Vật liệu sinh học kỳ diệu và những khám phá mới về hình học nhãn khoa đã dẫn dắt giáo sư Ernst Muldashev và những nhà khoa học Nga dấn thân vào hành trình đến Himalaya để khám phá nguồn gốc loài người. 

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4.

Chuyến thám hiểm Tây Tạng thứ 4 vào năm 1999 của Giáo sư Muldashev có mục đích là khám phá sự tồn tại của Sambala – địa điểm ông gọi là “Thành Thiên Đế.” Đoàn thám hiểm Sambala bao gồm 4 thành viên, bắt đầu từ Nga tới Nepal và sau đó tới Tây Tạng. 

Những truyền thuyết về Thành Thiên Đế

Sambala, tiếng Phạn là Shambhala, có nghĩa là “vùng đất của bình an” hay “vùng đất của sự tĩnh lặng”, là một thiên đường thần thoại được nói đến trong rất nhiều các thư tịch cổ của Lạt ma Giáo hay Phật giáo Tây Tạng. Theo truyền thuyết, Sambala được gọi là “Thành phố của Chúa trời” (City of God), đó là một vùng đất chỉ có trái tim thuần khiết mới có thể sống, là nơi tình yêu và trí huệ ngự trị và là nơi con người miễn nhiễm với đau khổ, dục vọng hay tuổi già. Sambala còn được biết đến như vùng đất Shang-ri-la mà người Trung Quốc thường nói đến. 

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Sambala (Tranh minh họa của candb.co)

Những gì Giáo sư Ernst Muldashev biết được về Sambala là vô cùng ít ỏi, phần lớn thông tin đến với ông từ tác phẩm Học thuyết bí ẩn của Blavatsky và một số cuốn sách của nhà thám hiểm, họa sĩ, nhà khảo cổ học người Nga Nicholas Roerich (1847-1947) về Tây Tạng và Sambala sau khi ông và vợ thám hiểm Tây Tạng hơn 5 năm khi cả hai đã trên 50 tuổi.  

Những thông tin từ Blavatsky và Roerich khiến Muldashev không thể định vị chính xác được vị trí của Sambala là ở Himalaya, Tây Tạng hay Cao nguyên Gobi. Tuy nhiên trực giác của ông cho biết: “Thành Thiên Đế lẩn khuất ở đâu đó ở Tây Tạng.”

Chính trực giác này đã khiến Muldashev và các đồng đội quyết định đến Tây Tạng để tìm kiếm dấu vết về Thành Thiên Đế trong chuyến thám hiểm lần thứ 4.

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Bốn thành viên của đoàn thám hiểm Tây Tạng lần 4 năm 1999: 1) Giáo sư Ernst Muldashev – trưởng đoàn, 2) Rafael Gayazovich Yusupov, 3) Ravil Shamilevich Mirheidarov, 4) Sergey Anatolyevich Seliverstov (nguồn: Muldashev)

Sự khắc nghiệt của con đường tìm kiếm Thành Thiên Đế

Viết về sự khắc nghiệt của chuyến thám hiểm lần 4 ở độ cao trên 5.000 mét, Muldashev cho biết: 

“Tây Tạng trải rộng bao la. Riêng cao nguyên 4.500 – 5.500 mét này có kích thước lớn hơn cả Tây Âu và được giới hạn bởi những đỉnh núi cao nhất thế giới…

Mặt đất phủ một lớp cỏ cằn cỗi, thưa thớt, lên đến độ cao trên 5.000 mét thì cỏ cũng biến luôn. Cỏ mọc cách nhau 20 – 40cm, có điều lạ những con vật to tướng như bò rừng vẫn no nê. Còn ở những khoảnh đất trên cao nguyên thì chỉ có rêu úa vàng và sỏi đá.

Đâu đâu ở Tây Tạng cũng có thể trông thấy những đỉnh núi ngoạn mục. Nhìn thì tưởng không cao lắm, nhưng chúng tôi biết độ cao tuyệt đối của chúng là 6.000 – 7.000 mét so với mực nước biển. 

Càng đi xa về phía Tây Bắc càng gặp nhiều cát. Chẳng mấy chốc xuất hiện những cồn cát backhan đẹp tuyệt. Chúng tôi chạy hết ra ngoài và như lũ trẻ bốc cát ném nhau. Nhưng sau đó cát đã cho thấy “sự đáng yêu” của mình. Trước tiên là những trận bão cát đi kèm với những chớp giông dữ dội nhưng không có mưa. Những cơn bão như vậy không chỉ đè người ta xuống đất mà còn chặn đứng xe lại.

Bão cát hết đợt này đến đợt khác. Nhưng khó chịu nhất vẫn là chuyện trong mũi xuất hiện đá. Nguyên do là vì ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao, nên niêm mạc mũi tiết ra mủ máu thối, những hạt cát nhỏ li ti dính lên đó và dần dần trở nên cứng như đá. Bị những cục ấy bít đầy mũi chẳng khác nào bị tra tấn. Ngoài ra khi cậy những cục đá trong mũi thế nào cũng chảy máu và cát lại bám vào để rồi cứng thành đá. 

Phần lớn thời gian trong vùng cát backhan, Raphael đeo mặt nạ bằng vải xô, không chỉ người Tây Tạng mà cả chúng tôi trông thấy cũng phát khiếp. Anh quen đeo mặt nạ tới mức vẫn hút thuốc qua tấm vải xô. Chỉ có điều không ít lần hơn chúng tôi, anh vẫn phải ngoáy mũi để lấy ra những cục gỉ đá.”

Screen Shot 2019 11 07 at 4.40.00 AM
Phần lớn thời gian trong thám hiểm, Raphael Yusupov đeo mặt nạ bằng vải xô để chống bụi đá Tây Tạng, kể cả khi hút thuốc (nguồn: Muldashev)

Núi Kailash linh thiêng

Trong chuyến thám hiểm Himalaya lần 3 (1998), điểm cuối cùng đoàn thám hiểm ghé thăm đó là động xô-ma-chi Vasitgupha ở gần khu vực sông Hằng, Ấn Độ (xem phần 4). Tại đây, đoàn có cuộc gặp với tu sĩ Arun.

Tu sĩ Arun phát hiện bức ảnh Muldashev chụp vệt năng lượng có kết cấu không gian hình kim tự tháp được tạo ra bởi ánh sáng 2 ngọn nến ở động Vasitgupha giống hệt với bức ảnh mà ông chụp được ở Kim tự tháp Ai Cập, đồng thời nó cũng tương tự với bức ảnh mà ông chụp được về núi Kailash. 

>> Kailasa – Ngôi đền cổ Ấn Độ được đẽo ra từ một quả núi (video)

Hang Vasitgupha tiasangKimtuthap
Tia sáng hình kim tự tháp trong động xô-ma-chi Vasitgupha (nguồn: Muldashev)

Thuật lại câu chuyện giữa ông và tu sĩ Arun, Muldashev cho biết:

“Đây là núi thiêng Kailash. Tôi đã hành hương tới đó, tu sĩ Arun nói đầy vẻ tự hào khi ông đưa cho tôi bức ảnh thứ 2 chụp hình một ngọn núi. 

Đây không phải là một quả núi, mà là một kim tự tháp, tôi nhìn kỹ bức ảnh, ngẩng lên và nói ngay.

…?

Đấy là kim tự tháp, không phải núi. Không có kiểu núi như thế này.

….?

Rất giống một công trình nhân tạo, nhưng rất khác thường. Thậm chí không hẳn là một kim tự tháp mà là một công trình tựa như vậy, tôi vẫn nói tiếp. 

Núi Kailash cao thế nào?

6666 mét. 

Tôi đề nghị Arun kể về quả núi Kailash.

Arun kể: ‘Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có, thậm chí có thể nói rất giàu. Tôi tốt nghiệp đại học ở Đêli, nhưng quyết định hiến thân cho tôn giáo và trở thành thầy tu. Mà với một tu sĩ Ấn Độ thì thành tựu cao nhất là hành hương đến Kailash và vái chào quả núi. Ở Ấn Độ, chúng tôi coi núi Kailash là nơi linh thiêng nhất trên thế giới… Tôi đã đến đó và biết rằng Chúa đã cho phép tôi tới gần thánh vật đó… Ở Ấn Độ người ta bảo rằng tu sĩ nào hành hương bộ tới được Kailash thiêng sẽ được quả núi ưu ái đặc biệt và được phép nhìn thấy toàn cảnh quả núi không bị mây mù che khuất.’

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Muldashev (trái), tu sĩ Arun (giữa) và thầy của ông (phải) trong cuộc trao đổi về núi thiêng Kailash (nguồn: Muldashev)

Ngài nói về quả núi như thể về một sinh vật vậy – tôi thốt lên.

Arun đáp với giọng đầy cảm hứng: ‘Tôi tin quả núi hữu sinh. Trong sách tôn giáo của chúng tôi có viết rằng núi thiêng Kailash gắn liền với Chúa, tư duy bằng trí vũ trụ và là trung tâm của các lực prana của hành tinh, điều khiển chúng… Chưa bao giờ chúng tôi lại nghĩ núi Kailash là kim tự tháp. Mà quả thực nó giống kim tự tháp, giống lắm… Ở đất nước này, chúng tôi cho rằng mọi kim tự tháp đều xuất phát từ Kailash’.

 Vậy xin ngài cho biết vì sao các ngài lại cho rằng tất cả kim tự tháp đều có nguồn gốc từ Kailash – tôi hỏi.

‘… Các tia hình tam giác và kim tự tháp là biểu hiện của lực Prana, mà như tôi đã nói, núi Kailash điều khiển mọi lực prana trên trái đất.’”

travel to mount kailash
Núi Kailash trông rất giống một kim tự tháp khổng lồ (nguồn: saporedicina.com)
cotnangluongoKailash 1
Cạnh núi thiêng Kailash có dòng năng lượng xông thẳng lên trời (nguồn: Muldashev)

>> Trường năng lượng bí ẩn và khả năng chữa bệnh của các kim tự tháp

Núi Kailash ở khu vực của Thành Thiên Đế Tây Tạng?

Trong thời gian dừng chân ở Kathmandu, thủ đô Nepal để chờ visa vào Tây Tạng trong chuyến thám hiểm lần thứ 4 (1999), đoàn thám hiểm đã có cuộc trao đổi với cô Persis – giám đốc hãng du lịch tổ chức chuyến đi Tây Tạng. Người phụ nữ này cho đoàn biết, theo truyền thuyết, đôi mắt ở trên các bảo tháp của Nepal nhìn về hướng Sambala. 

Ở Kathmandu có hai bảo tháp lớn, Svaiambanat và Boudhanath. Mỗi bảo tháp đều có 4 con mắt quay về 4 hướng. 

Giáo sư Muldashev đã phát hiện rằng con mắt được coi là quay về hướng bắc, hướng chính của bảo tháp Svaiambanat thực ra không phải quay về hướng chính bắc, mà nó quay lệch đi 60 độ về hướng tây, tức là quay về hướng núi Kailash. Vậy rất có khả năng núi Kailash nằm ở khu vực của Sambala. 

Kailash position
Núi Kailash nằm ở vị trí lệch 60 độ so với hướng chính Bắc (nguồn: Youtube/Mysteries Hunt)

Muldashev cũng phát hiện rằng con mắt của tháp Boudhanath quay lệch về hướng tây 12 độ so với trục Bắc Nam. Nghĩa là nó quay về hướng đảo Phục sinh (Easter Island), nơi có 887 bức tượng đá cổ Moai khổng lồ bị chôn phần nửa thân dưới dưới đất. Muldashev cũng phát hiện rằng đường thẳng nối giữa Kailash và đảo Phục sinh đi qua khu kim tự tháp khồng lồ ở Teotihuacan, Mexico. Rất có thể đảo Phục sinh đã từng là một phần của một Thành Thiên Đế (Sambala) thứ 2 (bên cạnh Thành Thiên Đế ở Tây Tạng) đã từng tồn tại trên trái đất, phần lớn đã bị chìm dưới đáy Thái Bình Dương.

460054445
Ảnh chụp bảy bức tượng Ahu Akivi Moai. (gydyt0jas/iStock/Thinkstock)

Cỗ máy bí ẩn của cổ nhân 

Khu bảo tháp Svaiambanat, Nepal có trưng bày một tượng đài có hình dáng kỳ lạ bằng đồng, trông giống như con tôm. 

Khi tìm hiểu nguồn gốc của tượng đài này, Muldashev được giới thiệu đến Kiram. Kiram – người đàn ông trẻ – vốn có nhiệm vụ trông giữ kho sách cổ Tây Tạng bằng tiếng Phạn. Do công việc ở đấy không nhiều, anh đã tranh thủ thời gian học tiếng Phạn qua sách giáo khoa và đã đọc rất nhiều bản văn Tây Tạng. Rồi anh bị đuổi việc vì đã đọc những bản văn mà không ai được phép đọc. Còn bây giờ Kiram đi thu tiền quyên góp cho bảo tháp này. 

KIram KimCuongChu
Kiram bên cạnh cỗ máy bí mật của người xưa (nguồn: Muldashev)

Dưới đây là trao đổi giữa Muldashev và Kiram về tượng đài kỳ lạ: 

“Anh Kiram này, cái gì đây? Tôi không biết, nhưng có cảm tưởng cái này rất quan trọng. Nó được đặt ở một nơi dễ thấy như thế này, trên cái bệ như thế này…

Đây là cỗ máy của người xưa.

…? 

Đó là máy xây dựng.

Thế người ta đã dùng nó xây dựng cái gì?

Xây núi.

Gì?

Núi. Trong các bản văn Tây Tạng viết như vậy. Viết rằng cỗ máy này bay lên và tiện núi để tạo hình cho chúng.

Tôi im bặt trong chốc lát và hiểu ngay có lẽ từ “núi” ở đây muốn nói đến những tượng đài cổ xưa (ví dụ, núi Kailash) đã được tạo tác từ núi bằng cách tiện và tái tạo.

Thế máy này tiện núi như thế nào? Bằng càng à?

Không, không, mắt Kiram sáng lên. Đấy không phải là càng. Núi được tiện bởi năng lượng vi tế thoát ra tại vị trí các càng tiếp hợp. Chỗ nào cỗ máy đó bay tới là đá, bụi bắn ra tung tóe. Và cỗ máy đó thực hiện điều mà con người đang nghĩ. Nó có thể thọc sâu vào lòng đất đào đường hầm, có thể lướt trên sườn núi tạo ra các rãnh, luống và nhiều thứ khác.

 Năng lượng nào đã khởi động cỗ máy đó?

 Năng lượng của ý nghĩ con người.

Tức tâm năng?

Phải.

Như thế nào?

Trong các bản văn viết rằng ý nghĩ của con người tập trung bên trong cỗ máy và khởi động nó. Con người nhìn đi đâu và muốn hướng nó đến chỗ nào là cỗ máy bay tới đó và thực hiện mọi việc mà con người muốn. Khi người mệt rồi thì nó quay trở lại với người đó.

… Kiram này, thế núi thiêng Kailash cũng được xây nhờ cỗ máy này ư?

Tôi không rõ. Tôi chưa đọc hết những bản văn Tây Tạng mà, anh ta đáp.

Kiram, tôi cầm tay cậu ta và siết chặt, anh hãy cho biết, cỗ máy này là thật, từ đời xưa còn lại hay là vật kỷ niệm? – Tôi hỏi câu hỏi cốt yếu.

Tôi không rõ. Có thể là thứ thật, được đưa đến từ Harachi.

Harachi?

Vâng. Nhưng điều chính yếu không phải ở đó.

Thế thì ở đâu?

Ở chỗ cần phải biết câu thần chú (mantra) để khởi động cỗ máy này. Không có câu chú cỗ máy này sẽ bất động.

Anh có biết mantra đó không?

Tất nhiên là không rồi. Chưa có ai và chưa bao giờ người ta ghi chép mantra. Mantra được truyền khẩu rất bí mật và chỉ truyền cho những ai biết yêu thương người khác.”

Nếu tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng, ta sẽ biết được rằng tượng đài kỳ lạ mà Muldashev và Kiram nói đến được gọi là Kim cương chử hay Chùy kim cương (tiếng Phạn là vajra). Nó được coi là một pháp khí cứng rắn như kim cương, có thể cắt mọi vật thể khác mà không vật thể nào cắt được nó, đồng thời, nó có thêm sức mạnh vô địch của sấm sét (diamond thunderbolt). Có lẽ những Lạt ma Phật giáo Tây Tạng đã từng nhìn thấy cỗ máy này của cổ nhân và lấy nó làm một biểu tượng trong pháp môn của mình.

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Tượng Đức Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva) của Phật giáo Tây Tạng cầm Kim cương chử ở tay phải và chuông nhỏ ở tay trái (nguồn: wikipedia)

Trong chuyến thăm Lebanon và Syria năm 2005, Muldashev đã phát hiện ra những vùng núi đá có vết cắt hàng nghìn năm trước bởi các cỗ máy khổng lồ giống như là bị phay bởi các máy phay đá khổng lồ. Điều này gợi ý rằng các cỗ máy chế tác đá mà Phật giáo Tây Tạng gọi là Kim cương chử được nhìn thấy ở bảo tháp Svaiambanat, Nepal là có thật. 

DauVetPhayDa
Các vết cắt trên các tảng đá lớn ở Lebanon và Syria gợi ý rằng chúng đã từng bị tác động bởi các máy phay đá khổng lồ trong quá khứ (ảnh: Muldashev)

Tấm vàng Harachi và vị thần đến từ Sambala

Trong phần 3, chúng ta đã đề cập đến động xô-ma-chi ở chùa Harachi (tên tiếng Anh là Harati), Nepal, có 7 tầng cửa cần vượt qua để vào nơi có người xô-ma-chi, người xâm nhập trái phép vào động sẽ bị mù tạm thời ở cửa thứ 2. Sau đây là đoạn đối thoại giữa Muldashev và Astaman Bindacharaya, người có nhiệm vụ coi sóc ngôi chùa: 

“Xin ngài Astaman cho biết, tôi phá tan sự im lặng, còn cỗ máy của người xưa, 100 cái máy đặt trên bệ trong tổ hợp tháp Svaiambanat giống con tôm ấy, cỗ máy ấy đã được lấy lên từ hang động ngầm dưới mặt đất do Harachi canh giữ, phải không ngài?

Sao ngài biết điều đó?

Tôi không biết gì cả, tôi chỉ trình bày giả thuyết của mình, một cách lôgic.

Không, ngài đã không thể đoán được điều gì bằng lý luận. Đấy là sai lầm khi tin vào lôgic. Ngài nghe linh cảm của mình và tin vào nó, mà linh cảm thì chính xác một trăm phần trăm vì nó xuất phát từ Chúa.

Có thể lắm, tôi không biết nữa…

Xin ngài cho biết ngài đến Tây Tạng để vào hang động ngầm dưới mặt đất của Kailash thiêng? – Astaman nhìn tôi chằm chằm.

Trước câu hỏi thẳng thừng như vậy, trong khoảnh khắc tôi câm lặng, nhưng rồi nén cơn xúc động tôi đáp lại bằng một câu hỏi: Vậy có không, hang động ngầm dưới mặt đất ấy?

Astaman cười mát và im bặt.

Tôi nói tiếp: Tôi biết, theo nhiều nguồn tư liệu, ví dụ của Blavatsky, tại khu vực này của địa cầu, trước Đại Hồng Thủy người xưa đã xây dựng “một nơi được rào lại” hay Vara. Họ đã mang tới đó hạt giống của mọi vật thể hữu sinh trên Trái đất và ở đó, như tôi nghĩ, con người và vạn vật đã được tái nhân bản. Còn quá trình nhân bản do người của hang động ngầm dưới mặt đất tiến hành – những người có khả năng đi vào và ra khỏi trạng thái tự bảo quản thân xác tức Xô-ma-chi. Sambala đã chỉ đạo công việc đó, từ chiều không gian khác dõi theo các hành động của các nhà khoa học hang động ngầm. Những người Ưu Tú nhất trong số những người Ưu Tú được chọn từ những chủng tộc đã tồn tại trên Trái đất và tập trung tại Sambala đa diện mạo đã làm nên việc đó, con người và mọi sinh vật trên Trái đất đã được sáng tạo lại từ đầu.

Ở đâu ra mà ngài biết tất cả những điều đó?

Tôi có suy nghĩ như vậy.

Thánh (thần) Harachi đã đến từ nơi đó, Astaman nói mắt nhìn xuống.

Từ hang động ngầm dưới mặt đất Kailash?

Thông thường chúng tôi không được nói về chuyện đó. Harachi nghe thấy đấy. Chỉ có ngài là biết chính xác mọi chuyện.

….Trong cái động kia kìa, Astaman chỉ ngôi nhà nhỏ, xấu xí, một người bà con của tôi ngồi trong trạng thái xô-ma-chi đã hai nghìn năm nay.

Động nào, thưa ngài?

Ngài có nhìn thấy cánh cửa có hình trang trí phía trên không?

Có.

Sau đó còn hai cánh cửa nữa, sau nữa là cửa sập vào hang. Trong đó người họ hàng của tôi tên là Xanchicaracharaya đang trong trạng thái xô-ma-chi đã hai nghìn năm nay, Astaman nói như thể về một sự việc đương nhiên vậy.

Vẫn còn sống?

Dĩ nhiên rồi. Vì trong trạng thái Xô-ma-chi con người vẫn sống mà.

Thế ở đâu ra mà ngài biết người đó là bà con của ngài? Tôi thắc mắc.

Dòng họ Bindacharaya của chúng tôi rất lâu đời. Trên hai nghìn năm dòng họ chúng tôi ghi gia phả đều đặn, tỉ mỉ. Trên hai nghìn năm người gia tộc chúng tôi lần lượt lui tới động này trông nom, giữ gìn những gì có trong đó. Cứ tới tuần trăng là vào đó. Còn người họ hàng danh tiếng nhất của chúng tôi là Xanchicaracharaya, vì người đó…, Astaman suy nghĩ.

Vì người đó?

Là vua vàng.

Vua vàng là thế nào, thưa ngài?

Là… Ở đó, cảm giác Astaman không muốn nói ra điều đó, ở đó… nơi đó, trong hang có vàng. Nhưng không phải là vàng bình thường mà là vàng đặc biệt.

Đặc biệt như thế nào?

Ngài hiểu không… Trong động có những bảng của Đức Phật. Chúng bằng vàng.

Gì cơ? Tim tôi đập rộn ràng.

Lập tức tôi nhớ tới các huyền thoại, truyền thuyết và thông tin trong các bản văn bí truyền về những bảng vàng lừng danh của người Lemuria, trên đó đã được ghi lại cái gọi là “tri thức đích thực”. Nhẽ nào những bảng đó đang ở đây, sau cánh cửa xấu xí kia? Sao? Nhẽ nào có thể đọc được chúng? Giá mà đọc được thì loài người sẽ được khai mở những Đại Tri Thức của người Lemuria, chúng sẽ làm thay đổi tận gốc cuộc sống của chúng ta! Bởi nền văn minh của người Atlan có tiến bộ là nhờ họ đã sử dụng những bảng vàng của người Lemuria.

Hang Harachi2
Cửa động tại chùa Harachi, Nepal, nơi người của dòng họ Bindacharaya đã nhập xô-ma-chi hơn 2 nghìn năm (phải), Astaman Bindacharaya – người trông giữ ngôi chùa (trái) và Muldashev (giữa) (nguồn: Muldashev)

Sợ làm hỏng cuộc đàm thoại đang trên đà rất cởi mở, tôi thôi không trút lên đầu Astaman đống câu hỏi nữa và tôi hỏi:

…. Tôi hiểu vì sao các câu chú của người xưa lại được ghi lại trên chính những bảng vàng. Vàng là thứ kim loại không bị ăn mòn. Vàng…

Một số máy móc của người xưa cũng được làm từ vàng, Astaman ngắt lời tôi. 

Nhưng cỗ máy đặt trên bệ trong tổ hợp tháp Svaiambanat ấy bằng đồng thau hoặc đồng thanh, tôi nhận xét.

Không phải máy móc nào của người xưa cũng được làm bằng vàng, Astaman đáp lảng.

Cỗ máy mà tôi trông thấy trên bệ ấy là đồ thật hay là hình ảnh của cỗ máy đời xưa do người thời nay làm ra? tôi thắc mắc.

Tôi không thể nói ra mọi điều được, ngài Harachi nghe thấy chúng ta đấy.

Thì ngài cứ…

Mà có gì khác biệt nhỉ? Cỗ máy ở trên bệ ấy có thể hoạt động. Nhưng để khởi động nó phải biết thần chú. Mà câu chú thì chỉ có ngài Harachi biết.

Trong động chỉ có mỗi kiểu máy móc mà chúng ta đã nhìn thấy trong tổ hợp tháp Svaiambanat sao?

Còn có những loại khác nữa.

Loại gì nữa, thưa ngài?

Tôi đã vào hang bao giờ đâu, tôi chỉ phát biểu trên cơ sở những điều mà tôi đã được nghe những người họ hàng kể. Họ bảo rằng trong đó có nhiều máy móc khác nhau. Rồi còn nữa…

Còn gì nữa?

Còn nữa, Astaman trầm ngâm, theo lời kể của bà con, tôi còn biết số máy móc đời xưa trong hang này không nhiều. Rất nhiều máy móc của cổ nhân đang được gìn giữ trong hang động ngầm của Kailash.

Nguoi be tren Harachi
Người cao tuổi trong dòng họ Bindacharaya của Astaman có nhiệm vụ vào động xô-ma-chi Harachi mỗi tháng. Ông đang ngồi để Ravil và Raphael đo hào quang cơ thể bằng phương pháp Kirlian (nguồn: Muldashev)

…. Vậy xin được hỏi ngài câu tiếp theo, những loại máy móc thời xưa nào được cất giữ trong hang động ngầm của Kailash? Giống như viện bảo tàng phải không?

Đấy không phải viện bảo tàng, Astaman ngước mắt lên. Họ hàng tôi bảo đó là những máy móc của quá khứ và tương lai. Đồng thời chúng…

Ngài muốn nói chúng đã được sử dụng trong quá khứ và sẽ được dùng trong tương lai sao? Không kìm được tôi cắt ngang lời ông ta.

Vâng, đúng vậy. Nhân loại phát triển theo đường xoắn ốc mà.

Những máy móc nào được cất giấu dưới Kailash, thưa ngài?

Đủ loại. Có loại to đùng, có loại bé hơn.

Người bà con của ngài có nói gì về những thiết bị tròn biết bay giống như đĩa bay không, tôi hỏi.

Họ bảo trong đó theo truyền thuyết có một cỗ máy to, bóng nhoáng. Nhưng chưa ai nhìn thấy, mà nghe nói không ai có quyền trông thấy, Astaman nhìn tôi chằm chằm.

Thế còn những bảng vàng của Harachi, họ hàng của ngài có nhìn thấy không?

Dĩ nhiên rồi. Trong vòng 2000 năm tuổi của gia tộc chúng tôi, họ đã nhiều lần nhìn thấy chúng trong hang này.

… Trong hang động ngầm của Kailash thì sao?

Tôi không rõ.

Thế Kailash có bao nhiêu cửa vào?

Nghe nói vài cửa.

Có lẽ một lối vào ở ngay trên đỉnh núi Kailash… không hiểu sao tôi chuyển sang nói nhanh.

Tôi không biết chính xác. Tôi chỉ có thể nói lối vào hang động ngầm khu vực có những bảng vàng chủ yếu được đánh dấu bằng pho tượng “người đang đọc”, Astaman ngắt lời tôi.

Tượng ai?

Người đang đọc.

Người đang đọc bảng vàng sao?

Phải. Nhưng hiếm người trông thấy, pho tượng lúc nào cũng ở trong mây.

Bị mây che khuất?

Nghe nói pho tượng khổng lồ hút mây về mình, không ai được phép đến gần pho tượng.

Người nào tới gần sẽ chết, hai mắt Astaman mở to.

Vậy “người đang đọc” tượng trưng cho cái gì?

Những tri thức vĩ đại của đời xưa.

Lúc đó tôi chưa biết rằng chẳng bao lâu sau đó trên bầu trời Tây Tạng mây sẽ tản ra trong chốc lát và chúng tôi sẽ nhìn thấy pho tượng “người đang đọc” bí ẩn. Hơn nữa chúng tôi còn chụp được ảnh nữa.”

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Ảnh chụp nguyên bản bức tượng người đọc sách khổng lồ ở Tây Tạng và ảnh được qua xử lý trên máy tính (nguồn: Muldashev)

Những vòng tròn lạ lùng – dấu hiệu của Sambala

Khi đoàn khảo sát trên đường gần tới Kailash và Thành Thiên Đế, Muldashev phát hiện ra rất nhiều vòng tròn bí ẩn có đường kính khổng lồ được tạo trên cỏ, tương tự như những vòng tròn xuất hiện trên các cánh đồng lúa mì ở Anh quốc:

“Dừng lại – tôi ra lệnh bằng tiếng Nga. Rời xe, đi bộ khoảng 200-300 mét, tôi cùng Ravil bước tới vòng tròn đó. Khoảnh tròn thật bằng phẳng, đường kính gần 10 mét và khác một cách bất thường với bề mặt địa hình xung quanh: ở giữa vòng tròn cỏ mọc đầy trong khi cỏ đặc trưng cho Tây Tạng lại rất thưa thớt. 

vongtrondacbiet
Muldashev ở bên trong một vòng tròn đặc biệt được tạo trên cỏ gần núi Kailash (trái) và vòng tròn có hình chữ Vạn ở đồng lúa mì được phát hiện ở Anh (phải) (nguồn: Muldashev)

Thế… đấy… tôi nói thầm. Thế còn những hình tròn khó hiểu trên các cánh đồng lúa mì bên nước Anh? Khoa học cũng đã chẳng lý giải được sự xuất hiện của chúng đó sao? Thậm chí còn đồn đại đêm đêm các vật thể lạ UFO đã bay đến vạch trên những cánh đồng đó vòng tròn và các hình khác bằng tia năng lượng gì đó không biết. Thậm chí người ta còn đếm được các vòng tròn đó được vạch ra chỉ trong có 10 – 15 giây. 

Tuy nhiên cần thừa nhận rằng thông tin về những vòng tròn khác thường xuất hiện chủ yếu từ những vùng gần các tượng đài cổ xưa; ở Anh, như đã biết là Stonehenge, còn ở Tây Tạng đây… núi thiêng Kailash.

Càng gần tới Kailash, càng thường xuyên bắt gặp các vòng tròn khác thường đó. Kích cỡ của chúng dao động giữa 10 đến 200 mét bán kính. Có cả những vòng tròn hình khuyên. Rõ ràng là những vòng tròn đó có thể nhìn thấy trên sườn thoai thoải phía bên kia đồi. Mà không biết có bao nhiêu những vòng như vậy ở những khu vực không nhìn thấy của địa hạt?

Tôi hỏi Tatu (người phiên dịch của đoàn) về những vòng tròn đó.

Sambala tạo ra chúng đấy, cậu ta trả lời chắc chắn.”

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Càng gần đến núi thiêng Kailash, các vòng tròn kỳ lạ xuất hiện càng nhiều (nguồn: Muldashev)

Sự xuất hiện của các vòng tròn cỏ này khiến chúng ta liên tưởng rằng ở khu vực Kailash và Thành Thiên Đế, thực sự có tồn tại những năng lượng đặc biệt và những sinh mệnh đặc biệt có thể điều khiển chúng. Nếu tin rằng các đĩa bay đã tạo ra các vòng tròn lúa mì ở Anh thì cũng rất có thể chính các đĩa bay dưới lòng đất của Kailash mà Astaman và Muldashev đã đề cập, đã tạo ra những vòng tròn cỏ ở khu vực đoàn thám hiểm đi qua. 

Chúng ta cùng xem điều gì đang chờ đoàn thám hiểm ở núi Kailash và Thành Thiên Đế?

Đón xem phần 6. 

Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P5): Núi Kailash và Sambala
Toàn cảnh núi Kailash từ xa (Ảnh: Shutterstock)

Thiện Tâm tổng hợp

Quay lại phần 1, phần 2, phần 3, phần 4.

Tài liệu tham khảo: 

[1] Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Ernst Muldashev, Nhà xuất bản thế giới, 2009
[2] Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Ernst Muldashev, Bản tiếng Nga
[3] Hoàng kim bản Harachi, Ernst Muldashev, Nhà xuất bản thế giới, 2011
[4] Hoàng kim bản Harachi, Ernst Muldashev, Bản tiếng tiếng Nga