Chuyên gia tâm lý: Duy trì hôn nhân hạnh phúc không khó, chỉ cần để ý điều này
- Hoa Lài
- •
Chuyên gia hôn nhân và nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ John Gottman cùng vợ của ông đã nghiên cứu về cuộc sống hôn nhân của hàng chục nghìn cặp đôi, và tổng kết một phương pháp duy trì hôn nhân tốt đẹp mà bạn có thể thử.
Chuyên gia hôn nhân và nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ John Gottman cùng vợ của ông Julie Schwartz Gottman, cũng là một nhà tâm lý học, đã kết hôn được 35 năm và họ đã nghiên cứu cuộc sống hôn nhân của hàng chục nghìn cặp đôi.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sống, họ đã đưa ra một trong những cách quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ hôn nhân thành công và chia sẻ nó với mọi người thông qua các phương tiện truyền thông.
Ông bà Gottman đã nghiên cứu hơn 40.000 cặp vợ chồng tham gia tư vấn hôn nhân trong nhiều năm để cố gắng cải thiện mối quan hệ hôn nhân của họ.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, họ có thể dự đoán với độ chính xác 94% liệu cuộc hôn nhân của một cặp vợ chồng có kéo dài hay không chỉ bằng cách quan sát một cặp vợ chồng đó trong 15 phút. Một trong những yếu tố quyết định lớn nhất chính là các cặp đôi hướng về nhau hay phớt lờ nhau.
Ông bà Gottman giải thích rằng trong cuộc sống hàng ngày, vợ hoặc chồng nên có những “lời mời kết nối” (bid for connection) với nhau để tăng cường mối quan hệ giữa hai bên. Nó có thể nho nhỏ như gọi tên bạn để thu hút sự chú ý từ bạn, hay lớn hơn như yêu cầu bạn đáp ứng mong muốn quan trọng của họ.
Ví dụ: Khi vợ/chồng của bạn lướt điện thoại của họ và nói: “Wao, bài viết này thật thú vị” (đó là một “lời mời kết nối”), bạn có thể trả lời theo một trong 3 cách sau:
- Phản ứng tích cực: Có nghĩa là nghe bên kia nói câu này và cố gắng tương tác với bên kia. Bạn có thể nói, “Ồ, có gì hay vậy?”
- Bỏ qua: Không trả lời, hoặc không chú ý đến ý định tương tác của người khác. Bạn có thể chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình và tiếp tục viết email.
- Phản ứng tiêu cực: Tức giận vì đã làm bạn gián đoạn quá trình tương tác với người khác, bạn có thể sẽ nói rằng: “Em không thấy anh đang làm việc à?”
Ông bà Gottman chia sẻ rằng kiểu phản hồi đầu tiên sẽ thúc đẩy sự gắn kết và cảm giác làm việc theo nhóm giữa hai vợ chồng. Điều này sẽ giúp củng cố nền tảng của một mối quan hệ lâu dài.
Tất nhiên, mọi người không thể trả lời vợ/chồng của họ theo cách này mọi lúc. Nhưng trong nghiên cứu của nhà Gottman, 86% các cặp vợ chồng đã kết hôn có mối quan hệ bền chặt có ít nhất 6 năm dành cho vợ/chồng họ phản hồi tích cực như vậy. Ngược lại, các cặp vợ chồng đã ly hôn chỉ đạt được 1/3.
Ông bà Gottman cho rằng các cặp đôi cần nhạy cảm với lời nói và cảm xúc của nhau. Đồng thời chú ý xem đối phương có đưa ra “lời mời kết nối” và cố gắng tương tác với bạn hay không. Dưới đây là một số ví dụ:
- Giao tiếp bằng ánh mắt
- Vẻ mặt vui tươi
- Than thở
- Nhìn buồn hoặc tâm trạng không tốt
- Nhìn có vẻ rất uể oải
- Nói “chào buổi sáng” hoặc “chúc ngủ ngon”
- Yêu cầu sự giúp đỡ của bạn
- Chỉ vào một cái gì đó và nói: “Anh/em nhìn này!”
- Đọc to cho bạn nghe: “Anh/em nghe này…”
- Gọi tên bạn từ một căn phòng khác
- Mang vác rất nhiều đồ
Ông bà Gottman cũng đề cập đến cách đối phó với những phản ứng tiêu cực hoặc tránh những phản ứng tiêu cực.
Khi vợ/chồng bạn đưa ra “lời mời kết nối” mà bạn không thể tương tác ngay lúc này, thì bạn cũng không thể bỏ qua. Bạn có thể nói ngắn gọn “Bây giờ anh/em phải làm việc, đợi sau buổi họp nhé?”
Còn khi bạn đưa ra “lời mời kết nối” mà đối phương không phản hồi, bạn có thể thử thêm vài lần nữa. Nhưng nếu đối phương vẫn tiếp tục như vậy, bạn có thể hỏi: “Anh/ em sao vậy, sao không trả lời?” (Có thể đối phương đang quá bận rộn hoặc căng thẳng).
Khi bạn đưa ra “lời mời kết nối” nhưng đối phương có phản ứng tiêu cực, có vẻ như đang muốn cãi nhau với bạn, bạn nên phớt lờ điều tiêu cực đó và dùng một tâm thái bao dung để nói: “Em biết anh đang chán nản và mệt mỏi, em sẽ đi nấu ăn, anh cứ nghỉ ngơi nhé.”
Ông bà Gottman nói rằng, khi bạn hẹn hò mà không biết được bước tiếp theo sẽ như thế nào hoặc bạn đã kết hôn 50 năm thì phương pháp phản ứng này sẽ rất có ích. Tất cả những gì bạn cần chỉ là sẵn sàng để thử.
Từ khóa hôn nhân bao dung sự tinh tế duy trì hôn nhân tốt đẹp