Trong cuộc sống, mỗi người không thể tránh khỏi việc so sánh bản thân với người khác: So sánh điểm số khi còn đi học, mức lương khi lớn lên, diện tích ngôi nhà, giá xe… Việc so sánh lẫn nhau sẽ khiến con người cảm thấy rắc rối và phiền não không ngừng.

rac roi
Mỗi người đều đi theo một con đường riêng biệt cũng như có một cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Hãy đi trên con đường của mình để trở thành một người tốt nhất và làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. (Ảnh: Billion Photos/ Shutterstock)

1. 80% rắc rối trong cuộc sống đều đến từ sự so sánh

Trong mọi việc, nếu mọi người đều muốn so sánh mình với người khác, tranh giành thể diện, truy cầu “công bằng”, cuối cùng không biết là đạt được điều gì nhưng trước mắt đã bỏ phí rất nhiều tinh lực của mình, ảnh hưởng đến tâm trạng và còn làm xáo trộn cuộc sống.

Vào thời Tây Tấn, Thạch Sùng và Vương Khải đều là những người giàu có nổi tiếng lúc bấy giờ, lại luôn thích tranh cao thấp với nhau.

Thạch Sùng nghe nói Vương Khải sau bữa ăn rửa nồi bằng nước đường thì cảm thấy rất khó chịu. Để tỏ ra giàu có hơn, ông ta đã dùng nến sáp ong làm củi.

Vương Khải làm một hàng rào lụa màu tím dài bốn mươi dặm trước nhà, Thạch Sùng làm một hàng rào gấm dài năm mươi dặm.

Vương Khải dùng hương liệu trộn với vôi để sơn nhà, Thạch Sừng sơn tường bằng dầu hỏa màu đỏ.

Cuộc tranh đua khoe giàu vô nghĩa này không chỉ khiến hai người lãng phí rất nhiều tiền mà còn khiến họ chịu không ít khó chịu, mệt mỏi vì phải cạnh tranh liên tục.

Cuối cùng họ được gì? Thật ra họ chính là đang tự chuốc cho mình những tình huống bị bẽ mặt, cái “được” chỉ là những phiền não mà thôi.

so sanh
(Ảnh: So sánh mình với người khác, tranh giành thể diện và truy cầu sự công bằng trong lòng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và còn làm xáo trộn cuộc sống. (Ảnh: metamorworks/ Shutterstock)/ Shutterstock)

2. Giá trị của một cuộc sống thoải mái nằm ở việc không so sánh

Một khi đã có ý muốn so sánh thì sẽ không bao giờ biết hài lòng. Chỉ khi “tri túc thường lạc” (biết đủ thường vui) thì cuộc sống mới có thể thuận buồm xuôi gió, hanh thông cát lợi.

Tại một bệnh viện ở Nara, Nhật Bản, có một bác sĩ tâm thần tên Nakamura Tsuneko với kinh nghiệm làm việc hơn 70 năm. Trong suốt mấy chục năm làm việc, bà chưa bao giờ có bất kỳ mâu thuẫn nào với đồng nghiệp và bệnh nhân. Hàng ngày bà rất điềm tĩnh, ung dung và tự tại.

Khi được hỏi về bí quyết hạnh phúc, bà chỉ mỉm cười và bật mí ba chữ: “Không so sánh”

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp, bà chưa bao giờ so sánh mình với người khác. Bà không quan tâm chút nào khi các bác sĩ trẻ hơn bà chuyển sang vị trí cao hơn ở nơi làm việc. Và bà ấy cũng sẽ không cảm thấy bất mãn nếu người khác được đối xử tốt hơn mình.

Bà nói: “Người khác có cuộc sống của người khác, còn bạn có quỹ đạo của riêng mình. Việc so sánh bản thân với người khác sẽ khiến bạn cảm thấy lạc lõng và ghen tị. Điều đó thực sự vô nghĩa và sẽ chỉ tiêu tốn năng lượng của bản thân mà thôi.”

Hoa có hàng trăm loại, và con người cũng không ai giống ai. Vì vậy, không so sánh là một cách sống trí huệ.

Ở nước Lỗ có hai người, một người nghèo và một người giàu. Người giàu suốt ngày buồn bã, nhưng người nghèo thì lại luôn vui vẻ và bình yên. Một ngày nọ, người nghèo hỏi người giàu: “Anh có hàng ngàn mẫu đất đai màu mỡ và đàn gia súc, ngựa mà sao luôn buồn bã vậy?”

Đại Phú thở dài: “Ta tuy có nhiều tiền, nhưng nếu có người giàu hơn ta, ta tự nhiên sẽ không vui. Ngươi nghèo như vậy, sao lại có thể vui như thế?”

Người đàn ông nghèo trả lời: “Tuy nghèo nhưng tôi có đủ quần áo để mặc, đủ cơm để ăn. Tôi không có gì phải lo lắng và có thể thoải mái mà sống”.

Người giàu này tuy giàu nhưng lại không bao giờ thấy đủ, ngược lại, người nghèo đó tuy nghèo nhưng có thể luôn hài lòng với những gì mình có. Như vậy, việc một người có thể sống thoải mái hay không nó không phụ thuộc vào số lượng của cải mà phụ thuộc vào mức độ tự hài lòng của họ.

Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có, đừng chú ý vào người khác, đừng mù quáng so sánh với người khác, tự nhiên bạn sẽ luôn hạnh phúc – một thứ cảm xúc vui vẻ luôn theo bạn như hình với bóng.

3. Đừng bao giờ ghen tị với cuộc sống của người khác

ghen ti
Bạn có hạnh phúc hay không thực ra không liên quan gì đến người khác. Nhưng một khi bạn đặt niềm hạnh phúc của mình vào việc so sánh bản thân với người khác thì bạn sẽ khó cảm thấy hạnh phúc. (Ảnh: evan_huang/ Shutterstock)

Có một câu chuyện thú vị như thế này:

Lợn nói: “Nếu được sống một lần nữa, tôi sẽ làm một bò. Làm việc mệt mỏi nhưng sẽ có tiếng tốt.”

Trâu nói: “Nếu được sống một lần nữa, tôi sẽ làm một con heo. Tôi sẽ ăn và ngủ mà không cần làm việc gì, cuộc sống thật tự tại!”

Đại bàng nói: “Nếu được sống lần nữa, tôi sẽ là một con gà, khát nước có nước uống, đói có thóc ăn, có nhà để ở và được con người che chở”.

Gà nói: “Nếu được sống lần nữa, tôi sẽ là một con đại bàng, có thể bay tự do trên bầu trời và đi khắp thế giới”.

Bạn thấy đấy, trong khi bạn ghen tị với người khác, thì cũng có người đang thực sự ghen tị với bạn. Khi bạn luôn nghĩ rằng người khác đang sống một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ và bạn là người duy nhất luôn gặp rắc rối, thì điều này hoàn toàn sai lầm.

Trên đời này không có ai từ đầu đến cuối luôn bất hạnh, cũng không có ai sinh ra đã may mắn 100%. Một người dù có vẻ mạnh mẽ đến đâu thì họ vẫn sẽ có những phiền muộn và rắc rối của riêng mình.

Vì vậy, không cần thiết phải so sánh một cách mù quáng, phóng đại hạnh phúc của người khác và coi thường những gì mình có. Không cần thiết phải tập trung vào người khác, ghen tị với cuộc sống của họ và bỏ qua những gì mà bản thân hiện tại đang có.

Bạn có hạnh phúc hay không thực ra không liên quan gì đến những gì người khác có. Chỉ bằng cách an nhiên tự tại tận hưởng cuộc sống, bạn mới có thể sống đúng với tiết tấu trong bản nhạc cuộc sống của chính bạn.