20Tết Trung Thu có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc, trải qua hơn 3.000 năm lịch sử và trở thành một trong những dịp lễ hội truyền thống quan trọng nhất tại Trung Quốc. Ngoài cộng đồng người Trung, nhiều quốc gia khác cũng có những phong tục Tết Trung Thu độc đáo của riêng mình. 

tet trung thu
Ngoài cộng đồng người Trung, nhiều quốc gia khác cũng có những phong tục Tết Trung Thu độc đáo của riêng mình. (Ảnh: Photo craze/ Shutterstock)

Trung Thu biểu trưng cho sự đoàn tụ và sum vầy bởi đây là thời điểm trăng có vẻ đẹp tròn đầy và sáng nhất năm. Tết Trung Thu không chỉ là dịp để mọi người ngắm trăng, thưởng bánh, mà còn mang ý nghĩa về sự gắn kết.

1. Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Tết Trung Thu được gọi là “Thập ngũ dạ” hay “Trăng Trung Thu”. Giống như người Trung Quốc, người Nhật cũng có truyền thống ngắm trăng gọi là “Tsukimi”. Tuy nhiên, phong tục của họ hơi khác một chút.

Người Nhật không ăn bánh Trung Thu vào dịp này mà sẽ ăn một loại bánh bao nhỏ có tên là “Tsukimi Dango”. Những chiếc bánh bao này là món tráng miệng được làm từ bột gạo nếp, được tạo hình thành những chú thỏ nhỏ đáng yêu hoặc đơn giản chỉ là tạo thành những viên bánh hình tròn, màu trắng ngà.

2. Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu còn được gọi là “Tết Trông trăng” hay “Tết hoa đăng”, đây được coi là một lễ hội lớn thứ hai sau Tết cổ truyền. Vào ngày này, người Việt sẽ ngồi quây quần với nhau quanh ban công hoặc vườn nhà để cùng ngắm trăng, ăn bánh Trung Thu. Ngoài ra, người dân ở nhiều địa phương còn tổ chức các lễ hội đèn lồng và biểu diễn múa lân để chào mừng đêm trăng.

Đặc biệt, ở hai thành phố là Hội An và Thừa Thiên Huế, người dân cũng sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông rất hoành tráng và lãng mạn.

3. Singapore

tet trung thu o Singapore
Ở Singapore, Tết Trung Thu là dịp quan trọng để gắn kết và đoàn tụ. (Ảnh: visualfusions/ Shutterstock)

Singapore là quốc gia có cộng đồng người Hoa sinh sống rất đông đúc. Đối với họ, Tết Trung Thu là dịp quan trọng để gắn kết và đoàn tụ. Khi đó, người thân, bạn bè hay các đối tác làm ăn sẽ tặng nhau những chiếc bánh Trung Thu để bày tỏ lòng biết ơn.

Vào buổi tối, mọi người cùng nhau sum vầy ngắm trăng, uống trà và trò chuyện và trẻ em sẽ chơi với nhiều loại đèn lồng khác nhau. Một số nơi còn tổ chức lễ hội đêm và thi vẽ đèn lồng, làm cho đêm Trung Thu trở nên sôi động hơn.

4.Hàn Quốc

Người Hàn Quốc gọi Tết Trung Thu là “Chuseok” (추석) hay còn được gọi là Jungchu hay Hangawi, có nghĩa là rằm tháng 8 âm lịch. Tên này còn có nghĩa là “đêm trăng đẹp nhất mùa thu”, “lễ hội mừng vụ mùa bội thu” hoặc là “ngày kỷ niệm ngày trăng tròn lớn nhất trong năm”, v.v.

Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị rượu và bánh bông lan làm từ gạo mới để cúng lễ, cả gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức những món ngon này. Người Hàn Quốc còn có một phong tục Tết Trung Thu đặc biệt là mặc hanbok màu sắc sặc sỡ và múa những điệu múa truyền thống Hàn Quốc dưới ánh trăng, khắp nơi tràn ngập không khí lễ hội ấm áp.

5. Thái Lan

Tết Trung Thu ở Thái Lan được gọi là “Lễ Cầu Trăng”, được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. Truyền thuyết kể rằng vào ngày này Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ lên cung trăng nên mọi nhà sẽ buộc mía vào cổng vòm và thờ các bức họa hoặc tượng Quan Âm Bồ Tát và Bát Tiên dưới ánh trăng.

Trong dịp Tết Trung Thu, loại trái cây không thể thiếu của người Thái là bưởi. Những quả bưởi to và tròn biểu trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Nhiều loại đèn lồng khác nhau cũng được nhìn thấy trong các ngôi nhà hoặc cộng đồng người Trung Quốc, và trẻ em sẽ mang theo đèn lồng khi diễu hành khắp các đường phố.

tet trung thu 2
Trong dịp Tết Trung Thu, loại trái cây không thể thiếu của người Thái là quả bưởi. (Ảnh minh họa: CHIUU/ Shutterstock)

6. Myanmar

Ở Myanmar, Tết Trung Thu được gọi là “Tết Quang Minh” (hay còn gọi là Tết Ánh Sáng). Trong đêm rằm Trung Thu, mọi ngôi nhà sẽ được thắp đèn sáng rực rỡ, lung linh và cả Myanmar bỗng trở thành “thành phố không đêm”.

Bánh Trung Thu ở nước này gần giống với bánh Trung Thu của Trung Quốc và Việt Nam, đó là các loại bánh nướng nhân đậu xanh, trứng muối,…

7. Bắc Triều Tiên

Ở bắc Triều Tiên, Tết Trung Thu cũng được gọi là “Chuseok” (추석), giống với Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, Tết Trung Thu thường kéo dài 3 ngày, trong khi ở bắc Triều Tiên chỉ được nghỉ một ngày duy nhất nên trong dịp này, mọi người sẽ không thể thấy được cảnh “cuộc đại di cư của dân tộc” ồ ạt như ở Hàn Quốc.

Vào đêm Trung Thu, người dân Triều Tiên sẽ cùng ngắm nhìn ánh trăng, ăn bánh hấp, bánh kếp (làm từ bột đậu nành cùng đường), và “cháo thuốc” (món cháo được nấu với các loại dược liệu hoặc thảo dược, nhằm tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch). Những món ngon này được làm từ gạo nếp, chà là đỏ, hạt dẻ và các nguyên liệu khác, có vị ngọt và thơm ngon.

8. Iran

Tết Trung Thu ở Iran được gọi là “Lễ hội Mahr” và rơi vào ngày 16/7 âm lịch. Trong lễ hội, mọi người ăn mừng với nhiều loại trái cây thu hoạch khác nhau, tượng trưng cho lòng biết ơn đối với những món quà của thiên nhiên và mong đợi một tương lai tốt đẹp hơn.

9. Đảo Calcutta (Kolkata), thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ

Trên đảo Calcutta của Ấn Độ, người dân địa phương gọi Tết Trung Thu là “Lễ hội Trăng tròn”. Họ sẽ tổ chức một lễ hội hoành tráng trên bãi biển, uống rượu và ăn cơm cá trong niềm vui, hạnh phúc.

10. Sri Lanka

Ở Sri Lanka, ngày rằm được tổ chức như một ngày lễ hàng tháng và được gọi là “Lễ hội Trăng rằm”, nhưng Lễ hội Trăng rằm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch là long trọng nhất. Trong ngày này, mọi người sẽ đến chùa, miếu để nghe kinh và cúng trăng. Họ sẽ ăn những món ăn ngon và ngắm trăng trong sân vào ban đêm, cho đến tận đêm khuya mới về nhà.

Ngoài các nước trên, Tết Trung Thu còn được gọi là “Lễ hội Trăng Minh” ở Ấn Độ; “Lễ hội Dashain” ở Nepal; “Lễ hội Trăng lớn” ở Indonesia; Philippines, v.v. Hoa kiều cũng tổ chức Tết Trung Thu. Tuy tên gọi khác nhau nhưng phong tục cúng trăng, cầu trăng, tạ ơn trăng và đoàn tụ về cơ bản là giống nhau.