Mẫu AI nội địa Trung Quốc DeepSeek, từng được truyền thông chính thức ca ngợi rầm rộ hồi đầu năm nay, mới đây đã bị Chủ tịch tập đoàn Baidu Lý Ngạn Hoành (Robin Li) công khai chê bai. Ngày 25/4, tại Hội nghị các nhà phát triển AI của Baidu, ông Lý Ngạn Hoành phát biểu rằng DeepSeek chỉ có thể xử lý văn bản đơn lẻ, chưa thể hiểu các nội dung đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh hay video. Ông nói thêm: “Vấn đề lớn hơn của nó là chậm và đắt đỏ”, đồng thời “tỷ lệ ảo giác” (hallucination rate) cũng khá cao, khiến DeepSeek không thể được sử dụng an toàn trong nhiều trường hợp.

r shutterstock 2577826153
Ứng dụng DeepSeek trên điện thoại di động (Ảnh minh họa: Soumyabrata Roy/Shutterstock)

DeepSeek gây tranh cãi ngay từ khi ra mắt

Theo các báo cáo từ trang tin GuanchaSina, tại Hội nghị, ông Lý Ngạn Hoành cho biết thế giới các mô hình lớn trong năm qua đã chứng kiến nhiều biến động. Một mặt, các nhà sản xuất mô hình cạnh tranh khốc liệt; mặt khác, các nhà phát triển thì bối rối, không dám tự tin triển khai ứng dụng.

Ông nhấn mạnh: “Không có ứng dụng, chip hay mô hình đều không có giá trị.”

Ông Lý Ngạn Hoành cho rằng một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay đối với các nhà phát triển AI là chi phí vận hành mô hình lớn quá cao, không thể chi trả nổi.

DeepSeek, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc, đã công bố mô hình suy luận mã nguồn mở R1 vào tháng Một năm nay. Khi đó, truyền thông chính thức ca ngợi rằng DeepSeek đã vượt qua cả OpenAI và các đối thủ quốc tế khác.

Tuy nhiên, khi người dùng và các nhà điều tra ở nhiều nước nghiên cứu kỹ hơn, họ phát hiện DeepSeek không hề hoàn hảo như quảng cáo, thậm chí còn tồn tại nhiều lỗ hổng và rủi ro an ninh nghiêm trọng. Chính phủ và hàng trăm công ty ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Ý, Úc, Hà Lan… đã lần lượt cấm sử dụng DeepSeek trên thiết bị cơ quan chính phủ và thiết bị công ty.

Ngày 8/2, một số phương tiện truyền thông chuyên về an ninh AI tiết lộ kết quả kiểm tra chuyên sâu cho thấy DeepSeek dễ bị “vượt rào” (jailbreaking) hơn nhiều so với ChatGPT, Gemini hay Claude, phá hoại hạn chế an toàn vốn có của AI, khiến nó dễ dàng cung cấp thông tin nguy hiểm và nội dung bất hợp pháp.

Tháng Ba năm nay, công ty AI hạ tầng (AI Infra) Luchen Technology thuộc “nhóm Thanh Hoa” (các công ty khởi nghiệp có mối liên hệ với Đại học Thanh Hoa) đơn vị đầu tiên cung cấp API và dịch vụ đám mây sử dụng DeepSeek, đã tuyên bố ngừng dịch vụ liên quan. Theo chia sẻ của nhà sáng lập Ưu Dương (You Yang), chi phí thực tế khi vận hành DeepSeek cao hơn nhiều so với dự tính. Sau khi bị cộng đồng mạng tấn công, ông thậm chí công khai nói: “DeepSeek trong ngắn hạn không thể không dùng công nghệ Mỹ, tại sao lại không thể nói thật?”

Theo báo cáo của Sina Technology ngày 4/3, lúc 17:02 ngày 1/3, DeepSeek công bố hệ thống lý thuyết lợi nhuận trực tuyến đạt mức 545%. Ngay sau đó, Luchen Technology thông báo sẽ ngừng cung cấp dịch vụ API của DeepSeek sau một tuần, đồng thời yêu cầu người dùng tiêu dùng hết số dư tài khoản.

Mặc dù Luchen Technology chưa công bố lý do chính thức, nhưng từ nhiều bài phân tích của nhà sáng lập Ưu Dương trên các nền tảng như Zhihu, có thể thấy chi phí vận hành là yếu tố then chốt dẫn đến quyết định ngừng cung cấp dịch vụ API DeepSeek.

DeepSeek bị cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia Mỹ

Mối liên hệ giữa DeepSeek và Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) có thể còn trực tiếp hơn tưởng tượng. Công ty an ninh mạng Feroot Security của Canada phát hiện trang đăng nhập web của DeepSeek có liên hệ chặt chẽ với China Mobile, tập đoàn quốc doanh của ĐCSTQ đã bị Mỹ trừng phạt.

Trong những tháng gần đây, những lời kêu gọi cấm DeepSeek vì lo ngại an ninh quốc gia ngày càng gia tăng.

Ngày 24/4, nhiều nghị sĩ của Hạ viện Mỹ đã gửi thư cho công ty DeepSeek bày tỏ lo ngại về mối liên hệ giữa công ty này với ĐCSTQ, đồng thời yêu cầu DeepSeek cung cấp thông tin về dữ liệu Mỹ được sử dụng để đào tạo mô hình AI.

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện Mỹ, Brett Guthrie, cùng Chủ tịch Tiểu ban Thương mại, Sản xuất và Thương mại Gus Bilirakis, cùng với 10 thành viên của tiểu ban, đã gửi thư cho DeepSeek bày tỏ lo ngại về “việc thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng Mỹ” của công ty và những rủi ro an ninh quốc gia mà nó gây ra.

Trong thư, các nghị sĩ viết: “DeepSeek thừa nhận đã truyền dữ liệu cá nhân của người dùng Mỹ về máy chủ tại Trung Quốc, và những dữ liệu này chắc chắn có thể bị giới chức liên quan đến ĐCSTQ truy cập. Chúng tôi lo ngại mối liên hệ đại diện với đối thủ cạnh tranh chính của chúng ta có thể đe dọa dữ liệu và an ninh quốc gia.”

Thư cũng chỉ ra rằng: “Theo báo cáo, DeepSeek còn chia sẻ dữ liệu người dùng với các thực thể khác có liên hệ với ĐCSTQ, bao gồm cả ByteDance.”

“Để đảm bảo rằng người dùng Mỹ và doanh nghiệp của họ được bảo vệ khỏi sự can thiệp của nước ngoài, chúng tôi đang điều tra DeepSeek và mối đe dọa mà nó gây ra cho đất nước chúng tôi.”

“Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng hệ thống kiểm soát an ninh và các biện pháp an toàn mô hình của DeepSeek có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng. Do đó, các bang như New York, Texas và Virginia đã cấm sử dụng DeepSeek trên thiết bị của chính quyền, đồng thời nhiều tổng chưởng lý bang cũng kêu gọi lệnh cấm rộng rãi hơn.”

Ngày 16/4, Ủy ban Đặc biệt về ĐCSTQ của Hạ viện Mỹ công bố báo cáo cho rằng DeepSeek gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Báo cáo cáo buộc DeepSeek hỗ trợ Chính phủ ĐCSTQ thu thập dữ liệu người dùng, bí mật thao túng kết quả tìm kiếm, trở thành công cụ để ĐCSTQ tuyên truyền, giám sát công dân nước ngoài, đánh cắp và phá vỡ lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Báo cáo nhấn mạnh rằng: Mặc dù DeepSeek bề ngoài chỉ là một chatbot AI cung cấp dịch vụ tạo văn bản và trả lời câu hỏi, nhưng thực tế lại bí mật chuyển dữ liệu cá nhân người dùng cho China Mobile – doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với quân đội ĐCSTQ – làm tăng rủi ro bảo mật. Mỹ đã cấm China Mobile hoạt động tại Mỹ.

Theo Tống Đường, Epoch Times

Xem thêm: