Mẹ của 3 diễn viên múa Shen Yun phản bác bài viết bôi nhọ của New York Times
- Trúc Nhi
- •
Bà Rebecca, mẹ của ba diễn viên múa Shen Yun, đã lên tiếng phản bác bài viết trên New York Times, cho rằng nội dung bài báo mang tính thiên lệch và không phản ánh đúng thực tế. Bà nhấn mạnh rằng Shen Yun không chỉ giúp con gái mình phát triển tài năng nghệ thuật mà còn rèn luyện đạo đức và ý chí, đồng thời bác bỏ những cáo buộc về môi trường đào tạo khắc nghiệt hay đối xử bất công với diễn viên.
Hiện tại, 8 đoàn nghệ thuật của Shen Yun đang lưu diễn khắp thế giới, tiếp tục mang đến những màn trình diễn thuần thiện thuần mỹ, chạm đến trái tim của vô số khán giả trong suốt 18 năm qua.
Bà Trịnh (Rebecca), một nhân viên ngân hàng tại Canada, có 3 cô con gái đã theo Shen Yun biểu diễn hơn 1.000 buổi. Trước những bài viết công kích và bôi nhọ Shen Yun liên tục xuất hiện trên New York Times trong những tháng gần đây, bà Trịnh đã đưa ra một số phản hồi.
Tài sản lớn nhất của đời người
Bà Rebecca, hiện đang làm việc tại một ngân hàng ở Canada, chia sẻ rằng sau khi cùng chồng di cư đến Canada và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà đã hiểu ra ý nghĩa và mục đích thực sự của cuộc đời. Nhờ đó, mỗi ngày của bà trở nên trọn vẹn và tràn đầy ý nghĩa.
Bà bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, vì đã truyền dạy những nguyên lý giúp con người đạt được sức khỏe và đạo đức thăng hoa mà không đòi hỏi sự đền đáp. Nhờ tu dưỡng tâm tính, bà có thể đối diện với mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống một cách bình thản. Trên hành trình cuộc đời, vợ chồng bà luôn hành thiện theo những nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, nhờ đó mà tâm hồn trở nên an nhiên và viên mãn.
“Chúng tôi không cần đến phòng gym hay tốn kém nhiều tiền để mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Khi đối diện với nghịch cảnh, chúng tôi có thể bình tĩnh đối mặt – đó chính là tài sản lớn nhất của cuộc đời“, bà chia sẻ.
Tuy nhiên, từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc do lo ngại trước sự phổ biến rộng rãi của môn tu luyện này, với số lượng học viên lên đến hàng trăm triệu người, thậm chí vượt qua số lượng đảng viên ĐCSTQ. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, thậm chí còn bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Bà Rebecca cho biết, bạn bè và gia đình bà cũng vì vậy mà bị cưỡng bức lao động hoặc kết án tù.
“Mẹ của bạn thân tôi đã bị cưỡng chế lao động trong 14 tháng, chồng của một người bạn bị kết án 6 năm tù. Một người em rể khác của bạn tôi, chỉ vì từ chối ký vào ‘Ba bản cam kết’ từ bỏ tu luyện, đã bị tra tấn đến chết tại một trại lao động cưỡng bức ở Sơn Đông khi chưa tới 28 tuổi. Nếu không tận tai nghe bạn mình kể lại, tôi thật sự không dám tin điều đó là sự thật”. Bà chia sẻ với Vision Times.
Hành động lan tỏa thiện niệm
Bà Rebecca và chồng đã nuôi dạy 3 cô con gái thông minh – Angela, Katelyn và Emily. Ngay từ nhỏ, 3 cô bé đã cùng cha mẹ tham gia các hoạt động kiến nghị phản đối cuộc bức hại, tuần hành và ký đơn thỉnh nguyện. Gia đình 5 người này đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của vô số học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại đang nỗ lực phản đối cuộc đàn áp một cách ôn hòa.
“Trước đây, tôi từng nghĩ rằng chỉ những người có tiền và có thời gian rảnh rỗi mới có thể làm việc thiện. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi nhận ra rằng lòng tốt không bị giới hạn bởi tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội – mà có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu”, bà nói.
Bà nhớ lại một lần nọ, khi một hoạt động phản đối cuộc bức hại trùng với buổi tiệc sinh nhật của con gái Emily. Khi được hỏi muốn đi đâu, Emily không chút do dự chọn tham gia sự kiện. Lúc đó, cô bé đã đọc bài thơ nổi tiếng mà mình vừa học trong giờ lịch sử:
“Ban đầu, khi phát xít bắt những người cộng sản, tôi đã im lặng, vì tôi không phải là cộng sản.
Khi họ bắt những người dân chủ xã hội, tôi cũng im lặng, vì tôi không phải là người dân chủ xã hội.
Khi họ bắt các công đoàn viên, tôi vẫn im lặng, vì tôi không thuộc công đoàn.
Khi họ bắt những người Do Thái, tôi vẫn không lên tiếng, vì tôi không phải là người Do Thái.
Cuối cùng, khi họ đến bắt tôi, chẳng còn ai lên tiếng để bảo vệ tôi nữa”.
Bài thơ này như một lời nhắc nhở rằng im lặng trước tội ác chính là tiếp tay cho nó.
Một mùa hè đáng nhớ
Vào một mùa hè nọ, bà dẫn các con đến công viên để thu thập chữ ký kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp. Một cặp vợ chồng giáo sư đại học sau khi ký tên vào bản kiến nghị đã cúi xuống nhìn cô con gái Katelyn và nói: “Cháu còn nhỏ như vậy mà đã làm những việc ý nghĩa thế này. Bố mẹ cháu hẳn phải rất tự hào về cháu!”
Từ năm 2007, việc xem Shen Yun đã trở thành một truyền thống trong gia đình họ. “Dù các con chỉ hiểu được vài câu tiếng Trung, nhưng chúng vẫn cảm nhận được sự nhiệt huyết, thậm chí cả những khán giả phương Tây xung quanh cũng xúc động. Các điệu múa cổ điển Trung Hoa của Shen Yun tôn vinh trời đất, ca ngợi nhân nghĩa và giáo hóa lòng người. Shen Yun chính là những vũ điệu thần thánh, làm sao có thể không đẹp, không lay động lòng người được?”, bà chia sẻ.
Bà Rebecca và chồng rất vui khi thấy 3 cô con gái ngày càng yêu thích văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Từ đó, 3 cô con gái mỗi năm đều mong chờ được xem các tiết mục mới. Sau này, các em bắt đầu tìm thầy học nhạc cụ và múa chuyên nghiệp, nuôi dưỡng ước mơ một ngày nào đó được đứng trên sân khấu của Shen Yun.
3 cô con gái gia nhập Shen Yun, tham gia phản đối cuộc đàn áp
Khi Học viện Phi Thiên ở New York tuyển sinh, bà Rebecca và chồng hy vọng các con có thể tham gia kỳ thi tuyển, vừa học tập vừa có cơ hội góp sức vào việc phản đối cuộc đàn áp. Kết quả là cả 3 cô con gái đều xuất sắc vượt qua kỳ thi và trúng tuyển vào Học viện Nghệ thuật Phi Thiên.
Hiện tại, cả 3 chị em đều là thực tập sinh của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Con gái lớn đang thực tập với vai trò diễn viên trình diễn, trong khi hai cô em là thực tập sinh múa. Đến nay, họ đã cùng Shen Yun lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới, tham gia hàng nghìn buổi biểu diễn, trong quá trình đó đã tích lũy thêm nhiều kiến thức cũng như mở mang kiến thức, nâng cao phẩm chất và khí chất của bản thân.
Bà Rebecca tin rằng, việc theo chân Shen Yun biểu diễn trên những sân khấu danh tiếng khắp thế giới là một trải nghiệm quý giá trong đời.
“Những trải nghiệm này giúp các con gặp gỡ nhiều người khác nhau, đối mặt với những tình huống khó khăn, làm phong phú thêm nhận thức, tăng cường khả năng ứng biến và lòng bao dung của các con”.
Bà cũng nhắc đến việc Học viện Phi Thiên rất chú trọng việc giảng dạy văn hóa truyền thống và đạo đức. Mỗi năm, các con gái của bà lại mang về một ít đặc sản từ những nơi đã đi qua trong các chuyến lưu diễn. Điều này khiến bà và chồng cảm thấy rất ấm lòng và yên tâm về sự trưởng thành của các con.
“Các con ngày càng hiểu chuyện và thân thiện hơn. Có lần,trong kỳ nghỉ chúng mang về một túi nhỏ dưa hấu sấy khô tự nhiên. Mặc dù chỉ là một vài miếng nhỏ, nhưng thực ra phải mất hơn nửa quả dưa hấu để làm ra chúng. Còn có những loại mật ong đặc biệt, chỉ có ở địa phương đó mới có. Trên đường lưu diễn, các con luôn tìm được những món quà kỷ niệm nhỏ nhưng ý nghĩa cho cả nhà. Việc đầu tiên khi về đến nhà là lấy quà ra, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đằng sau mỗi món. Mỗi người trong nhà đều lắng nghe say mê”, bà nhớ lại.
Việc trở thành thực tập sinh của Shen Yun không hề dễ dàng. Trong quá trình học nhạc cụ và vũ đạo, các con không ngừng rèn luyện để nâng cao trình độ, luôn cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân. Điều gì đã giúp các con vượt qua những thử thách đó và đạt được tiêu chuẩn cao của Shen Yun? Bà lấy vở vũ kịch Tạc Tượng của Shen Yun làm ví dụ. Bà kể về một người thợ mộc thành kính, trong lúc tạc tượng Phật đã gặp phải trở ngại, nhưng nhờ sự chỉ dẫn của thần linh, ông đã hoàn thành kiệt tác của mình. Bà nhấn mạnh rằng, nghệ thuật chân chính bắt nguồn từ lòng kính ngưỡng thần Phật và sự tu dưỡng đạo đức.
“Trên thế giới, nhiều tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, dù là hội họa, điêu khắc, âm nhạc hay vũ đạo, đều xuất phát từ lòng tôn kính đối với thần linh”, bà nói. Bà cho rằng nền tảng văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Học viện Nghệ thuật Phi Thiên giảng dạy có ảnh hưởng sâu sắc đến các con.
Các con hiểu rằng, một nghệ sĩ chân chính cần có phẩm hạnh thì mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm chạm đến trái tim người xem. Điều này đòi hỏi sự tu dưỡng đạo đức từ bên trong, kết hợp với quá trình rèn luyện kỹ thuật.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc tin rằng nghệ thuật cao quý và chân chính luôn hài hòa với quy luật vận hành của vũ trụ, giúp con người có một tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Niềm tin vào Phật, Đạo, Thần và sự tôn trọng các bậc thánh nhân là cốt lõi và nguồn gốc của văn hóa truyền thống Trung Quốc, đề cao sự chân thành, tôn trọng đạo lý, coi trọng đức hạnh và tin vào luật nhân quả.
Các con tại Học viện Phi Thiên học được tính tự giác, kiên trì, nỗ lực và tập trung – đó chính là nền tảng giúp các con vượt qua mọi thử thách. “Chỉ cần tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn một cách chân chính, trở thành một người cao thượng hơn, thì những gì nên có tự nhiên sẽ đến”, bà nói.
Đối với bài báo trên The New York Times cáo buộc Shen Yun kiểm soát và ngược đãi diễn viên, bao gồm việc không cho họ tự do cá nhân, bà bày tỏ quan điểm rằng nhiều bậc cha mẹ ngày nay đang lo lắng vì con cái họ bị cuốn vào mạng xã hội và các cám dỗ khác, làm ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống. Bà cảm thấy biết ơn khi Học viện Phi Thiên đã tạo ra một môi trường giúp các con có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào việc học.
Một người muốn đạt được thành tựu trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải có sự tập trung tuyệt đối. Ban đầu, các con có thể phải thích nghi với chương trình học và cường độ huấn luyện cao, nhưng khi đã quen, các con không chỉ thích ứng mà còn tận hưởng quá trình đó. Bà tin rằng môi trường trong lành và thuần khiết này sẽ giúp các con rèn luyện ý chí, để sau này dù đối mặt với bất kỳ thử thách nào, các con cũng có thể kiên trì tiến về phía trước.
Bà cũng cho rằng bài báo trên New York Times về Shen Yun rất thiếu khách quan, chứa nhiều thông tin không đúng sự thật, ví dụ như việc cho rằng các diễn viên của Shen Yun bị thương mà không được chữa trị kịp thời. “Khi các con tôi đang luyện tập, có những động tác khiến chúng đau đến rơi nước mắt, thầy giáo thấy vậy lập tức gọi điện cho chúng tôi, khuyên chúng tôi đưa các con đi kiểm tra, chụp X-quang, làm MRI. Thầy giáo còn mua cho các con các loại vitamin bổ sung”, bà cho biết.
Bà chỉ ra rằng New York Times đã tạo ra một hình ảnh sai lệch về Shen Yun, chọn chỉ đưa tin từ một phía, lừa dối độc giả và bỏ qua những ý kiến tích cực từ những người như bà và các con gái của bà về Shen Yun. Họ không hiểu rõ sự vận hành thực tế của Shen Yun và Học viện Phi Thiên. “New York Times đã hiểu lầm và cố tình bóp méo sự thật có chủ đích. Họ chỉ chọn khai thác mặt tiêu cực, nhưng lại bỏ qua việc Shen Yun và Học viện Phi Thiên đã giúp đỡ các con phát triển như thế nào, cải thiện năng lực nghệ thuật ra sao. Quan trọng hơn, Shen Yun thành lập với mục tiêu ban đầu là truyền bá văn hóa Trung Quốc truyền thống chân chính đến với thế giới”.
Bà bổ sung thêm rằng theo như bà được biết, cuộc sống của các diễn viên Shen Yun khác xa với những gì báo chí miêu tả, không hề thiếu thốn mà lại rất phong phú và đầy ý nghĩa. “Đa số các em tuổi còn trẻ, mới chỉ mười mấy hai mươi, vẫn đang học, nhưng lại có cơ hội đứng trên các sân khấu nổi tiếng thế giới, đi du lịch khắp nơi. Các diễn viên thực tập của Shen Yun không chỉ được bao ăn, bao ở trong suốt thời gian học, mà còn nhận học bổng trị giá 50.000 USD ( khoảng 1.265.000.000 VND) mỗi năm. Khi tham gia đoàn biểu diễn, các em còn được ở những khách sạn cấp sao miễn phí, dùng các bữa ăn tự chọn. Nếu phải tự chi trả thì mỗi năm cũng tốn vài trăm nghìn USD. Các con còn có thể học thêm nhạc cụ, và chúng tôi chỉ biết cảm kích và trân trọng cơ hội này!” Bà xúc động nói.
Bà Rebecca hy vọng rằng truyền thông có thể giữ vững nguyên tắc đạo đức nghề báo, thay vì bị ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực chính trị nào.
Liên quan đến bài báo của The New York Times về “Shen Yun kiếm được 266 triệu USD (hơn 6,7 nghìn tỷ đồng) trong gần 20 năm”, bà phản bác: “Shen yun không phải là công ty tư nhân, cũng không có lợi nhuận thuộc về cá nhân nào. Là một tổ chức phi lợi nhuận được chính phủ công nhận, toàn bộ doanh thu của Shen Yun đều phải được sử dụng để phát triển chính tổ chức này. Vì vậy, việc New York Times nói rằng Sư phụ Lý Hồng Chí lợi dụng Shen Yun để trục lợi là hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, Sư phụ từng nói rằng ông có một trăm triệu đệ tử, nếu mỗi người cho ông một đô la, ông đã là tỷ phú—vậy còn cần vất vả lập đoàn nghệ thuật để kiếm tiền hay sao?”
Bà tiếp tục: “Sự phát triển nhanh chóng của Shen Yun trong suốt 19 năm qua có thể được xem là một kỳ tích trong giới nghệ thuật. Trong bối cảnh nghệ thuật biểu diễn toàn cầu không mấy phát triển, Shen Yun chưa bao giờ nhận bất kỳ trợ cấp nào từ chính phủ hay quyên góp từ doanh nghiệp. Dù phải đối mặt với khủng hoảng tài chính vào năm 2008, dịch bệnh gần đây, và các cuộc đàn áp từ chính quyền Trung Quốc, Shen Yun vẫn duy trì sự phát triển ổn định”. Bà nói thêm rằng New York Times đã không nhận thấy điều này.
Bà cho biết, bà và chồng cảm thấy vinh dự khi là một phần của Shen Yun, và mục tiêu của họ là để Shen Yun ngày càng lớn mạnh và giúp nhiều người hơn hiểu biết về văn hóa truyền thống của Trung Hoa.
Đối với những người chưa từng thưởng thức nghệ thuật của Shen Yun, bà khuyên họ nên tự mình trải nghiệm: “Như nhiều khán giả đã nói rằng Shen Yun là một trong những chương trình mà bạn phải xem một lần trong đời. Trăm nghe không bằng một thấy, hãy nhanh tay mua vé ngay đi!”
Trúc Nhi biên dịch
Theo Vision Time
Từ khóa Recommend Shen Yun New York Times
![](https://trithucvn2.net/wp-content/themes/trithucvn_v2/images/ajax-loader.gif)