Những đứa con “ngỗ nghịch” là do thái độ của cha mẹ dưỡng thành
- Tống Vân
- •
Có người bình luận trên mạng rằng: “Năm nay tôi đã mang con trai nhỏ Bảo Bảo của mình ra nước ngoài vài lần và phát hiện ra một điều rất đáng lo ngại: ‘Những đứa trẻ ngỗ nghịch’ thực sự đã trở thành một vấn đề quốc tế.”
Ngay khi bước vào khoang máy bay, tôi đã cảm nhận được sự cảnh giác thù địch từ mọi phía – những cái cau mày và vẻ mặt không vui của những hành khách xung quanh rõ ràng bày tỏ một thông điệp: Đứa trẻ ngỗ nghịch khủng khiếp đang đến.
Lúc đầu, tôi khá ngạc nhiên: Khi tôi đưa con trai Bảo Bảo ra ngoài khi nó còn nhỏ, lại không có “sự đối xử đặc biệt” như vậy.
Sau đó, Bảo Bảo vẫn im lặng trên chuyến bay cho đến khi hạ cánh. Người tiếp viên hàng khen ngợi cậu bé: “Con rất ngoan, là hành khách tuyệt vời” (“very good boy, very good”). Chúng tôi lặng lẽ ăn trong nhà hàng. Sau khi dùng bữa xong và chuẩn bị ra ngoài, người nữ tổ trưởng đã thay đổi hẳn thái độ, nhẹ nhàng nhiệt tình giúp Bảo Bảo đẩy xe.
Tôi chợt hiểu tại sao trước đây mình lại được “đối xử đặc biệt” – tuổi của Bảo Bảo đúng là độ tuổi tiêu chuẩn của những “đứa trẻ ngỗ nghịch” hiếu động và hay gây rắc rối!
Nghĩ mà xem, cuộc hành trình ban đầu trên máy bay yên tĩnh có thể tràn ngập tiếng la hét của những đứa trẻ nghịch ngợm; không khí ăn uống vốn dĩ ấm áp sẽ sớm bị phá hỏng bởi sự chạy nhảy nghịch ngợm ầm ĩ của những đứa trẻ hiếu động, như vậy, e rằng sẽ không có ai vui vẻ.
Chẳng trách một số nhà hàng cao cấp nước ngoài quy định “không đón tiếp trẻ em dưới 7 tuổi” nhưng lại cho phép dẫn chó vào. Họ cũng cho rằng cấm trẻ em vào có thể khiến cho “công việc làm ăn trở nên tốt hơn”.
Suy cho cùng, khắp nơi đều có tin tức về những “đứa trẻ ngỗ nghịch” chạy giành đồ ăn trên bàn người khác, la hét suốt ngày và ném đồ ăn khắp nơi – chuyện này không phải là hiếm ở trong hay ngoài nước!
Mỗi khi trẻ chơi trò “la hét khóc lóc” ở nơi công cộng, nhiều bậc cha mẹ sẽ tự tin nói rằng – bé vẫn là trẻ con.
Khi trẻ còn nhỏ, ngỗ nghịch, không tuân thủ quy tắc và tùy ý làm càn, chẳng lẽ như vậy thì đứa trẻ không đáng được tôn trọng và đối xử bình đẳng sao?
Nhưng chuyến đi cùng con trai Bảo Bảo lần này khiến tôi phải suy nghĩ lại: Về giáo dưỡng văn hóa đạo đức, chính vì trẻ còn là trẻ con, nên bạn càng không thể “bỏ qua” việc hướng dẫn cho trẻ những quy tắc.
Nếu mong muốn nhận được sự tôn trọng, vấn đề không chỉ nằm ở con cái mà đòi hỏi cha mẹ cũng cần tự mình nỗ lực.
1. Thái độ của cha mẹ sẽ quyết định việc giáo dưỡng của con cái
Nhiều bậc cha mẹ sẽ nói rằng họ không phải là không muốn quản con cái khi gặp phải hành vi “la hét khóc lóc”, nhưng đã cố gắng nhiều lần mà không có kết quả nên đành bỏ cuộc.
Điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần biết rằng: Về cơ bản rất ít trẻ có thể nghe lời ngay khi được dạy bảo.
Cũng giống như sau khi khen Bảo Bảo, người mẹ cần giảng giải và thực hành ít nhất 20 lần thì đứa trẻ mới có thể làm được.
Lấy việc xin lỗi làm ví dụ, thường lúc đầu Bảo Bảo sẽ không muốn nói lời xin lỗi.
Thực ra, những đứa trẻ đang rất nhỏ thường chưa thể hiểu rằng “biết lỗi và sửa chữa là điều tốt”. Theo cách hiểu của chúng, thừa nhận sai lầm là bằng như thừa nhận mình là đứa trẻ hư.
Vì thế người mẹ đã làm mẫu đi làm mẫu lại cho trẻ thấy: Người lớn cũng có thể làm phạm sai lầm, việc xin lỗi là cách tốt để nhận trách nhiệm và thể hiện sự dũng cảm.
Từ việc hướng dẫn trẻ nhận lỗi, đến việc người mẹ tự mình nhận lỗi, cứ thế người mẹ lặp lại với trẻ 1 lần, 2 lần, 10 lần, 20 lần…
Dần dần, việc thừa nhận sai lầm của mình sẽ không còn quá khó khăn đối với trẻ nữa.
Nhưng sự tiến bộ nhỏ này lại là thử thách cho sự nhẫn nại và kiên trì của các bậc cha mẹ.
Tất nhiên, khi nuôi dạy con, bạn chắc chắn sẽ gặp phải một số tình huống mất kiểm soát – suy cho cùng, trẻ con có bản năng đàm phán và sẽ luôn tận dụng mọi cơ hội có thể và dùng mọi cách để làm bạn không thể chịu đựng nổi, chẳng hạn như nằm xuống sàn, la hét, khóc lóc, v.v. để giành lấy quyền lợi của mình.
Lúc này, nguyên tắc của cha mẹ nên tự đặt ra cho mình là “Đừng đàm phán với những đứa trẻ khủng bố”.
Nếu hành vi của trẻ diễn ra ở nơi công cộng và ảnh hưởng đến người khác, cha mẹ nên đưa trẻ ra khỏi hiện trường ngay lập tức. Sau khi đứa trẻ ổn định về mặt cảm xúc, hãy nói rõ cho trẻ biết hành vi nào là phù hợp và không phù hợp, cũng như hậu quả của hành vi không phù hợp.
Chỉ khi kiên trì dạy trẻ nguyên tắc “giới hạn” cần tuân thủ và không ngừng hướng dẫn trẻ thì trẻ mới thực sự hiểu được ranh giới của các quy tắc có ý nghĩa gì.
2. Được nuôi dạy theo cách có giáo dưỡng sẽ mang lại cho đứa trẻ cảm giác thành tựu lớn nhất
Ngoài việc giúp cho trẻ được yêu mến hơn, giá trị quan trọng hơn của “giáo dưỡng” là giúp cho trẻ có cảm giác thành tựu và từ đó càng tự tin, lạc quan hơn.
Nếu suy nghĩ kỹ, không khó để nhận ra rằng khi bạn nói “nó vẫn còn là trẻ con” và tùy ý để trẻ gây rắc rối một cách vô lý, chẳng khác nào nói với trẻ rằng: Trẻ con thấp kém và khác với người lớn.
Và khi bạn nói với con rằng con nên tuân thủ các quy tắc, bạn thực sự đối xử và tôn trọng con như một người độc lập.
Tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản trong thế giới người lớn và cha mẹ cũng nên áp dụng nguyên tắc này với con cái của mình.
Ví dụ, khi người mẹ yêu cầu trẻ xin lỗi, người mẹ có thể nói với trẻ rằng: “Mẹ tôn trọng con, nhưng con cũng phải tôn trọng người khác. Hành vi thô lỗ vừa rồi của con là thiếu tôn trọng với người khác, nên con cần xin lỗi”.
Một ví dụ khác là khi đi ăn ở nhà hàng, khi trẻ biết mẹ nói “suỵt” là muốn trẻ im lặng. Do đó, khi trẻ muốn chạy nhảy khắp nơi, nhưng nếu mẹ nói không được làm vậy thì trẻ sẽ quay lại ngay và ngoan ngoãn ngồi xuống, lúc này người mẹ cũng nên nói với trẻ: “Con đang tôn trọng người khác, người tôn trọng người khác cũng sẽ được người khác tôn trọng”.
Cha mẹ không nên cho rằng con cái chỉ là một đứa trẻ và không hướng dẫn trẻ tuân theo các quy tắc. Cha mẹ cũng không nên nghĩ rằng trẻ con có thể hành động vô lý và không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Sự tôn trọng, lòng tự trọng, sự công nhận và ý thức về giá trị bản thân sẽ dần dần cắm rễ ở sâu trong nội tâm của trẻ.
Trên thực tế, những đứa trẻ luôn vô lý và gây rắc rối thường là những đứa trẻ không có cảm giác thành tựu.
Đối với một đứa trẻ, cảm giác thành tựu lớn nhất chính là “mình có thể giống người lớn”.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng biết đọc biết viết, giỏi tiếng Anh, biết đếm số và đọc sách mới sự giáo dục cần thiết cho sự phát triển trí não.
Kỳ thực, học cách tôn trọng lẫn nhau và nuôi dưỡng những chuẩn mực hành vi tốt là những bài học quan trọng để tích hợp cho sự phát triển trí não.
Hơn nữa, vấn đề này thực sự không phải là việc của một mình người mẹ – bạn không chỉ cần hướng dẫn trẻ nên làm gì, mà còn cần tự mình thực hiện những hành động thiết thực, đồng thời yêu cầu cả gia đình phải duy trì hành vi ăn khớp và nhất quán.
Chỉ khi bạn đưa ra nguyên tắc với trẻ và tự mình thực hiện, bất luận hôm nay hay ngày mai đều thực hiện giống nhau, cả gia đình cũng vậy, người lớn cũng làm như vậy thì trẻ mới ghi nhớ và làm được.
Những trải nghiệm trưởng thành này đối với trẻ thực sự quan trọng hơn nhiều so với việc trở thành một đứa trẻ “thành công” với điểm số xuất sắc.
Từ khóa con cái trẻ con Thái độ cha mẹ đứa con ngỗ nghịch