Ngày Tết càng đến gần, dòng người trên phố càng vội vã, để làm nốt việc cuối năm, để lo sắm Tết, trang hoàng nhà cửa. Cũng đây đó nơi đường hoa đã mở cửa, mọi người tranh thủ ghé thăm, ngắm hoa, thưởng không khí xuân. 

Nếu người Hà Nội hay ghé phố Hàng Mã sắm đồ bài trí Tết, thì với người dân TP.HCM, con phố đó là đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5). Những ngày qua, hàng ngàn vật trang trí Tết được bày bán khiến cả con đường rực rỡ sắc màu, chào đón người ghé mua đồ soạn sửa chào đón năm mới sắp đến.

Haithuonglanong Q5 10 e1707017229614
Hàng câu đối, quạt xuân, đèn lồng trở thành những đồ vật được nhiều người ưa chuộng để bài trí Tết. (Ảnh: Trí Thức VN)

Đường Hải Thượng Lãn Ông vốn là hai đường có từ thời Pháp, gồm đường Gaudot và đường Bonhoure. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập một làm đường Khổng Tử. Tháng 8/1975, con đường được đổi tên là đường Hải Thượng Lãn Ông.

Haithuonglanong Q5 02
Những gian hàng chật đồ, chào đón người qua. (Ảnh: Trí Thức VN)

Tháng 7/2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) đã công nhận khu Hải Thượng Lãn Ông là khu phố cổ nhất của thành phố.

Haithuonglanong Q5 11 1
Càng gần Tết, nắng càng chang chang. Tiết trời xuân này trở thành nét rất riêng ở phía Nam. (Ảnh: Trí Thức VN)
Haithuonglanong Q5 09
Mai, lựu, đào, đèn lồng tàn tràn ngập khu phố mua sắm. (Ảnh: Trí Thức VN)
Haithuonglanong Q5 05
Nhiều shipper bận rộn, vội vã kiếm thêm thu nhập trước ngày nghỉ Tết. (Ảnh: Trí Thức VN)

Từ quận 5 sang quận 7, từ nơi sửa sắm sang khu dân cư, không khí xuân lại xuất hiện theo một cách khác. Với sự kiện đường hoa xuân Phú Mỹ Hưng mở cửa nhằm đúng dịp cuối tuần, nhiều người ghé thưởng hoa, thăm thú cảnh vật trang trí ngày Tết.

Đường hoa Phú Mỹ Hưng Tết 2024 với chủ đề “Xuân sum vầy” có chiều dài 700m, nằm trên tuyến đường Tôn Dật Tiên.

PHUMYHUNG Q7 01
Tiểu cảnh về “chim tiên” biểu trưng cho văn hóa truyền thống của dân tộc. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 05
Mô hình trống đồng đặt ở trục chính của đường hoa. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 14
Tiểu cảnh mang màu sắc văn hóa Bắc Bộ, với nhiều lời chúc Xuân. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 40
Dưới hồ, các thuyền hoa trái được công nhân đẩy vào để bày trí. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 32
Chị Thiên An cùng hai con trong chiếc áo dài chụp ảnh khi tham quan đường hoa Phú Mỹ Hưng. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 21
Bênh cạnh chiếc áo mang hơi hướng Bắc Bộ, là chiếc áo dài và cách trang sức mang màu sắc Sài Gòn những năm trước. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 23
Nắng tỏa rực rỡ trên những thảm hoa sắc vàng, sắc đỏ trên đường xuân. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 33
Em bé mang lì xì. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 36
Người lớn cùng đi thưởng hoa xuân, vui vẻ bên nhau. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 07
Xuân sum vầy, cho năm mới rạng ngời. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 16
Cùng bạn chụp tấm hình ngày xuân. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 35
“Xuân đã về xuân vẫn mơ màng Trong nắng vàng khắp chốn tiếng reo vang” (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 25
Nắng vàng rung rinh giữa vừng hoa cải. (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 22
Đường hoa Phú Mỹ Hưng mở cửa tự do cho khách tham quan đến ngày 13/2 (mùng 4 Tết). (Ảnh: Trí Thức VN)
PHUMYHUNG Q7 29 1
Xuân bên người thân là ngày xuân rạng ngời. (Ảnh: Trí Thức VN)

Nghinh Xuân