Món burger phủ vàng lá khiến người dân Ấn Độ tò mò đổ xô đi nếm thử, nhưng mùi vị liệu có đặc biệt như mong đợi?

Người Ấn Độ rất thích vàng. Món bánh burger phủ vàng được bán trong một nhà hàng ở Mumbai khiến người dân nơi đây vô cùng thích thú.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Louis Burger (@louisburgerofficial) chia sẻ

Vì nhu cầu nếm thử món burger dát vàng quá lớn, công ty Louis Burger dự định sẽ mở các chi nhánh mới để bán bánh trên toàn quốc. Có 2 phiên bản cho bạn lựa chọn:

Món “Louis Grand Royale” được kẹp hai phần thịt, các thành phần khác đi kèm gồm shimeji, nấm truffle, phô mai cheddar Anh, vàng lá phủ bên ngoài, giá 695 rupee (9,25 USD ~ 210.000 đồng).

Món “Truffle Take Burger” được làm từ nấm đông cô, nấm truffle mayo, shimeji, nấm cục, phô mai cheddar Anh, parmesan và dầu truffle, giá 888 rupee (11,85 USD ~ 270.000 đồng). Để bạn tiện so sánh, số tiền này tương đương với mức thu nhập trung bình trong 2 ngày đối với một người bình thường.

Sau khi ăn thử món burger phủ vàng, nhiều thực khách cho rằng chúng cũng không có gì đặc biệt. Miếng vàng lá phủ bên trên không có mùi vị gì cả.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Louis Burger (@louisburgerofficial) chia sẻ

Ấn Độ là nước mua vàng lớn thứ hai sau Trung Quốc. Bất chấp dịch COVID-19 đang hoành hành, người Ấn Độ vẫn mua 315,9 tấn đồ trang sức bằng vàng trong năm 2020. Theo báo cáo của Bloomberg, các nhà kim hoàn kỳ vọng khối lượng bán ra sẽ tăng mạnh khi giá vàng đang có xu hướng giảm.

Từ rất lâu, Ấn Độ đã sử dụng vàng vào lĩnh vực thực phẩm. Họ có vàng mảnh, bột vàng, vàng 24 carat đánh mỏng được gọi là varq trong tiếng Hindi. Phong tục này bắt nguồn từ thời Mughal vào thế kỷ 17, khi các đầu bếp trang trí món ăn bằng vàng trong các bữa tiệc cấp nhà nước. Ngày nay, người Ấn Độ vẫn thích dùng vàng để tô điểm cho mọi thứ, từ đồ uống như sherbets, thandai, đến các món tráng miệng như jalebi, phirni, barfi. Biryanis, cà ri thịt và nhiều món ngon của đất nước đều được phủ một chút màu sắc lấp lánh.

Trong mùa lễ hội, đặc biệt là dịp Diwali (lễ hội lớn nhất của người Hindu), các cửa hàng sẽ bày bán các giỏ quà chứa trái cây và hạt được phủ bạc varq để khách hàng mua làm quà tặng.

Theo nhà kim hoàn Ram Deen, những người thợ phải dùng búa, đập tay các mảnh vàng cho đến khi nó đạt tới siêu mỏng để tạo thành sản phẩm vàng lá, mảnh và varq. Ngoài ra, chỉ có loại vàng từ 22 đến 24 karat là được sử dụng cho con người. 

“Quá trình sản xuất được thực hiện trong điều kiện vệ sinh hết sức sức nghiêm ngặt để đảm bảo các chất gây ô nhiễm không bị lọt vào. Chúng có thể khiến người dùng tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm. Một rủi ro khác cần được quan tâm là người ta dùng bạc hoặc nhôm chất lượng kém để làm varq, rẻ hơn nhưng được bán như hàng thật” – anh Deen nói.

Vàng lá có thể ăn được là một trong những mặt hàng thực phẩm đắt nhất thế giới (15.000 đô la Mỹ / 500 gram) nhưng nhiều người sành ăn vẫn thích món ăn được trang trí bằng varq tại các nhà hàng cao cấp.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Louis Burger (@louisburgerofficial) chia sẻ

Tại khách sạn 5 sao Taj Mahal ở Delhi, nhà hàng Varq là điểm đến yêu thích của các chính trị gia hàng đầu và các ngôi sao Bollywood. Giá trung bình cho một món ăn ở đây là 1.000 rupee (13 USD ~ 300.000 đồng). Pradipt Sinha, giám đốc thực phẩm và đồ uống của khách sạn Crowne Plaza ở New Delhi, cho biết: “Vàng lá và bạc lá đã là một phần di sản văn hóa và thể hiện nền ẩm thực phong phú của Ấn Độ suốt nhiều thế kỷ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong cả hai nền ẩm thực Mughlai và Awadhi”.

Một số học viên Ayurvedic cho rằng ăn vàng có lợi cho sức khỏe của con người. Pandit Yajur Dev, một bác sĩ Ayurveda thế hệ thứ tư ở Delhi cho biết: “Ở Ayurveda, ăn bụi vàng kết hợp thảo mộc và gia vị sẽ giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện kỹ năng nhận thức”. Nhưng các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng hiện đại cho biết không có bằng chứng nào cho thấy vàng ăn được giúp cải thiện sức khỏe.

“Vàng nguyên chất không bị phân hủy và hòa tan trong máu nên không hề có lợi cho sức khỏe. Nó sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể con người như một loại chất thải” – nhà dinh dưỡng Swati Prakash cho biết.

Minh Khuê (Theo South China Morning Post)

Xem thêm: