Chuyên gia chia sẻ 4 mẹo giải quyết xung đột với người ‘thích chỉ bảo’
- Lý Ngọc
- •
Con gái tôi đang tổ chức một sự kiện và vì họ thiếu tình nguyện viên trong kỳ nghỉ năm mới nên họ đã nhờ tôi giúp đỡ. Công việc được giao cho tôi là rửa rau trong bếp. Mỗi bà mẹ đều có cách riêng để nấu ăn trong căn bếp của mình và họ là ‘nữ hoàng’ trong căn bếp đó. Chuyện gì sẽ xảy ra khi có một nhóm ‘nữ hoàng’ trong bếp?
Các nữ hoàng nở nụ cười cứng ngắc và cố gắng hết sức để kìm nén tiếng hét. Có lúc người này nói với người kia: “Chậc, lãng phí quá, làm thế này đi”, có lúc người này lại nói với người kia: “Đùa thôi, đây là lẽ thường tình mà, đúng không?”
Mọi người đều nghĩ rằng cô ấy đúng, nên bất kỳ lời nói ngẫu nhiên nào cô ấy nói ra đều giống như một con dao nhà bếp, lóe sáng và sát thương người khác. Tôi nói, “Chẳng trách người ta nói chỉ có thể có một người phụ nữ trong bếp”.
Con gái tôi nghe tôi mô tả căn bếp như một chiến trường nên hỏi: “Tại sao chúng ta không nói chuyện tử tế nhỉ?”
Đầu tiên, vì chúng ta vội ăn nên chúng ta di chuyển rất nhanh trong bếp, phản ứng dựa trên những hành động phản xạ đã được luyện tập từ lâu, nên không có thời gian để dừng lại và sửa đổi những gì chúng ta nói.
Hơn nữa, mỗi người đều có cách riêng để làm việc trong bếp. Sau một thời gian dài làm việc, nhìn thấy người khác làm mọi việc theo cách mà bạn cho là vụng về, cộng với việc vội vã, bạn dễ thốt ra lời mà không suy nghĩ và yêu cầu người khác làm theo ý mình.
Lý do thứ ba là mọi người đều là nữ hoàng trong chính ngôi nhà của mình và quen với thái độ “Tôi là người quyết định cuối cùng” trong bếp. Bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bị người khác nhắc nhở.
Đây là lý do tại sao khi có nhiều hơn một bà mẹ trong bếp, căn bếp lại trở nên giống như một chiến trường.
Không chỉ có nhà bếp. Trong các tương tác giữa các cá nhân hàng ngày, dù ở nhà hay nơi làm việc, chúng ta thường không thể không vượt qua ranh giới của mình và thích chỉ đạo người khác vì chúng ta nghĩ mình đúng.
Bởi vì mọi người đều sống rất tốt trong thế giới riêng của mình và nghĩ rằng đây là cách đúng đắn, và khi họ thấy người khác làm điều gì đó “sai”, họ không thể không đưa ra lời khuyên. Và kiểu “chỉ bảo” này thường không xuất phát từ ác ý mà xuất phát từ thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức.
Tuy nhiên, khi chúng ta ở bên bị chỉ trích, chúng ta có thể không thể chấp nhận nó một cách vui vẻ. Thay vào đó, chúng ta có thể cảm thấy bị xúc phạm – Tôi đang sống một cuộc sống tốt đẹp, tại sao bạn lại muốn áp đặt thói quen của bạn lên tôi?
Một chiến lược đôi bên cùng có lợi để giải quyết xung đột
1. Bên đưa ra chỉ bảo phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra lời khuyên
Trong cuộc sống, để tránh tình trạng bạn đúng, tôi đúng nhưng vẫn luôn xảy ra xung đột, chúng ta có thể nắm vững “nguyên tắc phân định vấn đề” :
Cứ lo việc của mình đi.
Nếu chỉ nhìn mà khiến tôi cảm thấy khó chịu, nhưng không ảnh hưởng đến tôi thì chỉ cần xử lý cảm giác khó chịu của mình là được. Người khác sống thoải mái, bao nhiêu năm cũng sống tốt, thì chúng ta cũng nên hạn chế cái miệng lại. Tại sao phải lấy lý do quan tâm nhau để nhất định phải nói vài câu? Làm như vậy chỉ khiến trong lòng cả hai đều có sự bất mãn, có ích lợi gì cho ai đâu?
Nếu điều đó thực sự ảnh hưởng đến tôi, thì tôi sẽ chọn thời điểm và địa điểm thích hợp để hiểu suy nghĩ của đối phương, bày tỏ lập trường của mình và đạt được sự đồng thuận với nhau.
2. Giải quyết xung đột thông qua giao tiếp có chánh niệm
Đối với nhiều người họ có thể sử dụng giao tiếp chánh niệm để giải quyết vấn đề đó .
1. Nhận thức được cảm xúc của bạn: Khi bạn bình tâm suy xét cảm xúc của bạn khi đó và tìm ra nguyên nhân của cảm xúc đó từ đâu. Có thể là tức giận? Có lẽ đó là một lời than phiền? Có lẽ là vì tôi bị cảm thấy bị coi thường?
2. Bình tĩnh lại : Nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm, điều quan trọng nhất lúc này là không nên nói: “Sao anh lại nói như vậy?” Rốt cuộc, việc này chỉ nhận được những câu trả lời như “Tôi không có ý đó” hoặc “Bạn có cần phải nhạy cảm đến vậy không?”
Khi cảm thấy không thoải mái, bạn có thể chọn cách nuông chiều bản thân, có thể bạn uống nước, đi vệ sinh và bình tĩnh lại.
3. Nhận thức được tình trạng của người khác: Sau khi bạn bình tĩnh và có được sự thanh thản trong tâm hồn, hãy quan sát tình trạng của người khác. Có lẽ thời gian quá gấp nên anh ấy không có thời gian để nói chuyện tử tế? Có lẽ anh ấy không có cơ hội để ‘luyện nói’ đúng cách?
Rốt cuộc, khi mọi người bận rộn, toàn bộ năng lượng của họ đều tập trung vào nhiệm vụ trước mắt và nếu không luyện tập thường xuyên, họ sẽ có xu hướng nói theo cách mà họ đã quen từ khi còn nhỏ.
4. Đưa ra quyết định đúng đắn:
Nếu đó là hoạt động tình nguyện một lần, hãy coi trải nghiệm này như một lần quan sát cuộc sống. Đầu tiên, hãy uống một ít nước, hít thở sâu, nghĩ mình là một ChatGPT, lọc bỏ ngôn ngữ cảm xúc không cần thiết, chỉ cần phản hồi theo hướng dẫn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Nếu bạn muốn liên lạc lâu dài và sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức, hãy tìm thời điểm thích hợp để giao tiếp:
(1) Hỏi người kia tại sao anh ấy hoặc cô ấy lại nói như vậy .
(2) Nói cho người khác biết cảm xúc và suy nghĩ của mình, và bày tỏ những gì bản thân hy vọng người đó sẽ nói và làm .
(3) Mời bên kia đưa ra phản hồi về ý tưởng của mình và cố gắng đạt được sự đồng thuận.
Từ khóa giải quyết xung đột
