Na Tra 2: Ma Đồng Náo Hải – Trò đùa nhàm chán của Darwin
- Trúc Nhi
- •
Na Tra 2 – Ma Đồng Náo Hải đã trở thành hiện tượng phòng vé với doanh thu kỷ lục, nhưng đằng sau vỏ bọc “truyền thống kết hợp hiện đại” là một sản phẩm đậm chất tuyên truyền, mang đậm tư tưởng vô thần và đấu tranh. Bộ phim không chỉ làm méo mó hình tượng Na Tra trong văn hóa truyền thống mà còn khéo léo lồng ghép những thông điệp chính trị phục vụ ý đồ của ĐCSTQ. Dựa trên “trò đùa lỗi thời” của thuyết tiến hóa Darwin, Na Tra 2 không phải là một kiệt tác nghệ thuật mà chỉ là công cụ tinh vi của chiến dịch tẩy não thời hiện đại.
Bộ phim bom tấn Na Tra 2: Ma Đồng Náo Hải đã thu về hơn 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 350.000 tỷ VND) nhờ sự hậu thuẫn của lực lượng “hồng phấn”, trở thành bộ phim phi Hollywood đầu tiên cán mốc 10 tỷ USD (khoảng 250.000 tỷ VND). Không chỉ đơn thuần là một “bom tấn”, bộ phim này còn bị biến thành công cụ thúc đẩy làn sóng chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt.
Dưới danh nghĩa “đổi mới văn hóa truyền thống”, bộ phim này thực sự đang truyền tải điều gì?
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Na Tra: Ma Đồng Náo Hải đã dẫn đầu 3 bảng xếp hạng: doanh thu phòng vé tại Trung Quốc, số lượng người xem cao nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, và doanh thu phòng vé cao nhất trong một thị trường đơn lẻ trên toàn cầu.
Công chúng đều hiểu rằng thành tích “đứng đầu 3 bảng xếp hạng” của Na Tra 2 không thể tách rời khỏi hệ thống tuyên truyền lâu đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn là một công cụ định hình tư tưởng toàn diện. Không chỉ vậy, bộ phim còn phản ánh tâm lý tận thế, trở thành nơi để công chúng giải tỏa sự bất mãn trước một xã hội đầy rẫy bất công.
Trong bối cảnh chính quyền đàn áp tự do ngôn luận, dựng “tường lửa” để ngăn chặn các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao như Shen Yun truyền tải vào Trung Quốc, nhu cầu về một nền văn hóa chân chính ngày càng trở nên bức thiết. Cùng lúc đó, chiến dịch thổi phồng Na Tra 2 còn được thúc đẩy bởi làn sóng chủ nghĩa yêu nước giả tạo, thể hiện qua các đoàn xem phim theo “nhiệm vụ chính trị” và việc thao túng doanh thu phòng vé một cách có chủ đích.
Truyền thông nhà nước tuyên bố: “Na Tra, cậu bé đi trên Phong Hỏa Luân, cầm trên tay Hỏa Tiêm Thương, đang từ Trần Đường Quan lao ra thế giới”. Nhưng thực chất, câu nói này ẩn chứa một ý nghĩa khác: Na Tra, cậu bé mang bộ gene đỏ, đi trên Phong Hỏa Luân do Ban Tuyên giáo ĐCSTQ chế tạo, cầm trên tay Hỏa Tiêm Thương mang tư tưởng Đảng, đang từ Trần Đường Quan – biểu tượng của chế độ độc tài toàn trị – lao ra thế giới.
Dưới cơ chế kiểm duyệt nghiêm ngặt, mọi tác phẩm văn nghệ dưới sự cai trị của ĐCSTQ đều phải tuân thủ đường lối tư tưởng của Tập Cận Bình và nhất thiết phải phục vụ cho chủ nghĩa xã hội. “Hiệu quả xã hội và giá trị xã hội” của chúng cũng phải hướng đến việc ủng hộ chế độ độc tài của Đảng, tuyệt đối không được đi ngược lại hệ tư tưởng chính thống. Vì vậy, dù bề ngoài có khoác lên vẻ hào nhoáng đến đâu, những sản phẩm này vẫn chỉ là vỏ bọc rỗng tuếch, mục ruỗng từ bên trong.
Truyền thông nhà nước đã xác định một cách chính xác tinh thần cốt lõi của Na Tra 2 thông qua một câu thoại trong phim: “Ta làm chủ số phận của mình, không phải trời định”. Nhưng bản chất của tinh thần này thực chất là tư tưởng tiến hóa của Darwin – “kẻ thích nghi sẽ tồn tại”.
Tư tưởng “thích nghi để sinh tồn” vốn không đặt nền tảng trên các chuẩn mực đạo đức hay giá trị nhân văn. Nó cho phép con người bất chấp tất cả để tồn tại, từ đó dẫn đến sự hình thành chín đặc điểm tà ác của ĐCSTQ: “tà ác, lừa đảo, kích động, đấu tranh, cướp giật, lưu manh, gián điệp, hủy diệt, kiểm soát”.
Nếu so sánh với thông điệp phổ biến “Thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn”, thì rõ ràng bộ phim này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần ấy.
Như vậy, khi truyền thông nhà nước tuyên bố rằng Na Tra 2 đã tạo ra một “cuộc đối thoại sâu sắc giữa văn hóa truyền thống và giá trị hiện đại”, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ ngầm thừa nhận rằng văn hóa truyền thống và giá trị hiện đại không hề tương thích với nhau. Xét cho cùng, đây chẳng qua là một phiên bản khác của học thuyết cộng sản về việc “đập tan thế giới cũ”. Nói trắng ra, nếu không hủy diệt văn hóa truyền thống, văn hóa Đảng của ĐCSTQ sẽ khó mà duy trì được, và cái gọi là “tự tin văn hóa” chỉ là một thứ phù phiếm, vô căn cứ.
Vì vậy, tinh thần cốt lõi của Na Tra 2 hoàn toàn phù hợp với mô thức tẩy não tinh vi của văn hóa Đảng.
Hình tượng nguyên gốc của Na Tra vốn đã quá quen thuộc với người dân Trung Quốc. Dù xuất hiện trong Phong Thần Diễn Nghĩa, Tây Du Ký hay Tam Giáo Sưu Thần Đại Toàn, Na Tra vẫn luôn mang những hình tượng “thần thánh”. Đối với những người tin vào Thần Phật, nhân vật này có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực một cách thầm lặng.
Quan trọng hơn, nội hàm của hình tượng Na Tra vốn xuất phát từ các Thần hộ pháp, dần dần phát triển theo thời gian, đồng thời mang ý nghĩa giáo hóa trong cả tư tưởng Phật giáo và đạo đức Nho giáo. Điều này tương tự như sự chuyển biến trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, từ tượng Phật khắc trên vách đá thời Tây Ngụy đến tượng Phật thời Đường – từ phong thái “gầy gò, thanh thoát” của Tây Ngụy đến vẻ “tròn trịa, đầy đặn” của thời Đường. Sự thay đổi này phản ánh quá trình thăng hoa của “thiện niệm” trong Phật giáo.
Thế nhưng, phiên bản hoạt hình của Na Tra lại phản ánh hành vi điển hình của một chế độ độc tài, nhân danh cách mạng hay nhân dân. Dưới danh nghĩa “phát huy văn hóa truyền thống”, họ đã bóp méo hình tượng Na Tra. Trong nguyên tác, dù là trừng trị cái ác hay đề cao cái thiện, hành động của Na Tra cuối cùng vẫn quy tụ về chữ “Thiện.” Nhưng trong bộ phim hoạt hình này, đối lập giữa thiện và ác đã bị bóp méo: sự trừng trị cái ác của Na Tra giờ đây không còn mang ý nghĩa thiện lành, mà chỉ là một sự bộc phát của lòng thù hận và tư lợi.
Chẳng hạn, bộ phim có câu thoại: “Ta sống hay chết không quan trọng, chỉ cần ngươi phải chết”. Câu này không khác gì những tuyên truyền cứng rắn của ĐCSTQ như “Đảng viên cộng sản không sợ chết” hay “Con người chỉ có một đời mà thôi”.
Hình tượng Na Tra dữ tợn và hung ác trong phim có thể được lý giải là một cách thể hiện nghệ thuật. Tuy nhiên, thực chất nó liên tục gợi nhắc về tuyến ẩn dụ chính trị trong tác phẩm. Những khán giả tinh ý đã nhận ra các yếu tố chính trị ẩn giấu trong bộ phim hoạt hình này: hình ảnh quốc huy Mỹ, hình dáng Ngũ Giác Đài, biểu tượng đại bàng đầu trắng và dấu hiệu đồng USD. Điều này cho thấy đội ngũ biên kịch và đạo diễn có sự nhạy bén chính trị – họ không chỉ am hiểu ‘văn hóa truyền tải tư tưởng’ của ĐCSTQ mà còn nắm vững ‘mật mã lưu lượng’.
Không bao giờ tồn tại một nền nghệ thuật thuần túy
Vì vậy, Na Tra 2 đã đạt được hiệu ứng đúng như mục đích ban đầu của nó: giữa thời điểm Trung Quốc đang đối diện với lựa chọn “sống hay chết”, người dân tìm thấy trong bộ phim này một lối thoát tạm thời để trút bỏ uất ức và phẫn nộ. Nhưng đồng thời, họ cũng vô tình phóng đại mặt tối của nhân tính. Đây chính là chất xúc tác để thúc đẩy sự gia tăng của những tư tưởng cực đoan.
Hãy nhìn lại cốt lõi của Na Tra 2: câu nói “Ta làm chủ số phận của mình, không do trời định” thực chất là tiếng gào thét tuyệt vọng của một kẻ vô thần đầy ngông cuồng. Vận mệnh của con người được quyết định bởi luật nhân quả qua vô số kiếp luân hồi, cũng như bởi đức hạnh mà mỗi người tích lũy. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo – đây là chân lý bất biến từ ngàn đời nay.
Vì vậy, không hề có chuyện “trời đất không dung”, mà chỉ có “tự làm ác thì không thể sống”. Thế nhưng, bộ phim lại tuyên bố: “Nếu trời đất không dung ta, ta sẽ đảo lộn càn khôn”. Quan điểm này hoàn toàn tương đồng với cách ĐCSTQ sử dụng bạo lực để đe dọa dân chúng.
Xét về lý luận văn nghệ, ĐCSTQ vốn thường xuyên đánh cắp một số yếu tố từ văn hóa truyền thống để phục vụ cho hệ tư tưởng của mình. Vì vậy, biên kịch và đạo diễn của Na Tra 2 tất nhiên hiểu rõ nguyên tắc “viết theo thời thế, làm theo chỉ thị”, cố gắng chiều lòng Trung ương, đặc biệt là để thổi bùng tinh thần đấu tranh mà Tập Cận Bình đang ra sức củng cố.
Điều này thể hiện rõ qua cách tư tưởng đấu tranh của ĐCSTQ thấm nhuần vào nghệ thuật. Đây cũng chính là lý do mà khán giả liên tục chứng kiến cái gọi là “tinh thần chiến lang” – một lối tư duy đi ngược hoàn toàn với đạo đức truyền thống Trung Hoa và tư tưởng Nho gia.
Quan niệm “Có số thì ắt có, không có số thì chớ cưỡng cầu” phản ánh sự cân bằng dựa trên nền tảng đạo đức. Nhưng khi con người tranh giành và đấu đá một cách vô đạo đức, kẻ bị tổn hại cuối cùng vẫn chính là bản thân họ.
Thực tế, có nhiều cách để phá hủy đạo đức, và Na Tra 2 đã cung cấp một phiên bản “nghệ thuật” mới nhất cho điều đó.
Cần hiểu rằng chiến dịch tẩy não bằng tư tưởng độc tài chuyên chế và vô thần luận chưa bao giờ dừng lại. Na Tra 2 chỉ là một phiên bản nâng cấp của chiến dịch đó.
Do đó, việc Na Tra 2 thực hiện “cải biên mang tính lật đổ” đối với hình tượng Na Tra trong văn hóa truyền thống thực chất bắt nguồn từ tư tưởng vô thần luận đầy nguy hại. Hệ quả của điều này thể hiện rõ trong nghệ thuật của bộ phim:
- Tình tiết rời rạc, logic đứt đoạn.
- Nhân vật chính bị biến thành công cụ.
- Sự mất cân bằng trong cách kể chuyện.
- Những trò đùa thô tục và hình tượng rập khuôn.
Đây chính là hậu quả tất yếu của việc cắt bỏ văn hóa Thần truyền. Còn việc lạm dụng hiệu ứng kỹ xảo đến mức nhàm chán chỉ cho thấy bộ phim bị mắc kẹt trong lối tư duy của văn hóa Đảng.
Tóm lại, Na Tra 2 là một bộ phim hoạt hình thời mạt thế, được tạo ra dựa trên:
- ‘Trò đùa lỗi thời’ của Darwin.
- Những câu chuyện hài nhảm nhí.
- Cảm xúc gượng ép.
- Hiệu ứng kỹ xảo lố bịch.
- Tâm lý bầy đàn “mọi người chạy theo đám đông”.
Bộ phim không chỉ bóp méo thế giới quan của khán giả mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý con người trong một thời đại đầy biến động.
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)
Trúc Nhi biên dịch
Theo Secretchina
Xem thêm:
Từ khóa Darwin Na Tra 2 Ma Đồng Náo Hải
![](https://trithucvn2.net/wp-content/themes/trithucvn_v2/images/ajax-loader.gif)