Khi một người muốn tu dưỡng cần phải vượt qua rất nhiều khảo nghiệm, bao gồm khảo nghiệm về tiền tài, danh lợi. Tất cả tài sản đều là sự biểu hiện của phúc báo của bạn. Bao gồm cả việc bạn đầu tư chứng khoán hay trúng số, đừng nghĩ rằng mình kiếm được nhiều tiền một cách ngẫu nhiên.

Du an moi 99
Trên đời không có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên do. Tất cả họ đều được chuyển hóa từ phước lành của bạn. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Trên đời không có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên do. Tất cả đều từ phước lành của bạn chuyển hóa thành. Những điều được chuyển hóa từ phước lành chưa hẳn là việc tốt. Phước lành có thể sẽ được chuyển thành tiền bạc, sự giàu có. Nếu không có trí tuệ, bạn sẽ lãng phí nó, và phước lành sẽ dần mất đi.

Khi một người được sinh ra, phước lành chính là những việc tốt họ đã làm từ những đời trước, trong Phật gia giảng là người ấy tích được công đức từ đời trước. Vậy khi chuyển sinh đến đời này, họ có thể sẽ được chuyển sinh trong một gia đình giàu có, hạnh phúc, nhận được nhiều phước lành.

Con người ngày nay có nhiều quan niệm về vấn đề này, ví dụ: “Tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn”, “Tôi muốn cố gắng mang lại nhiều điều tốt đẹp nhất cho con cái tôi”, có người nghĩ rằng khi nuôi dạy con cái mua cho nó nhiều thứ tốt, đứa trẻ cần gì sẽ đáp ứng như thế mới tốt. Thực ra, tiền bạc có được ở đời này là do phước lành mà bạn tích được từ đời trước và nó cũng có lượng nhất định, nếu bạn sử dụng không đúng cách phước lành sẽ hết. 

Thay vì suy nghĩ: Tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn, bạn có thể suy nghĩ: Tôi muốn kiếm nhiều phước lành hơn. Bởi lẽ khi có phước lành thì những thứ như tiền tài, hạnh phúc…đều sẽ tự nhiên đến. 

Vậy phước lành từ đâu đến? Phước lành đến từ việc làm người tốt và không ngừng tu dưỡng đạo đức.

Phước lành có thể chuyển hóa thành tiền bạc, trí tuệ, sự nổi tiếng và một cơ thể khỏe mạnh.

Nếu bạn làm việc chăm chỉ để có tiền nhưng có thể bạn sẽ phải mất đi sức khỏe, Vì vậy, việc bạn liều lĩnh kiếm tiền có thể điều bạn mất đi sẽ lớn hơn cái được. Do đó, trong Phật gia hay trong nhiều các phương pháp tu luyện cổ xưa thường giảng: Tùy kỳ tự nhiên. Mọi việc đến và đi đều là có nguyên do, chúng ta nên bình thản đối dãi. Bạn chỉ cần đặt tâm hoàn thành công việc cho tốt, làm tốt phần việc của mình, đối đãi tốt với mọi người, còn lại ông Trời sẽ tự có an bài cho bạn.  

Dù của cải có đến, chúng ta cũng phải trân trọng những phước lành. Mọi thứ bạn sử dụng đều được biến đổi bởi phước lành của bạn.

Nhiều người ngày nay thường không hài lòng với những thứ mình đang có, họ luôn thấy thiếu và không ngừng so sánh mình với người khác. Phật giáo có giảng, vào thời mạt pháp, con người có rất ít phước lành nên cần tích lũy nhiều phước lành hơn. Nếu phước lành không còn nữa thì đời sau họ sẽ không thể làm người được nữa. Dù có chuyển sinh thành người, họ vẫn sẽ nghèo khổ và bất hạnh, bạn sẽ không có thời gian để tu luyện được. Việc tu luyện cũng đòi hỏi đời sống vật chất được đảm bảo.

Đừng nghĩ tu luyện là việc rất nhàn nhã, như thể hàng ngày không có việc gì làm, chỉ cần tụng kinh là sẽ ổn. Tu luyện giống như việc chúng ta leo núi, càng leo lên cao bạn phải mất sức hơn nhưng cảnh quang càng lên cao lại đẹp đẽ hơn. 

Tu luyện là thường xuyên trau dồi phước đức và trí tuệ, ngay cả khi bạn trở thành một nhà sư. Không có phước lành, bạn sẽ đau khổ bất cứ nơi nào bạn đến.

Khi người khác đến thăm nhà của một người tu luyện, họ sẽ cảm nhận được sự trang nghiêm của Phật Pháp, cảm nhận được một bầu không khí thanh tịnh và tường hòa. Đây là kết quả của quá trình tu luyện của họ, cũng là phước lành mà họ mang theo. 

Tu luyện cũng không phải là một danh từ hào nhoáng nơi thế tục, là sự việc nghiêm túc nhất tại thế gian này. Người ‘chân tu’ sẽ không vì danh tiếng mà tu luyện, họ tu không phải khiến nhiều người biết đến họ. Nếu người tu là vì danh tiếng vì thể diện thì đều là giả tu, người làm việc thiện vì danh tiếng cũng là có ý đồ sai trái. Trong quá trình tu luyện, bạn không cần phải chứng tỏ với người khác mình là người tốt.

Tại sao người thế tục thường phân bua đúng sai? Trong gia đình có xung đột, thậm chí mọi việc đều chỉ nghĩ đến bản thân. Đó chính là vì họ muốn điều tốt cho riêng mình, chứng minh mình là người tốt.

Người tu Đạo thì ngược lại, họ phải quay ngược lại để tu từ những điều thấp nhất. Những điều tốt, hãy dành cho chúng sinh, bạn sẽ không còn thấy phiền não. Những điều xấu thì giữ lại cho bản thân. Ít nhất phải có tâm như vậy, đó mới là người có ‘tâm nhập Đạo’.

Con người nơi thế tục thường muốn cố chứng minh mình tốt mà tranh cãi, phân bua. Đây đều là những thứ trong luân hồi mà tự tạo nghiệp chướng.

Lý Ngọc