Đối với trẻ em, đi học là sự khởi đầu rất quan trọng trong đời. Khi đó, các em sẽ rời xa sự bảo bọc của bố mẹ, tự mình đối diện với xã hội. Điều đầu tiên mà các em cần học chính là độc lập, và trẻ em Nhật Bản đã làm rất tốt điều này.

tredihoc
Trẻ em Nhật Bản tự mang cặp sách đến trường (Ảnh qua Jpninfo.com)

Gia đình và xã hội Nhật nhất trí cho rằng, không được nuông chiều trẻ em, không được khiến các em không có khả năng sinh tồn. Tự đi học được xem là bước đầu tiên trong việc học cách độc lập. Học sinh tiểu học tự mình đến trường là thông lệ được giao ước giữa nhà trường và phụ huynh. Nếu gần nhà, trẻ em mẫu giáo cũng sẽ tự đi bộ đến trường.

Dù có được đưa đón thì các bé cũng tự mang cặp sách. Ngay cả công chúa Nhật Bản cũng không ngoại lệ.

Embed from Getty Images

Công chúa  của Nhật tự mang cặp sách khi đi học. (Ảnh: Getty Images)

Thiết kế chương trình học của Nhật cũng chú trọng vào việc xây dựng tính độc lập của trẻ

Lớp 1 – 2 là lớp sinh hoạt, học sinh được học những kiến thức sinh hoạt cơ bản.

Lớp 3 – 6 là lớp xã hội, các em được học phong tục, lối sống trong xã hội Nhật.

Lớp 5 – 6 là lớp gia đình, các em sẽ học may quần áo, nấu cơm.

chayviec
Một hình ảnh trong chương trình thực tế “Lần chạy việc đầu tiên”. (Ảnh: Internet)

Nhật Bản có một chương trình thực tế tên là “Lần chạy việc đầu tiên (Hajimete no Otsukai)” đã phát sóng 25 năm và được nhiều người yêu thích. Trên chương trình này, phụ huynh sẽ cho các bé khoảng 2 – 3 tuổi ra ngoài để hoàn thành nhiệm vụ mua sắm.

Lấy ví dụ như việc ăn cơm trưa ở trường, trẻ em Nhật cũng phải tự bưng thức ăn, chia thức ăn, phân loại rác, dọn dẹp chén đĩa, lau bàn ăn… thậm chí rau củ quả dùng để nấu ăn cũng do các em tự trồng.

thucan
(Ảnh: 2.bp.blogspot.com)

Học cách chịu trách nhiệm trong xã hội

Nhật Bản cực kỳ chú trọng sự cống hiến và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, là một phần trong xã hội, lớn là các công ty, nhỏ thì là mỗi cá nhân đều phải học cách biết cống hiến.

Ở trường, ngoài học tập mỗi ngày, học sinh còn phải chịu trách nhiệm quét dọn những khu vực chung như hành lang lớp học hoặc dọn nhà vệ sinh.

vesinh
(Ảnh: Flickr)

Trẻ em Nhật còn phải tham gia các hoạt động công ích như viếng thăm viện dưỡng lão hoặc nhặt rác.

Nhà nhân loại học người Mỹ Dixon Dell từng viết trong một bài luận rằng trẻ em Nhật Bản đã sớm quen với quan niệm bất cứ người nào trong tập thể đều phải phục vụ hoặc giúp đỡ người khác.

Học nghị lực

Để rèn nghị lực của trẻ, trường mẫu giáo ở Nhật dù mùa đông có lạnh đến mức nào, các em cũng mặc quần rất ngắn khi đi học. Vào lúc lạnh nhất mỗi năm, giáo viên còn tổ chức cho các học sinh cởi áo và vận động nhằm huấn luyện tố chất cơ thể.

Việc dạy sức bền này đã xây dựng ý chí kiên trường và tinh thần chịu khổ của học sinh, cũng như rèn luyện sức khỏe của các bé.

Học cách tôn trọng: Tôn trọng người khác là lễ nghĩa

Trẻ em ở Nhật khi vừa mới biết hiểu chuyện, bố mẹ sẽ thực hiện việc giáo dục trong gia đình. Cách dùng từ lễ độ, cúi người và lễ nghi trên bàn ăn đều là những bài học bắt buộc của trẻ em Nhật.

Embed from Getty Images

Khi gặp giáo viên và người lớn, trẻ em Nhật sẽ chủ động bỏ mũ và cúi người chào.

Khi qua đường, trẻ em Nhật cúi chào tài xế nhường đường cho mình để cảm ơn.

Người Nhật có được sự kỷ luật, lịch sự, không gây phiền hà cho người khác chính là nhờ được giáo dục.

Chúng ta cho con trẻ có ước mơ, biết phấn đấu, biến tìm kiếm, nắm chắc tương lai, nhưng lại quên mất rằng:

Một người không có nhân cách, tư tưởng độc lập liệu có được ước mơ vĩ đại chăng?

Một người không biết tôn trọng người khác và sự sống liệu sẽ tìm kiếm được những gì?

Một người thiếu trách nhiệm, không có nghị lực thì làm sao phấn đấu nắm vững được tương lai?

Trẻ em là hy vọng và tương lai của gia đình và đất nước, từ nhỏ các em bị giáo dục theo kiểu mơ mơ hồ hồ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trưởng thành, giá trị quan và mưu cầu trong đời trẻ. Có thể nói rằng, so sánh giữa phương pháp giáo dục của Nhật Bản với các quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc, trẻ em Nhật Bản đã thắng ngay từ điểm xuất phát.

Ngọc Trúc

Xem thêm: