Làm thế nào để con chúng ta sống tốt hơn trong cuộc sống hối hả hiện đại? Làm thế nào để con luôn có thái độ vui vẻ và lạc quan? Đây là câu hỏi mà hầu hết các bậc cha mẹ đã từng ít nhất một lần đặt ra.

quy tắc PERMA
(Ảnh: shutterstock.com)

Hãy áp dụng “quy tắc PERMA” khi dạy dỗ con để trẻ có thể có cuộc sống tích cực hơn, hạnh phúc hơn. Chắc hẳn sẽ có người thắc mắc vậy quy tắc PERMA là gì?

PERMA là một từ viết tắt của 5 yếu tố quan trọng giúp chúng ta có một cuộc sống tích cực và hạnh phúc hơn. Quy tắc này được nhà tâm lý học tiên phong trong lĩnh vực Tâm lý học tích cực, công bố rộng rãi từ năm 2011: Martin Sligman.

PERMA là từ viết tắt của 5 yếu tố sau:

P – Positive Emotion: Những cảm xúc tích cực, giúp bạn có những cảm giác tốt đẹp.

E – Engagement: Sự gắn kết, hoàn toàn chú tâm vào trong những niềm đam mê, sở thích của cá nhân.

R – Relationship: Những mối quan hệ, bạn thật sự kết nối với những người xung quanh.

M – Meaning: Ý nghĩa, sự tồn tại có mục đích.

A – Achievement: Thành tựu, một cảm giác thành công.

Những điều đó có nghĩa gì?

Chúng có ý nghĩa như thế nào trong thực tế và làm thế nào chúng ta có thể nhận ra chúng ở trẻ? Hơn nữa, cha mẹ có thể giúp gì cho việc rèn luyện và củng cố 5 yếu tố cơ bản quan trọng này ở con cái họ? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem quy tắc PERMA một cách chi tiết hơn.

1. Cảm xúc tích cực (P – Positive Emotion)

10positiveemotions2
(Ảnh: shutterstock.com)

Cảm xúc tích cực là một trong những yếu tố tạo nên sự vui vẻ và hạnh phúc. Bạn phải phân biệt rõ giữa “hài lòng” và “thích thú”. Trong khi sự “hài lòng” liên quan đến các nhu cầu cơ thể như đói, khát, hoặc ngủ sau một ngày vất vả, ‘thích thú” lại đến từ kích thích trí tuệ và sự sáng tạo.

Chúng tôi thấy được sự “thích thú” khi quan sát trẻ em la hét đầy vui vẻ khi trẻ rượt đuổi và nhảy vào vũng bùn, hoặc đắp người tuyết và ném những quả cầu tuyết vào nhau. “Thích thú” cũng bao gồm cả việc thử thách trí tuệ và mang đến cảm giác vượt trội. Khi một cậu bé 10 tuổi có thể lắp ghép hoàn tất trò chơi ghép hình, đòi hỏi sự tập trung và cẩn thận cao, thì bạn có thể nhìn thấy nụ cười mãn nguyện và vui tươi tỏa sáng trên khuôn mặt rạng rỡ của cậu.

bo me nhat day con 1
(Ảnh: shutterstock.com)

Cảm xúc tích cực tốt cho trẻ em bởi vì có thể giúp kéo dài trí tưởng tượng. Khi trẻ làm những việc mà trẻ thích hoặc thấy thú vị, các bé thường phải kiên nhẫn đối diện những thách thức và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo hơn.

Cảm xúc tích cực cũng có thể đẩy lùi sự tiêu cực, ví dụ, có thể khi bạn nhắc nhở với trẻ về thời gian tuyệt vời bé đã trải ở bãi biển trong ngày nghỉ có thể làm dịu sự căng thẳng sau một ngày học tập vất vả ở trường. 

Nói chung, trẻ em thích các hoạt động mà trẻ cảm thấy kích thích và đem lại sự thích thú, đồng thời sự thích thú đó có thể kéo dài trong một thời gian nhất định.

2. Sự gắn kết (E – Engagement)

Chúng ta đều đã từng trải qua việc tập trung cao độ vào công việc hoặc tập trung đọc sách mà hoàn toàn quên cả thời gian, quên luôn cả những cuộc hẹn. Trẻ con cũng có thể rơi vào trạng thái này, sẽ có lúc trẻ mải chơi đến nỗi không chú ý đến xung quanh và bạn không thể bảo trẻ dừng lại. Trạng thái này là điều hết sức tự nhiên, đặc biệt khi con người tham gia các hoạt động mà họ yêu thích và những hoạt động mà họ có thể làm tốt, như khiêu vũ, chơi thể thao, hoặc theo đuổi các hoạt động sáng tạo cũng như sở thích.

Mặc dù hầu hết trẻ em đều chăm chú vào các hoạt động thú vị mà trẻ thích, nhưng việc tạo ra những cơ hội cho trẻ tìm ra sự đam mê của mình vẫn rất quan trọng.

Những cơ hội như vậy có thể bao gồm các câu đố ghép hình, vẽ và tô màu, chơi những đồ chơi sáng tạo, tập múa hoặc chơi một loại nhạc cụ. Thực tế các hoạt động đó mở rộng trí tuệ, làm giàu cảm xúc và sự kiên trì của trẻ, bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực rất lớn. Vì vậy, nếu một đứa trẻ 5 tuổi say mê khi chơi với đoàn tàu lửa hàng giờ liền, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận xem có nên làm gián đoạn sự tập trung của trẻ lại hay không. Mức độ chăm chú này lành mạnh và hiệu quả để nuôi dưỡng sự hạnh phúc.

Cha mẹ chính là tấm gương tốt cho con trẻ trong cuộc sống, do đó bạn hãy là  một hình mẫu để trẻ noi theo hơn là việc chỉ nói suông với trẻ về những gì bạn mong muốn. Khi trẻ thấy cha mẹ mình chuyên chú vào các hoạt động thú vị đầy thử thách, trẻ nhìn thấy sự mãn nguyện của cha mẹ khi đạt được thành tựu, vượt qua những thử thách. Có thể trẻ sẽ bắt đầu tìm hiểu sâu hơn các giải pháp sáng tạo cho những thách thức của bản thân, ví như trong lĩnh vực thể thao hoặc khi luyện tập các bài nhạc mới trong giờ học đàn của mình.

3. Mối quan hệ tích cực (R – Positive Relation)

Hạnh phúc và sức khoẻ tâm lý có sự liên hệ chặt chẽ với các mối quan hệ gần gũi thân mật. Những mối quan hệ xã hội cũng như những mối quan hệ bền vững với bạn bè, anh chị em ruột, cha mẹ, gia đình đều là nguồn cảm xúc và hỗ trợ tích cực. Theo nghiên cứu, mạng xã hội cũng có một chức năng quan trọng là có thể truyền bá hạnh phúc, vui tươi và tiếng cười lan rộng đến cộng đồng.

Nên khuyến khích trẻ em kết bạn, sẵn sàng để trở thành một người bạn đáng tin cậy và là chỗ dựa vững chắc cho người khác. Trẻ em thường thoải mái chia sẻ những quan điểm và cảm xúc với những người bạn thân của mình hơn là với người lớn. Đây là điều cần thiết và người lớn cần tôn trọng nó. Chúng ta có xu hướng đo lường thành công và chất lượng cuộc sống của mình nói chung với các bạn cùng tuổi hơn là với thế hệ lớn hơn hay trẻ hơn. Nếu cha mẹ có những người bạn tốt và quan hệ bạn bè sâu rộng, thì đây chính là hình mẫu tốt để khuyến khích trẻ em tự tạo ra các mối quan hệ bạn bè cho mình.

4. Ý nghĩa (M – Meaning)

Hạnh phúc thật sự, theo các nghiên cứu tâm lý, được tạo ra từ cuộc sống có ý nghĩa chứ không phải chỉ đơn giản là theo đuổi niềm vui và sự giàu có về vật chất. Yêu một ai đó và được yêu thương là một việc rất có ý nghĩa, ví dụ, khi yêu thương một ai đó thì bạn có thể lo lắng, chăm sóc cho người đó còn nhiều hơn cả bản thân mình. Sống một cuộc sống có ý nghĩa, về bản chất, chính là sống một cuộc sống với lý tưởng của bản thân.

Chúng ta không chỉ sống vì lợi ích của bản thân, mà nên nhìn rộng hơn, xa hơn nữa. Khi có những lý tưởng cao đẹp và sống vì lý tưởng đó thì con người cũng giảm bớt những áp lực trong cuộc sống, giảm bớt chứng trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy, những người có tôn giáo hoặc tín ngưỡng của riêng mình thường cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bởi vì họ có đức tin, họ tin tưởng vào Thần, Phật mà họ thờ phụng.

 cha và con trai, dẫn con đi du lịch
(Ảnh: shutterstock.com)

Cho trẻ cùng giúp đỡ trong việc phân phát quà tặng tại các hội từ thiện địa phương, hỗ trợ nhà nấu bữa ăn cho người nghèo, hoặc tham gia vào chiến dịch tự nguyện làm sạch công viên là một số ví dụ về những hoạt động vì cộng đồng, giúp trẻ biết rằng không chỉ sống cho bản thân mà còn phải vì người những người xung quanh. Những điều này rất có ý nghĩa làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Khi cha mẹ sống hết mình vì lý tưởng và hành động một cách thực tế cho cuộc sống ý nghĩa hơn thì tức là bạn đang dạy cho con mình giá trị của một cuộc sống có ý nghĩa.

5. Thành tựu (A – Achievement)

Có những mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống, thậm chí những từ những việc nhỏ như đọc sách con cho một giờ mỗi ngày, sự nỗ lực để hoàn thành mục tiêu là điều thật sự quan trọng. Thành tích đạt được giúp chúng ta xây dựng lòng tự trọng và tạo một cảm giác thành tựu. Nó cũng tăng cường niềm tin. Nếu các bậc cha mẹ tích cực thiết lập các mục tiêu và cố gắng hoàn thành, ví dụ như tập thể dục hàng ngày, mỗi tuần đọc một quyển sách…, thì con cái cũng có xu hướng phát triển tương tự.

Image result
(Ảnh: shutterstock.com)

Chỉ có nỗ lực là cách duy nhất để đạt được mục tiêu cụ thể được đề ra. Nếu con bạn không được chọn vào đội tuyển bóng đá của trường, bạn cũng nên chỉ ra rằng sự cố gắng luyện tập chăm chỉ cũng là một điều tốt. Chú ý đến những thành tựu nhỏ nhất của con – như việc trẻ có thể buộc dây giày một mình – và để cho trẻ biết bạn tự hào về điều đó như thế nào.

Khi đạt được càng nhiều mục tiêu, sự tự tin của trẻ càng trở nên mạnh mẽ hơn, điều đó thúc giục trẻ muốn cố gắng hơn và tiếp tục đạt được những thành tựu khác nữa. Sự tự tin giúp trẻ kiên cường đối mặt với những thách thức. Bên cạnh việc đặt ra các mục tiêu thì những nỗ lực cần thiết để đạt được chúng cũng quan trọng như việc tiếp cận chúng, sẽ không có vấn đề gì khi trẻ không thành công trong lần đầu, ít nhất thì trẻ đã nổ lực để thực hiện.

Làm thế nào để áp dụng quy tắc PERMA trong cuộc sống?

Jumping happy child HD picture
(Ảnh: shutterstock.com)

Hãy nhìn nhận hạnh phúc từ một khía cạnh tích cực hơn trong mọi sự việc. Ví như đi thăm một người bạn bị ốm nặng trong bệnh viện là một việc không vui vẻ gì, nhưng ở một phương diện khác, thì khoảng thời gian bạn dành cho người bạn đó, có thể củng cố thêm cho mối quan hệ bạn bè của cả hai. Suy nghĩ ở khía cạnh này sẽ làm bạn cảm nhận sâu sắc hơn về hạnh phúc. Hãy nhớ rằng, hạnh phúc không phải là một hiện tượng hay kinh nghiệm đơn nhất, chỉ có liên quan đến cảm giác. Hạnh phúc là có chiều sâu.

Quy tắc PERMA có thể giúp bạn nâng cao mức sống của mình bằng cách tập trung vào sự kết hợp của cảm giác tốt, sống một cách có ý nghĩa, thiết lập mối quan hệ hỗ trợ và thân thiện, đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Nuôi dưỡng những kinh nghiệm này ở trẻ em để giúp trẻ vượt qua cuộc sống bề bộn này với một thái độ tích cực, lạc quan và hạnh phúc.

Theo Go Strengths
Minh Nguyệt

Xem thêm: