khi người khác nói công việc của họ không tốt
Đối với hầu hết mọi người, công việc là phương thức mưu sinh trực tiếp nhất. Bất kỳ công việc nào cũng có những căng thẳng và bất bình riêng.
Việc tâm sự với người khác khi cảm thấy khó chịu là điều dễ hiểu. Họ chỉ đang tìm kiếm sự an ủi bằng cách tâm sự với người khác, chứ không muốn kết thúc bằng cách rời bỏ công việc của mình.
Vì vậy, khi người khác nói công việc của họ không tốt, không nên phụ họa quá nhiều. Cách đơn giản nhất là lặng lẽ lắng nghe, giúp họ bình tĩnh trở lại, và cảm nhận được sự chân thành của bạn dành cho họ.
Vậy nên:
Lời so sánh, chớ nói;
Việc không làm được, đừng nói bừa.
Lời xin lỗi, phải nói trước.
Lời động viên, thường nói nhiều.
Lời quan tâm, nói thật nhiều,
Chuyện chưa tới, đừng dự đoán.
Việc hiện tại, đừng nói vội,
Chuyện chưa đến, chớ vội đoán.
Lời tranh biện, nên nhẫn nhịn,
Chuyện nguy hiểm, nhanh nói lớn.
Chuyện vui, nói tùy lúc,
Chuyện không chắc chắn, hãy giữ miệng!
Từ khóa nhiều lời đối nhân xử thế than phiền