Sống trong guồng quay và khói bụi thành thị, có bao người đã dừng lại và suy ngẫm xem chúng ta thực sự cần điều gì? Đó có phải là một khoảng không gian xanh mát thơm mùi cỏ cây, nơi những cơn gió không vương bụi bặm, và là nơi chốn an toàn cho gia đình? 

Chúng ta hãy cùng nghe chia sẻ đầy cảm hứng của cô Manisha Lath Gupta từ Haryana, Ấn Độ trên Humans Who Grow Food.

“Tôi và chồng tôi – anh Agami đã thành lập trang trại Aanandaa Permaculture vào năm 2011 trong khi cả hai đều đang làm việc và sinh sống tại Mumbai. Chúng tôi được truyền cảm hứng và động lực khi tham gia một khóa học về nông nghiệp bền vững (permaculture). Đó là một hệ thống thiết kế mô phỏng theo hệ sinh thái của một khu rừng nơi bạn sẽ dành vài năm để xây dựng một hệ thống sinh thái và một vườn rừng (food forest). Nó sẽ cho năng suất ngày càng tăng qua mỗi năm trong khi chi phí đầu vào và công sức lao động lại giảm xuống. Điều này nghe có vẻ như là một ý tưởng mà chúng tôi có thể theo đuổi, vậy nên vào năm 2010, chúng tôi đã mua một khu đất gần Chandigarh – quê hương của chúng tôi.

Manisha Lath
Cô Manisha Lath, nữ chủ nhân trang trại Aanandaa Permaculture. (Ảnh cắt từ video YouTube)

Động lực đằng sau việc tự trồng thực phẩm và tự thu thập nước của chúng tôi rất đơn giản. Đó là để chúng tôi có thể tự tin sử dụng thực phẩm và nước không bị nhiễm bẩn. Ngày nay, không ai biết được thực phẩm chúng ta ăn đến từ đâu và được sản xuất như thế nào. Ăn uống lành mạnh là ưu tiên số một của gia đình chúng tôi, và nếu tự trồng thực phẩm là giải pháp thì chúng tôi chắc chắn sẽ làm điều đó. Tôi cũng mong muốn dành cho các con mình một không gian gần gũi với thiên nhiên.

Trang trại Aanandaa Permaculture nằm ở Panchkula (Haryana) phía Bắc Ấn Độ. Không gian trồng trọt của chúng tôi là 10 mẫu Anh. Chúng tôi trồng rất nhiều loại thực phẩm: khoảng 9 loại ngũ cốc, 10 loại đậu, 3 loại cây lấy dầu, 12 loại hạt và quả hạch, 22 loại cây ăn trái, 40 loại rau, và 13 loại thảo mộc và gia vị. Chúng tôi cũng trồng mía và tự chế biến đường thốt nốt. Nói tóm lại, chúng tôi trồng mọi thứ mà chúng tôi ăn!

Chúng tôi tự làm phân bón và thuốc trừ sâu bằng phân và nước tiểu của bò, thêm các thành phần khác từ các loại cây bản địa như cây neem (cây sầu đâu), ớt, tỏi, thuốc lá, đường thốt nốt v.v… Thay vì chỉ coi bò là nguồn để lấy sữa và thịt, cộng đồng thế giới nên coi bò Ấn Độ như một nguồn phân bón và quản lý dịch hại. Có lẽ thay vì cung cấp cho chúng tôi những con bò của họ, họ nên xem xét việc nuôi một số con bò của chúng tôi!

Tôi nghĩ rằng thách thức lớn nhất là làm việc với những người đàn ông địa phương ở Haryana, một tiểu bang được biết đến với tỷ lệ giới tính thấp nhất và tỷ lệ giết trẻ sơ sinh nữ cao nhất. Thứ hai, vì chúng tôi là nông dân thế hệ đầu tiên nên thật khó khăn để có được sự hỗ trợ và niềm tin của các nông dân địa phương, những người được sinh ra trong các gia đình làm nông nghiệp lâu đời. Những phương pháp trồng trọt sai lầm đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, đến nỗi phải cần rất nhiều sự giáo dục và nhận thức để giúp họ có thể bỏ các thói quen đó và đi theo con đường bền vững hơn.

Khi bạn tự trồng thực phẩm cho chính mình, bạn đã có một chiếc “la bàn đạo đức” rất mạnh. Bạn sẽ không bao giờ làm ô nhiễm thực phẩm mà bạn ăn. Vì vậy, ở cấp độ đơn vị, nó có tác động lớn nhất đối với gia đình tôi và những người tiêu thụ thực phẩm của chúng tôi. Trong những năm gần đây, chúng tôi có nhiều du khách thành thị muốn theo đuổi một con đường tương tự. Aanandaa đã trở thành một trang trại kiểu mẫu cho những người khác nghiên cứu, và một ý tưởng mang lại sự tự tin cho những người bắt đầu cuộc hành trình này. Tuy nhiên, tác động lớn nhất sẽ là khi chúng tôi có thể hướng những người nông dân láng giềng tập trung vào xây dựng hệ sinh thái khỏe mạnh, bảo tồn và phục hồi đất của họ. Đó thực sự là thử thách lớn nhất trước mắt chúng tôi và chúng tôi đã bắt đầu công việc theo hướng đó.

Trang trại Aanandaa mở cửa thường xuyên để đón khách và tổ chức các buổi giới thiệu về nông nghiệp bền vững. Chúng tôi có thể chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiệm cùng lời khuyên thiết thực của mình tới các vị khách và hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho một số người để theo đuổi con đường của riêng họ.

Nhiều người dân sống ở thành thị mong muốn tìm hiểu về canh tác và tiêu thụ thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là mua thực phẩm hữu cơ thì vẫn chưa đủ tốt, chúng ta cần phải thay đổi lối sống của mình để giảm thiểu lượng tiêu dùng hàng hóa, giảm lượng bao bì và quan tâm đến Trái Đất. Những người giàu có ở thành thị phải tạm dừng lại, suy ngẫm và sống có ý thức hơn. Cá nhân tôi cảm thấy, nếu chúng ta có thể sống như ông bà chúng ta thì hành tinh và cơ thể của chúng ta sẽ có sức khỏe tốt hơn nhiều.

Tôi mong các bạn hãy cải tạo lại một mảnh đất và bắt đầu đền đáp lại cho hành tinh ngay hôm nay. Những gì bạn nhận được trong cuộc hành trình này sẽ lớn hơn bất kỳ tài sản vật chất và thành công nào bạn có thể có được trong cuộc đời mình. Tin tôi đi!”

Chúng ta cùng dạo quanh một vòng trang trại Aanandaa Permaculture để lấy thêm động lực tự trồng thực phẩm nhé:

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Orange

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

Posted by Humans Who Grow Food on Monday, October 14, 2019

.
Ngọc Chi

Xem thêm: