Dịch bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại – nhảy múa đến chết
- Lý Ngọc
- •
‘Dịch bệnh nhảy múa’ năm 1518 là một trong những giai thoại phi lý và đáng sợ nhất trong lịch sử . Một trăm năm sau, ‘nhảy múa đến chết’ vẫn là một câu chuyện kinh hoàng trong lịch sử nhân loại.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1518, bà Trophia, một người phụ nữ trung niên tại Strasbourg, Pháp, bất ngờ bước ra khỏi nhà và bắt đầu nhảy múa một cách kỳ quái giữa phố xá. Ban đầu, điệu nhảy của bà có vẻ nhẹ nhàng, nhưng sau đó trở nên điên cuồng, cơ thể bà co giật, tay vung vẩy không kiểm soát, và đôi mắt trống rỗng, như thể bà đang sống trong một thế giới khác.
Sự kiện này thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, nhưng không ai có thể ngừng bà lại. Chồng bà cố gắng kéo tay và cầu xin bà dừng lại, nhưng bà vẫn tiếp tục điệu nhảy của mình. Đến sáng hôm sau, bà vẫn tiếp tục nhảy mặc dù chân đã sưng vù và máu rỉ ra từ giày. Cộng đồng lúc bấy giờ giải thích hiện tượng này theo các niềm tin tôn giáo, cho rằng bà đã phạm phải một tội lỗi không thể tha thứ và bị Thánh Vitus nguyền rủa.
Dù vậy, điều kỳ lạ hơn nữa là sau 3 ngày, những người khác bắt đầu tham gia vào điệu nhảy. Một thợ đóng giày trẻ tên Peter Klaus, một góa phụ tên Margaret Lohner, và nhiều người dân khác, chủ yếu là những người nghèo, cũng bắt đầu nhảy múa như bà Trophia. Hội đồng Thành phố Strasbourg lúc đó rơi vào tình trạng hoang mang. Trong các báo cáo, thư ký Hội đồng thành phố, Jacob Zimmermann, viết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng kỳ lạ nào như vậy. Những người này dường như bị quỷ ám và hoàn toàn mất đi lý trí”.
Sebastian Brant, một học giả nhân văn, cũng chứng kiến và mô tả cảnh tượng này: “Khuôn mặt của những vũ công này méo mó và đôi mắt trống rỗng, giống hệt những sinh vật địa ngục mà Hieronymus Bosch đã vẽ. Điệu nhảy của họ không có vẻ đẹp, chỉ có nỗi đau và sự tuyệt vọng thuần túy”.
Các bác sĩ tại thời điểm đó cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là “máu quá nóng”, dựa trên lý thuyết y học thịnh hành. Họ khuyên rằng bệnh nhân cần phải tiếp tục nhảy cho đến khi “máu nóng” cạn kiệt. Do đó, Hội đồng Thành phố Strasbourg đã quyết định đưa ra một phương pháp điều trị kỳ lạ: dựng sân khấu và thuê nhạc sĩ để đệm nhạc, với hy vọng các vũ công sẽ dừng lại khi cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, phương pháp này không những không hiệu quả mà còn khiến dịch bệnh lan rộng.
Các vũ công nhảy múa không ngừng nghỉ dưới cái nắng nóng, chân sưng tấy và chảy máu. Một nhân chứng mô tả: “Những vũ công đó nhảy múa điên cuồng dưới cái nắng như thiêu đốt, mồ hôi chảy ròng ròng như mưa. Chân họ sưng tấy và chảy máu, giày thì ướt đẫm máu. Móng chân của một số người đã rụng hết, để lại những vết thương rướm máu”.
Cái chết nhanh chóng giáng xuống những vũ công. Theo các hồ sơ, thợ rèn trẻ Christopher Möller là người đầu tiên qua đời sau khi nhảy múa liên tục 5 ngày. Các nguyên nhân tử vong gồm đau tim, kiệt sức, mất nước và nhiễm trùng nghiêm trọng. Ước tính có hơn 400 người tử vong, chủ yếu do đột quỵ hoặc kiệt sức. Một nhân chứng kể lại: “Những người đó giống như những tín đồ cuồng tín, hoàn toàn mất trí… nhảy múa cho đến khi ngất xỉu và chết, rồi một người khác tiếp quản”.
Điều đáng chú ý là dịch bệnh nhảy múa hầu như chỉ ảnh hưởng đến những người nghèo trong thành phố. Những người giàu có và quý tộc không bị ảnh hưởng. Như Peter Heinrich, một doanh nhân giàu có, đã viết trong hồi ký: “Chúng tôi, những người giàu có, sống trên vùng đất cao của thành phố, tránh xa những khu ổ chuột bẩn thỉu. Chúng tôi có đủ thức ăn và nhà ở tốt, nên đương nhiên chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này”.
Cùng lúc đó, nhà thờ cũng bắt đầu thay đổi thái độ. Các linh mục ban đầu cho rằng đây là một vấn đề y khoa, nhưng dần dần họ đã xem xét lại bản chất của dịch bệnh nhảy múa. Đức Tổng Giám mục Johann von Dahn một lần nữa tuyên bố: “Đây không phải là một căn bệnh do máu nóng, mà là hình phạt của Thánh Vitus dành cho những kẻ tội lỗi. Chỉ có lời cầu nguyện thành tâm và sự xưng tội mới có thể giúp họ được tha thứ.”
Tất cả các vũ công sau đó bị buộc phải lên xe ngựa và đi đến Saverne, cách Strasbourg ba ngày đường, nơi có một hang động cổ trên ngọn đồi chứa bức tượng gỗ của Thánh Vitus.
Nghi lễ cứu chuộc tại Saverne mang đậm tính huyền bí của thời Trung cổ. Các linh mục yêu cầu các vũ công cởi giày và thực hiện “vũ điệu” cuối cùng bằng chân trần trên những viên đá sắc nhọn. Sau đó, họ được đưa đến tượng Thánh Vitus, nơi các linh mục mang giày đỏ vào chân cho họ, rảy nước thánh lên phần đế và trên giày, rồi bôi dầu thánh lên cây thánh giá đã vẽ.
Lễ nghi này diễn ra trong làn khói hương dày đặc, cùng những lời cầu nguyện bằng tiếng Latin. Các vũ công được yêu cầu cầm những cây thánh giá nhỏ và đi quanh tượng Thánh Vitus trong khi lớn tiếng xưng tội.
Kỳ diệu thay, nghi lễ tôn giáo này đã thực sự có hiệu quả. Sau vài ngày cầu nguyện và xưng tội, hầu hết các vũ công đã phục hồi lại bình thường. Đến đầu tháng 9 năm 1518, cơn dịch nhảy múa kéo dài gần hai tháng cuối cùng cũng chấm dứt.
Một lý thuyết phổ biến để giải thích dịch bệnh nhảy múa là “ergotism”, tức là ngộ độc nấm mốc phát triển trên lúa mạch đen. Nấm này chứa một chất hóa học gọi là LSD, có thể gây ảo giác và co giật. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng ngay cả khi ergotism là nguyên nhân, bệnh nhân cũng khó có thể nhảy múa liên tục như vậy. Nhà sử học John Waller, trong cuốn A Time to Dance, a Time to Dying, đã đưa ra lý thuyết “lây nhiễm tâm lý tập thể”, giải thích rằng dưới áp lực xã hội cực độ và nỗi sợ hãi tôn giáo, các vũ công có thể đã mất kiểm soát và tạo thành một hiện tượng tâm lý lan truyền.
Cuối cùng, vào giữa tháng 8 năm 1518, Hội đồng Thành phố Strasbourg nhận ra sai lầm trong quyết định của mình và ra lệnh ngừng tất cả các hoạt động khiêu vũ. Nhà thờ cũng thay đổi quan điểm và tuyên bố rằng đây là hình phạt của Thánh Vitus, yêu cầu các vũ công cầu nguyện và xưng tội để được cứu rỗi. Các vũ công được đưa đến Saverne, nơi có một hang động cổ chứa bức tượng Thánh Vitus. Sau vài ngày cầu nguyện và xưng tội, dịch bệnh nhảy múa cuối cùng cũng kết thúc vào đầu tháng 9.
Sự kiện này đã trở thành một trong những hiện tượng kỳ lạ cuối cùng của “dịch bệnh nhảy múa” trong lịch sử châu Âu. Sau đó, bác sĩ Paracelsus cho rằng điệu nhảy của bà Trophia có thể là một màn trình diễn công phu để làm nhục chồng bà. Tuy nhiên, các học giả hiện đại cho rằng đây là một hiện tượng tâm lý tập thể, nơi nỗi sợ hãi và áp lực xã hội đã dẫn đến một cơn điên loạn lan rộng.
Các hiện tượng tương tự đã xảy ra trong các thời kỳ khác nhau, như năm 1963, một ‘dịch bệnh cười’ kỳ lạ đã bùng phát ở Tanzania, Đông Phi. Học sinh và giáo viên cười không rõ nguyên nhân trong nhiều giờ đến nhiều ngày, khiếnhiều trường học phải đóng cửa. Vào những năm 1990, đã có một ‘cơn hoảng loạn Coca-Cola’ ở Bỉ. Hàng trăm học sinh cho biết họ bị đau bụng, chóng mặt và các triệu chứng khác sau khi uống Coca-Cola. Mặc dù không có bằng chứng nào được tìm thấy sau đó, nhưng cơn hoảng loạn đã lan rộng khắp cả nước và gây ra một làn sóng phẫn nộ.
Những hiện tượng bí ẩn này đặt ra câu hỏi về sự mong manh của tâm lý con người và sự phức tạp của hành vi đám đông, cho thấy rằng, dù trong xã hội hiện đại, những hiện tượng như “dịch bệnh nhảy múa” vẫn có thể xảy ra khi sự điên rồ tập thể vượt qua lý trí.
Lý Ngọc theo Vision Times
Từ khóa dịch bệnh nhảy múa đến chết Dịch bệnh nhảy múa
