Trong môi trường doanh nghiệp luôn yêu cầu sự linh hoạt và thích nghi, bằng sự bình tĩnh và sáng suốt, Liêu Hiểu Lam, Phó Tổng Giám đốc Công nghệ phần mềm đã dẫn dắt đội ngũ của mình vượt qua được những giai đoạn khủng hoảng nhất. Anh nói rằng, khả năng duy trì sự bình tĩnh và trí tuệ mà anh có được là đến từ cuốn sách quý giá mà anh đã đọc mỗi ngày – ‘Chuyển Pháp Luân’.

cau chuyen tu luyen
Anh Liêu Hiểu Lam, Phó Tổng Giám đốc Công nghệ Phần mềm Đài Loan – cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã thay đổi cuộc đời anh. (Ảnh: minghui.org)

Đi tìm lời giải về bí ẩn của sinh mệnh – cơ duyên đắc Đại Pháp

Lần đầu tiên nhìn thấy ‘Chuyển Pháp Luân’ là khi anh 25 tuổi, thời điểm vừa tốt nghiệp thạc sĩ từ Đại học Stanford ở Mỹ và được bổ nhiệm làm trưởng phòng nghiên cứu và phát triển trong một công ty lớn. Khi đó, anh là một chàng thanh niên trẻ với đầy tài năng, triển vọng và hoài bão. Việc học hành cũng như cơ hội tìm việc làm đều rất thuận lợi. Tuy nhiên, dù đang ở đỉnh cao của danh vọng nhưng trong lòng anh vẫn luôn có những thắc mắc về nhân sinh và sinh mệnh.

Anh nói: “Tôi còn nhớ khi còn học tiểu học, tôi từng thấy một cuốn sách ‘Kinh Thánh – Khải Huyền’ ở nhà người thân, cuốn sách đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, giống như tôi đã tiếp xúc với một điều gì đó vượt ra ngoài những lý thuyết của khoa học thực tiễn. Sau đó, tôi rất muốn hiểu rõ một số điều, muốn biết liệu trên thế giới này có Chúa hay không? Thần có thật sự tồn tại không?”

Với niềm tin đối với Thần Phật và mong muốn tìm kiếm mục đích, ý nghĩa và giá trị nhân sinh, anh Hiểu Lam đã nhiều lần nỗ lực đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Anh tìm đến văn học, nghệ thuật, kịch nghệ và khoa học để tìm tư liệu giải mã bí ẩn của sinh mệnh; anh cũng đã tiếp xúc với nhiều tôn giáo như Thiền tông, Nho giáo và Đạo giáo, từ Ấn Độ, phương Tây đến tín ngưỡng dân gian, nhưng cuối cùng không có điều gì thật sự rõ ràng, với anh tất cả vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Anh đã thử hết lần này đến lần khác, một lần thử lại một lần thất vọng, thế nhưng khao khát muốn tu luyện trong lòng anh chưa bao giờ tắt.

Vào một buổi tối tháng 3 năm 1996, anh nhìn thấy có người đăng nội dung cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ lên một trang mạng xã hội, khi này một mong muốn mạnh mẽ đã hối thúc anh đọc nó. Thật kỳ diệu, sau khi đọc được vài đoạn, anh đã không thể bỏ cuốn sách đó xuống (được) nữa.

Anh nói: “Lúc đó, tôi xem một mạch từ 10 giờ tối cho đến 4-5 giờ sáng hôm sau mới xong toàn bộ nội dung cuốn sách. Cảm giác mạnh mẽ nhất khi đọc xong là cuốn sách này quá chân chính, trong đầu tôi hiện lên bốn chữ ‘Đại Pháp Chân Chính’. Cuốn sách này đã giải đáp cho tôi những vấn đề mà trước đây tôi luôn muốn biết nhưng không có lời giải, mở ra cho tôi một nhận thức hoàn toàn mới về tu luyện, vũ trụ và bí ẩn của sự sống. Tôi biết chắc chắn rằng, đây chính là thứ tôi đang tìm kiếm”.

Tuy thức suốt một đêm nhưng anh hoàn toàn không cảm thấy mệt. Anh lập tức liên lạc với người phụ trách điểm luyện công và sau đó lái xe đến công viên Thiên Mẫu để tìm những người đang luyện công ở đó. Khi đến nơi, anh nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công đang tĩnh lặng luyện công. Anh đứng bên cạnh đợi họ luyện xong rồi mới tiến lại hỏi chuyện. 

“Tôi còn nhớ lúc đó tôi nói mình rất mong có cơ hội gặp được Sư Phụ. Một đồng tu (người cùng tu luyện) khi ấy đã nói với tôi rằng có thể đắc được Đại Pháp chính là điều quý giá nhất trên thế giới. Tôi nghe xong rồi thầm nghĩ trong lòng, mình nhất định phải học thật tốt và tu luyện thật tốt”.

Sau khi quyết tâm tu luyện, anh cảm thấy dường như mọi tế bào trong cơ thể đã thay đổi. “Đó là một cảm giác rất đặc biệt, tôi cảm thấy dù vẫn là đôi mắt đó, nhưng môi trường xung quanh và từng hạt bụi trong không khí đều trở nên mới mẻ. Giống như sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi như được tái sinh, và cả môi trường xung quanh tôi cũng hoàn toàn tươi mới”. 

Bắt đầu từ hôm đó, anh đã thật sự chân chính bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bắt đầu một hành trình mới trên con đường tìm về sinh mệnh.

Dùng ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ đối diện với cơn bão cắt giảm nhân sự

Trong gần 30 năm sự nghiệp, Liêu Hiểu Lam đã gặp phải nhiều khó khăn, nhưng mỗi khi đối mặt với thử thách, anh luôn tìm ra cách giải quyết với một tâm thái bình tĩnh và lý trí.

Vào tháng 1 năm nay, công ty tại Mỹ mà anh làm việc thông báo rằng vì vấn đề hoạt động và tình hình tài chính, họ sẽ đóng cửa chi nhánh tại Đài Loan và sa thải tất cả nhân viên văn phòng. Đối mặt với cơn bão cắt giảm nhân sự đột ngột này, với tư cách là người phụ trách tại Đài Loan, anh sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vào ngày công bố cắt giảm anh đã lập một nhóm trực tuyến để thông báo cho mọi người về vấn đề trợ cấp thôi việc và phương án xử lý. Anh nói: “Công ty ở Mỹ dự định kết thúc hoạt động tại Đài Loan với chi phí thấp nhất, vì vậy họ cũng không có ý định cấp trợ cấp thôi việc cho nhân viên”.

Để giúp phía công ty Mỹ hiểu rõ các quy định liên quan tại Đài Loan, anh đã tìm một công ty kế toán độc lập, nhờ họ tư vấn về các quy định pháp lý, rồi gửi các quy định pháp lý tranh chấp liên quan tại Đài Loan đến trụ sở công ty mẹ tại Mỹ.

Trong quá trình này, anh gặp rất nhiều thử thách về vấn đề tâm tính vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cá nhân. Anh cho biết: “Lúc đó, kế toán hỏi tôi là có đưa tên tôi vào danh sách trợ cấp thôi việc không. Tôi là người làm lâu nhất trong công ty, nếu thêm vào danh sách tôi có thể nhận được khoản trợ cấp thôi việc khoảng một triệu Đài tệ (hơn 780 triệu đồng)”.

Tuy nhiên khi ấy anh đã thẳng thắn nói rằng mặc dù mình là người phụ trách công ty tại Đài Loan, nhưng lại làm việc cho công ty mẹ tại Mỹ. Trong tình huống này, liệu công ty Mỹ có phải trả trợ cấp thôi việc cho anh hay không, thực sự trong luật pháp không có một quy định rõ ràng nào cả. Tuy nhiên, anh là người tu luyện, anh phải suy nghĩ mọi chuyện từ góc độ tu luyện, và phải đặt mình vào vị trí của tất cả các nhân viên để xem xét.

Nếu anh không tu luyện, có lẽ anh sẽ cố gắng tranh giành để lấy số tiền này, dù sao thì đó cũng không phải là một số tiền nhỏ. Nhưng anh nói: “Mức lương của tôi khá cao, nếu tính phần trợ cấp thôi việc của tôi vào, có thể sẽ ảnh hưởng đến việc phát trợ cấp cho các nhân viên khác. Hơn nữa, về lý thuyết pháp lý, tôi cũng biết rằng cái gì là của tôi thì sẽ là của tôi, còn cái gì không phải của tôi thì tôi cũng không thể giành được. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi yêu cầu kế toán cung cấp hai bản, một bản có tên tôi, một bản không có tên tôi, cả hai bản đều gửi cho công ty mẹ ở Mỹ, để họ lựa chọn và quyết định”.

Cuối cùng, công ty mẹ ở Mỹ đã chọn bản không có tên của anh, và trợ cấp thôi việc đã được phát cho các nhân viên khác tại Đài Loan. Tuy nhiên trước quyết định của công ty mẹ, anh hoàn toàn bình thản chấp nhận. Anh nói: “Trên con đường tu luyện và đề cao tâm tính, chúng ta vốn sẽ gặp phải rất nhiều thử thách và khảo nghiệm. Người tu luyện không thể xem đó là những được mất cá nhân mà khổ não, mà phải dùng tâm thái của người tu luyện để đối diện, từ góc độ của người tu luyện, chúng ta cần suy nghĩ làm thế nào để vượt qua khảo nghiệm một cách tốt nhất”.

Từ khi nhận quyết định trợ cấp, anh luôn giữ trái tim thiện lương và sự bình tĩnh, suy nghĩ cho mỗi nhân viên và công ty. Đối với người bình thường, sự xáo trộn và đau khổ do cắt giảm nhân sự có thể là một cú sốc lớn, nhưng đối với anh, đó lại là cơ hội để anh buông bỏ lợi ích và đề cao tâm tính. Anh nói: “Sau khi mọi chuyện kết thúc, tôi và các nhân viên đã cùng nhau đi ăn tối. Có người chuẩn bị đi du học, có người bắt đầu công việc mới, mọi người trò chuyện với nhau về tình hình hiện tại, không khí rất hòa ái, tôi cũng cảm thấy vui mừng cho cuộc sống mới của họ”.

Dùng thiện tâm để bao dung cho người khác

Vào tháng 2 năm nay, anh được mời làm Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật của một công ty phần mềm lớn. Vị giám đốc công ty đã khẳng định khả năng của anh và nói với mọi người: “Trong tương lai, các bạn sẽ rất vui khi có cơ hội làm việc với một người như anh ấy”. Một đồng nghiệp cũ từng làm việc với anh đã nói rằng: “Liêu Hiểu Lam là người quản lý tuyệt vời nhất tôi từng gặp”.

Về điều này, anh cho biết đó là nhờ vào tu luyện Đại Pháp. Anh nói rằng nếu không tu luyện, anh sẽ là một người quản lý chỉ coi trọng khả năng và hiệu quả làm việc. Nhưng tu luyện đã giúp anh thấu hiểu hơn về những khó khăn và sự trân quý của mỗi người, nó nhắc nhở anh phải dùng tiêu chuẩn ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ để đối đãi với mỗi việc và mỗi người mà anh gặp trong đời.

Anh nói: “Trước đây, tôi là người theo chủ nghĩa coi trọng năng lực, rất coi trọng khả năng của mỗi người, nếu không làm tốt thì cho là không có năng lực. Nhưng bây giờ, tôi sẽ nhìn vào thái độ và tâm huyết của người đó, trân trọng quá trình nỗ lực của họ. Khi có vấn đề xảy ra, tôi không chỉ trích bất kỳ ai mà sẽ cùng đội ngũ học hỏi kinh nghiệm từ những thất bại đó”.

Với tấm lòng lương thiện, trái tim của anh đã trở nên rộng lớn hơn để có thể bao dung và hiểu được sự khác biệt của mỗi người. Ví dụ, khi anh không hiểu cách làm việc và quan điểm của một số người, anh nhận thấy rằng nếu anh thực sự có thể đặt mình vào vị trí của họ để hiểu được nhu cầu và nhận thức của họ, thì những mâu thuẫn và sự căng thẳng giữa mọi người sẽ giảm đi rất nhiều.

‘Thoát thai hoán cốt’ sau khi đọc cuốn sách hàng ngàn lần 

Khi mới bắt đầu tu luyện, anh đã hiểu rằng ‘Chuyển Pháp Luân’ là một cuốn sách kỳ diệu, có thể mang lại sự thay đổi căn bản cho cuộc sống. Thông qua việc đọc đi đọc lại nhiều lần và thực hành các pháp lý, anh không ngừng cảm nhận được những ý nghĩa sâu sắc và sự rộng lớn quảng đại của cuốn sách này. Đến nay, anh đã thuộc lòng cuốn sách này hơn 500 lần, nếu tính cả số lần đọc thì đã vượt quá ngàn lần.

Anh đã đọc qua rất nhiều sách, nhưng chỉ có cuốn sách này, dù đã đọc hơn ngàn lần, anh vẫn cảm thấy còn rất nhiều điều anh cần học hỏi. Và cũng chỉ có cuốn sách này mới khiến anh muốn ghi nhớ từng từ, từng câu trong lòng. Cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ không chỉ thay đổi cuộc đời anh, mà còn thay đổi cuộc sống của vô số học viên Pháp Luân Công ở nhiều quốc gia, sắc tộc và chủng tộc khác nhau trên toàn thế giới.

Anh chia sẻ: “Sau khi học Đại Pháp, tôi càng hiểu rõ hơn tại sao người ta thường nói rằng cuộc đời như một vở kịch. Chúng ta là những người diễn viên đã xuất hiện trên sân khấu nhân gian vì chúng ta được giao phó một nhiệm vụ quan trọng. Cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ có thể mở ra tất cả những bí ẩn đó, giúp người diễn hiểu rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết tại sao mình lại đến đây, và không bị các tình tiết trong vở kịch mê hoặc, quên mất lý do vì sao mình lại đến với sân khấu lớn này”.

“Con người cảm thấy đau khổ và bối rối vì họ nhầm tưởng rằng các tình tiết trong vở kịch chính là cuộc đời thực sự của mình. Họ không biết rằng đó chỉ là một vai diễn mà họ phải đóng mà thôi. Và ‘Chuyển Pháp Luân’ là một cuốn sách có thể thực sự thay đổi bản chất của cuộc sống. Khi bạn đọc đi đọc lại cuốn sách này, bạn sẽ có những cảm nhận và thu hoạch mới, bạn sẽ hiểu được chân lý thực sự, nhìn rõ nguyên nhân và kết quả của các tình tiết trong vở kịch và sự thật của mọi sự việc. Điều này không chỉ thay đổi cả cuộc đời bạn, mà còn giúp bạn nhận thức lại chính mình”.

Trước đây, anh cũng rất tự hào vì bản thân sở hữu những tài năng và khả năng khiến người khác phải ghen tỵ. Nhưng giờ đây anh mới thật sự nhận ra rằng đâu mới là điều làm mình cảm thấy hạnh phúc nhất. Được tu luyện Đại Pháp mới là thứ quý giá và đáng tự hào nhất.

Cuối cùng, anh chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với Đại sư Lý Hồng Chí: “Con cảm ơn Sư phụ đã giúp con hiểu được chân lý, biết được mục đích thực sự của cuộc đời mình. Chính Đại Pháp đã giúp con tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong thời đại hỗn loạn này, và từ đó con không còn lạc lối nữa”.

Trúc Nhi biên dịch
Theo The Epoch Times

Xem thêm: